Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 03/03/2018, 14:17 PM

ĐĐ.Thích Bản Tuệ: "Tranh cướp lộc làm xấu đi nét đẹp đầu xuân của người Việt"

Trước những biến tướng trong thực hành tín ngưỡng đầu năm mới như đốt vàng mã, đổi tiền lẻ, dúi tiền vào tay tượng… Đại đức Thích Bản Tuệ, chùa An Biên, Hải Phòng đã có những chia sẻ và nhìn nhận thẳng thắn về việc này cùng phóng viên Báo An ninh Thủ đô.   

PV: Thưa Đại đức, việc thực hành tín ngưỡng đầu năm của người Việt đang ghi nhận những biến tướng gây nhức nhối như: ăn mặc không phù hợp đến nơi thờ tự, xả rác bừa bãi nơi linh thiêng… Xét theo giáo lý nhà Phật, Đại đức nhìn nhận thế nào về việc này?

Đại đức Thích Bản Tuệ: Việc thực hành tín ngưỡng đầu năm của người Việt là nét đẹp đáng tự hào và mang bản sắc rất riêng. Tuy nhiên, những biến tướng sai lệch trong thực hành tín ngưỡng như ăn mặc phản cảm đến nơi thờ tự, dúi tiền vào tay Phật… rõ ràng đang gióng lên hồi chuông đáng báo động về ý thức của nhiều người. 

Đầu tiên là việc mặc trang phục không phù hợp đến nơi linh thiêng. Điều này trong mắt người Việt và cả khách du lịch người nước ngoài là rất xấu. Ngay như ở  phương Tây, tại những nơi uy nghiêm thì họ cũng có những bộ âu phục phù hợp. Việc xả rác nơi linh thiêng cũng vậy, điều này đặc biệt có liên quan tới ý thức cộng đồng. Đây là một trong những biến tướng sai lệch xuất phát do ý thức của mỗi người, chưa nói tới vấn đề du khách đi lễ bái cầu phúc lộc gì.
 Đại đức Thích Bản Tuệ
PV: Theo Đại đức, những biến tướng hay có thể nói là hình ảnh không đẹp trên có ảnh hưởng thế nào đến không gian chung của các chốn linh thiêng?

Đại đức Thích Bản Tuệ: Ở nhiều chùa chiền, miếu mạo, sau mỗi mùa hội hè hay lễ Tết đều có một nỗi khổ chung, đó là ngập ngụa trong rác của khách thập phương đến lễ bỏ lại. Ăn mặc phản cảm và vứt rác bừa bãi như vậy, xét ở góc độ giáo lý nơi cửa Phật thì con người không những bất kính với Phật, thánh mà còn vô hình trung làm ô uế nơi thờ phụng linh thiêng, hơn cả là làm nhọc công những người vì đó mà phải oằn mình dọn dẹp. Qua đây, tôi hy vọng mọi người sẽ có ý thức hơn để thay đổi và góp ý những cá nhân quanh mình có một thái độ tích cực hơn nữa trong việc giữ gìn nét đẹp trong tín ngưỡng đầu năm. 
 Du khách ăn mặc hở hang đến nơi cửa Phật
PV: Nói đến đi lễ đầu năm, nhiều người sẽ không khỏi rùng mình với cảnh tượng chen lấn, xô đẩy, tranh cướp lộc tại các nơi thờ tự. Theo quan điểm nhà Phật, việc giành giật để có lộc mang về nhà vào dịp đầu năm mới nên được nhìn nhận như thế nào, thưa Đại đức?

Đại đức Thích Bản Tuệ: Hiện tượng đổ xô đi lễ, tranh cướp lộc dẫn đến mất trật tự an ninh cũng khá tương đồng với những thực trạng trên. Vì người đi lễ đông và không ít người có tâm lý muốn có được chút lộc chùa mang về nên hiện tượng chen lấn, không chịu xếp hàng, tranh cướp lộc đã diễn ra và làm xấu đi nét đẹp đầu xuân của người Việt. Theo quan điểm Phật giáo, nhà Phật đề cao sự giải thoát tâm thức hơn là hình thức. Theo đó, việc lễ bái không cần quá nặng về hình thức, cách thức mà là ở ý thức giác ngộ trong mỗi con người. 

Phật giáo cho rằng, hạnh phúc và phúc đức không phải do chúng ta cầu xin, thậm chí giành giật mới có được, mà chính là cái chúng ta tạo ra, do chúng ta làm chủ. Điều này được xác lập và minh chứng một cách vô cùng chắc chắn bằng giáo lý nhân - quả công bằng của Phật giáo. Nếu chiêm nghiệm và thực sự hiểu về đạo lý này, chúng ta sẽ thấy việc chen chúc, lễ lạy hay giành giật, tranh cướp lộc của đa số quần chúng thật là nực cười và phi lý.
 Tranh cướp lộc là phi lý và nực cười
PV: Đại đức có đưa ra lời khuyên đối với du khách thập phương khi đến với cửa Phật?

Đại đức Thích Bản Tuệ: Chúng ta cần hiểu rằng đi lễ Phật đúng nghĩa là để tâm an, niệm chính, để tâm hồn có nơi nương tựa , tiếp thêm sức mạnh mỗi khi vướng mắc phải khổ đau, phiền não trong đời sống. Lễ thánh thần là để tri ân các Ngài đã có công lao gây dựng đất nước, bảo vệ bờ cõi cũng như hộ trì đời sống bình yên của muôn dân, cầu các ngài phù trì cho quốc gia ngày một hưng thịnh phú cường, nhân dân ấm no hạnh phúc, mùa màng tốt tươi. 

Vạn sự ở đời, vui hay buồn đều do sự nhìn nhận và hành động của mỗi người quyết định. Phật, Thánh hay thần linh chỉ làm đúng chức phận của họ. Làm thiện được hưởng an vui, làm ác ắt phải khổ đau. Mong trong năm mới mọi người sẽ yêu thương, san sẻ nhiều hơn nữa. Chúc năm mới an khang thịnh vượng, mưa gió thuận hoà, quốc gia hưng thịnh, nhân dân no ấm.

PV: Xin cảm ơn Đại đức về những chia sẻ ý nghĩa vừa rồi!

Phạm Thu Hương
Nguồn: http://anninhthudo.vn/giai-tri/dai-duc-thich-ban-tue-tranh-cuop-loc-lam-xau-di-net-dep-dau-xuan-cua-nguoi-viet/758354.antd
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm