Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 04/02/2024, 11:00 AM

Dĩ hòa vi quý (Phần 1)

Dĩ hòa vi quý là lấy điều hòa làm quý, cần được tôn trọng. Đó là câu tục ngữ dạy đạo xử thế, làm cho cuộc sống chung với mọi người được êm ấm, vui vẻ. Đó là chìa khóa mở cửa lâu đài hạnh phúc cho chính mình và cho người khác trong cuộc sống tập thể từ gia đình đến xã hội.

Thông thường từ ngữ hòa được hiểu như một tính tốt, một thái độ lịch sự, một tình trạng êm đẹp trong cuộc sống diễn tả ở những tiếng phép đôi Hòa thuận, ôn hòa, hòa nhã, hòa khí, hòa bình... Đây là những trường hợp hiểu theo phương diện tâm lý, luân lý và xã hội.

Xét theo những phương diện khác như ngôn ngữ, văn hóa, triết học và tôn giáo sẽ đem lại sự nhận định đầy đủ, đúng mức hơn giá trị cao quý của chữ hòa trong câu tục ngữ ở đề tài bài viết này.

"Dĩ hoà vi quý" mới tốt, đúng sai chỉ là tương đối thôi!

01

1. Nội dung ý nghĩa chữ hòa

Nói tổng quát, chữ hòa có nội dung ý nghĩa rất rộng, áp dụng trong nhiều khía cạnh, nhiều phạm vi, nhiều trường hợp sinh hoạt khác nhau của con người sống tập thể thành cộng đồng xã hội.

Xét theo ngôn ngữ và văn hóa

Ngôn ngữ là biểu tượng của sinh hoạt văn hóa. Dân tộc nào có nếp sống văn hóa cao sử dụng ngôn ngữ phong phú, tế nhị, tinh vi. Dân tộc nào có mức độ văn hóa thấp, chậm tiến sử dụng ngôn ngữ đơn giản, thô sơ, thiển cận. Lịch sử các dân tộc trên thế giới đã chứng minh quy luật này.

Từ ngữ hòa vốn là chữ Hán gồm hai phần ghép lại, bên trái là chữ hòa có nghĩa thóc lúa, thứ thực phẩm căn bản nuôi sống con người; bên phải là chữ khẩu có nghĩa cái miệng. Hội ý hai phần hợp lại chỉ sự sinh tồn no đủ của con người.

Khi Việt hóa, âm hòa tiếng Hán chuyển hóa thành và, vừa chỉ sự nhiều yếu tố nối liền rồi hợp lại với nhau thành một, dùng ở vai trò một liên tự.

Ví dụ: Tất cả có bảy ca sĩ nam và nữ.

Hoặc: Tất cả có bẩy ca sĩ vừa nam vừa nữ.

Theo nghĩa đen, tiếng đơn hòa phân tách thành ba giai đoạn:

- Giai đoạn hợp lại, cộng lại của nhiều yếu tố khác nhau, như tiếng đôi hòa hợp, hiểu rành rẽ là hợp lại để tiến tới hòa với nhau.

- Giai đoạn pha trộn lẫn nhau, như tiếng đôi dung hòa, hiểu rành rẽ là pha trộn (dung), để tiến tới hòa với nhau.

- Giai đoạn hòa vào nhau, như tiếng đôi hòa tan, hòa đồng diễn ý hòa rồi tan biến lẫn vào nhau trở thành một hợp chất.

Một trường hợp cụ thể đơn giản việc nấu cơm, dùng gạo và nước để nấu chín thành cơm: Đổ nước và gạo vào nồi là giai đoạn hợp lại, hòa hợp hai yếu tố riêng biệt. Cơm xôi là giai đoạn dung hòa, nhờ hơi nóng trộn đều. Cơm chín là giai đoạn hòa tan, hai yếu tố gạo và nước hòa nhập vào nhau thành cơm là một yếu tố duy nhất.

Một trường hợp tế nhị hơn là việc hòa đàm giữa hai phe đối nghịch: Gặp nhau tại một địa điểm vào một thời gian là giai đoạn hợp lại. Thảo luận những điểm bất đồng trong tinh thần tương nhượng, tôn trọng quyền lợi của nhau là giai đoạn dung hòa. Chấp thuận một hòa ước là giai đoạn hòa giải, tiến tới hòa bình.

Xét theo triết học

Để đơn giản việc phân tách dẫn giải, hãy kế một trường hợp cụ thể nội vụ là hai vợ chồng có sự tranh chấp bất hòa, mọi người khuyên giải không có kết quả, việc đã đưa ra tòa xin ly dị. Trên bình diện triết học, sự việc được phân tách và dẫn giải như sau:

Có sự tranh chấp bất hòa là có bên nguyên bên bị, nói chung là có hai bên chống đối nhau. Nếu chỉ có một bên duy nhất tất nhiên không có vấn đề hòa hay bất hòa.

Sau khi thụ lý, tòa án tiến hành thủ tục đầu tiên là hòa giải cho hai vợ chồng bỏ ý định ly dị, trở lại sống chung. Nếu hòa giải thất hại, tòa án mới tiến hành thủ tục xin ly dị. Trường hợp hòa giải được là hai bên đương sự hội đủ yếu tố chung như cùng nghĩ lại đến hạnh phúc gia đình, cùng thương con cái, cùng nhận thấy mình quá nóng nẩy... Trường hợp đi đến kết quả bản án ly dị là hai bên không hội đủ yếu tố chung vừa nói, chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân, tự ái cá nhân, tội lỗi của người phối ngẫu không thể bỏ qua được..Yếu tố chung gọi là yếu tố khả hòa.

Nội vụ kết thúc dẫn đến một trong hai trường hợp hoặc hòa giải trở lại sống chung hoặc ly dị. Tóm lại về phương tiện triết học, vẫn đề hòa diễn tiến như sau:

- Có hai hay nhiều yếu tố bất đồng, đây là sự việc

- Có hay không hội đủ yếu tố khả hòa, đây là nguyên nhân

- Có hay không có sự hòa nhập với nhau của những yếu tố bất đồng, đây là kết quả, hay cũng gọi là cứu cánh.

Đứng trước một sự việc bất hòa xẩy ra, quan sát viên cần sáng suốt tìm hiểu cho đầy đủ nguyên nhân gồm những yếu tố khả hòa, sau đó theo dõi diễn tiến sự việc dẫn đến kết quả tốt đẹp hữu ích hay xấu xa tác hại.

Xét theo tôn giáo: Đạo Phật

Xét theo triết học một sự việc bất hòa, quan sát viên chú trọng phần lý trí suy ngẫm sao cho sáng suốt và đầy đủ, nhưng khách quan vô tư, không quan tâm đến sự hữu ích hay tác hại do kết quả đem đến về mặt luân lý đạo đức.

Xét theo tôn giáo như Đạo Phật, ngoài sự quan sát sáng suốt và đầy đủ còn có nhiệm vụ tự nguyện của một Phật tử. Đó là cố gắng tìm mọi cách hướng dẫn kết quả đi tới điều kiện hữu ích, tạo niềm vui, cố tránh điều bất thiện tác hại, giảm điều khổ trong nhân sinh.

(còn tiếp).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm