Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 20/09/2015, 09:35 AM

Diễn nghĩa ba mươi biểu hiện thực hiện của Duy thức trong tiếng Phạn (P.3)

Trong Phật học chữ Dharma (धर्म) thường được hiểu là "Pháp" hay những lời dạy của đức Phật và qua câu này của Ngài hay nói cũng là hình ảnh biểu trưng cho chữ Pháp thường hay nghe nói trong kinh Phật: "Nầy chư Tỳ kheo, bây giờ cũng như trước đây, Như Lai chỉ dạy về Khổ và Con đường Diệt khổ". 

Phần một: Tựa và câu số một (3)

आत्मधर्मोपचारो   हि    विविधो   यः प्रवर्तते |
विज्ञानपरिणामेऽसौ  परिणामः स च त्रिधा ||1||

Ātmadharmopacāro hi vividho yaḥ pravartate|
Vijñānapariṇāme'sau pariṇāmaḥ sa ca tridhā||1||

Từ vựng

Dharmopacāro (धर्मोपचारो) là chữ viết theo cách biến âm giữa chữ dharma (धर्म) và upacāro (उपचारो) theo quy luật hai nguyên âm đồng dạng nguyên âm đầu được đổi.

Dharma (धर्म) có gốc từ dharman(धर्मन्) và Dharman (धर्मन्) được ghép từ dhṛ (धृ) và thân kép –man (मन्). Động từ căn √ dhṛ (√ धृ), thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo các thì chia của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: giữ, nắm giữ, duy trì, hỗ trợ, ủng hộ, chịu đựng, bảo tồn, ngăn chặn, dừng lại, xóa, áp đặt, quyết định…

-Man (॰मन्) là âm đuôi dùng làm rộng nghĩa cho động từ căn √ dhṛ (√ धृ).
 
Dharma (धर्म) có những nghĩa được biết như sau: pháp luật, điều kiện, bản chất thật của thiên nhiên, luật thuộc về thể chất, sự xếp đặt trật tự trong thiên nhiên, nhiệm vụ, trách nhiệm, bổn phận, đạo luật, đức hạnh, công lý, đạo đức, công bằng, công đức, được trao tặng…

Chữ dharma (धर्म) vốn có nhiều nghĩa nhưng trong phần nói về quán niệm về pháp, dùng nghĩa theo chữ "nắm giữ" của động từ căn √ dhṛ (√ धृ), thì có lẽ thích hợp hơn. Bởi vì nó mang đặc tính nói lên sự nắm giữ bao hàm trọn vẹn tất cả các pháp trong thế gian mà trong đó gồm có các bản tính và các chức năng hoạt động khác nhau của con người.
 
Dharma (धर्म) là một từ đa nghĩa. Đức Phật nói:"Ta đã thấu được pháp thâm diệu khó nhận, khó hiểu, vắng lặng, tuyệt vời, không biện giải gì được. Nó cũng tinh tế chỉ có bậc Thánh nhân mới hiểu được". Đây cũng là một ngụ ý nói lên chữ Pháp cũng rất là khó để mà giải thích một cách đầy đủ. 

Trong Phật học chữ Dharma (धर्म) thường được hiểu là "Pháp" hay những lời dạy của Đức Phật và qua câu này của Ngài hay nói cũng là hình ảnh biểu trưng cho chữ Pháp thường hay nghe nói trong kinh Phật: "Nầy chư Tỳ kheo, bây giờ cũng như trước đây, Như Lai chỉ dạy về Khổ và Con đường Diệt khổ". 
 
Con Đường Diệt Khổ (duḥkhanirodhagāminī pratipadā āryasatyam (दुःखनिरोधगामिनीप्रतिपदा आर्यसत्यम्)), đó chính là Bát Chánh Đạo (Āryāṣṭāṅgamārga (आर्याष्टाङ्गमार्ग)), nó gồm có: Chánh Kiến (Samyagdṛṣṭiḥ (सम्यग्दृष्टिः)), Chánh Tư Duy (Samyaksaṃkalpaḥ (सम्यक्संकल्पः)), Chánh Ngữ (Samyagvāk (सम्यग्वाक्)), Chánh Nghiệp (Samyakkarmāntaḥ (सम्यक्कर्मान्तः)), Chánh Mạng (Samyagājīvaḥ (सम्यगाजीवः)), Chánh Tinh Tấn (Samyagvyāyāmaḥ (सम्यग्व्यायामः)), Chánh Niệm (Samyaksmṛtiḥ (सम्यक्स्मृतिः)), Chánh Định (Samyaksamādhiḥ (सम्यक्समाधिः)). 
 
Dharma (धर्म) cũng được xem là một trong những báu vật quý trong tam bảo (Triśaraṇa) qua những câu người ta thường đọc như sau:

बुद्धं  शरणं गच्छामि। Buddhaṃ śaraṇaṃ gacchāmi.| Con xin quy y Phật .
धर्मं शरणं गच्छामि। Dharmaṃ śaraṇaṃ gacchāmi. | Con xin quy y Pháp.
संघं   शरणं  गच्छामि। Saṃghaṃ śaraṇaṃ gacchāmi. | Con xin quy y Tăng.
 
Upacāro (उपचारो) là cách viết biến âm upacāraḥ (उपचारः). Upacāra (उपचार) được ghép từ: Upa (उप) + √car (चर्).
Upa (उप) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như: đi đến gần, xích lại gần, gần bên cạnh, gần chung với…

Động từ căn √car,(√चर्) thuộc nhóm [1, 3, 5] và có những nghĩa được biết như sau: đi, bước tới, tiến tới,vượt lên, hướng theo, nhận định, tham gia vào, sống, hoàn thành, suy nghĩ, làm cho chuyển động…
 
Upacāra (उपचार) là hô cách số ít trong bảng biến thân của upacāra (उपचार) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: sự tôn sùng, sự cung kính, sự tỏ lòng kính trọng, lời khen, lời khen ngợi, lời thỉnh cầu, hành động lễ phép, sự đối xử, cách đối xử, sự chế biến, phương thức khai thác, dẫn dắt, hướng dẫn, cách xử sự, thái độ, cách hoạt động, tập tính, cách ẩn dụ, tượng hình, cách tiếp cận, cách xử lý, thái độ ứng xử, tổng thể hóa, xu hướng ủng hộ, phục vụ, giả thuyết, sinh từ bên trong mà ra…

Ts.Huệ Dân
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

Xem thêm