Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 01/07/2024, 18:59 PM

Dời ngày giỗ cho phù hợp có ảnh hưởng đến người mất?

Sắp đến ngày giỗ, tôi và một số anh chị em đề xuất nên tổ chức cúng giỗ vào thứ Bảy hay Chủ nhật gần ngày giỗ nhất để mọi người trong đại gia đình được về đông đủ. Nhưng có một người không đồng thuận vì dời ngày giỗ sẽ không tốt cho người đã mất. Xin hỏi điều đó có đúng không?

Hỏi:

Gia đình tôi khá đông anh chị em và con cháu, hầu hết đều ở xa quê. Vào ngày giỗ, một số gia đình anh chị em không về được vì bận công tác hoặc các cháu học hành. Năm nay sắp đến ngày giỗ, tôi và một số anh chị em đề xuất nên tổ chức cúng giỗ vào thứ Bảy hay Chủ nhật gần ngày giỗ nhất để mọi người trong đại gia đình được về đông đủ. Nhưng có một người không đồng thuận vì dời ngày giỗ sẽ không tốt cho người đã mất. Xin hỏi điều đó có đúng không? Gia đình tôi có thể dời ngày giỗ ông bà vào ngày khác không?

278329701_170871488644711_2209947331523539_n

Đáp: 

Tổ chức cúng giỗ hàng năm nhằm tưởng nhớ, tri ân người đã mất. Nhìn chung, về hình thức cúng giỗ thì khá giống nhau nhưng tùy vào nhận thức, quan điểm, tập tục, tôn giáo của mỗi người mà cúng giỗ mang ý nghĩa khác nhau. Ở đây, chúng tôi xin chia sẻ vấn đề theo quan điểm đạo Phật.

Theo đạo Phật, một người sau khi mất đi, thần thức sẽ theo nghiệp tái sinh vào cảnh giới tương ứng trong lục đạo. Trừ một vài loài thuộc ngạ quỷ đạo, loài người cúng kiếng có thể ăn uống được, còn lại thì không. Nhưng nếu tạo phước rồi hồi hướng thì dù ở bất cứ đâu họ cũng hưởng được.

Cúng giỗ mang ý nghĩa chính yếu là tưởng nhớ và tri ân, lễ phẩm dâng cúng tùy tâm, sau đó là đoàn tụ gia đình. Người Phật tử xem việc điều chỉnh ngày giỗ là phương tiện tùy duyên, miễn sao mọi người trong đại gia đình về tham dự đông đủ là được. Người Phật tử không có quan niệm “dời ngày giỗ sẽ không tốt cho người đã mất”.

Ngày giỗ của người thân đã mất, chúng con nên làm gì?

Theo Báo Giác Ngộ. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Dời ngày giỗ cho phù hợp có ảnh hưởng đến người mất?

Hỏi - Đáp 18:59 01/07/2024

Sắp đến ngày giỗ, tôi và một số anh chị em đề xuất nên tổ chức cúng giỗ vào thứ Bảy hay Chủ nhật gần ngày giỗ nhất để mọi người trong đại gia đình được về đông đủ. Nhưng có một người không đồng thuận vì dời ngày giỗ sẽ không tốt cho người đã mất. Xin hỏi điều đó có đúng không?

Phải chăng “Bát kỉnh Pháp” được thiết lập do “hoàn cảnh của thời đại ấy”?

Hỏi - Đáp 15:30 30/06/2024

Hỏi: Chúng tôi băn khoăn vì nếu Bát kỉnh pháp mà Phật đặt ra do “hoàn cảnh của thời đại ấy” và để “phù hợp với hoàn cảnh thời bấy giờ” thì Bát kỉnh pháp có vai trò và vị trí thế nào trong hoàn cảnh và thời đại hiện nay?

Nương theo Chánh pháp để đẩy lùi mê tín

Hỏi - Đáp 14:35 30/06/2024

Gần đây, mẹ có đi xem bói, thầy bói nói là tôi sẽ giống số phận của bố, cần phải làm lễ để hóa giải. Mẹ tôi ngày đêm không ngủ được, thường lo lắng và suy nghĩ về điều đó. Có phải số phận con người được định trước, khi gặp chuyện gì đó không tốt thì phải làm lễ để hóa giải?

Cầu siêu người chết đã lâu, họ có lợi gì không?

Hỏi - Đáp 17:00 28/06/2024

Hỏi: Sau 49 ngày hay người thân đã chết lâu rồi mà chúng ta cứ tổ chức lễ cầu siêu (giải oan-bạt độ-chẩn tế) để cho các vong linh ấy siêu thoát là sao? Họ có lợi ích gì không? Ý nghĩa cầu siêu trong Phật giáo là gì?

Xem thêm