Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 10/10/2023, 09:30 AM

Gặp nhau ắt phải có duyên, làm khổ nhau ắt phải có nợ

Mọi chuyện xảy đến là vì những duyên nợ, những ân ân oán oán từ các kiếp trước mà thành. Mối nhân duyên giữa con cái và cha mẹ cũng là không tránh khỏi quy luật nhân quả này.

Người ta nói rằng, được gặp nhau thoáng qua trên đường cũng là vì có duyên. Vậy nên, không ngẫu nhiên mà trở thành người thân của nhau và sống cùng một mái nhà. 

Ở một ngôi làng kia có hai vợ chồng nông dân nọ, họ mãi mới sinh được một cô con gái. Nhưng đứa con gái này vừa chào đời đã có nhiều bệnh tật, thường xuyên ốm yếu. Cũng chính vì chỉ có một đứa con mà lại đau ốm liên miên nên hai vợ chồng rất nuông chiều đứa con này, đứa trẻ muốn gì liền được nấy.

Vì để chữa bệnh cho con gái, tiền của và tài sản trong nhà lần lượt ra đi. Vào năm người con gái tròn 18 tuổi, tài sản trong nhà chỉ còn lại một con ngựa duy nhất. Một ngày, cô gái chỉ vào con ngựa và nói: “Con muốn ăn thịt ngựa, cha mẹ hãy làm thịt con ngựa này đi”.

Hai vợ chồng người nông dân nhìn con ngựa khỏe mạnh, là tài sản duy nhất trong nhà, giúp làm việc đồng áng nên không nỡ lòng giết nó. Nhưng nhìn cô con gái duy nhất đang nằm trên giường thoi thóp thì trong lòng lại thấy đáng thương.

Quyến thuộc là nhân duyên hội tụ, ân oán luân hồi

01

Trong lúc hai người họ còn đang phân vân thì cô con gái kia nhắc thêm lần nữa: “Con đang rất muốn ăn thịt ngựa. Cha mẹ không giết thịt con ngựa này đi thì con sẽ chết mất”.

Hai vợ chồng thấy con gái nói như vậy thì luống cuống hoảng loạn, liền mang con ngựa ra giết thịt. Sau khi làm thịt con ngựa, vợ chồng họ làm món hầm cho con gái ăn. Nhưng thật không ngờ, chỉ nửa canh giờ sau khi ăn, cô con gái nằm trên giường mà chết.

Hai vợ chồng người nông dân gào khóc thảm thiết. Hàng xóm láng giềng đến an ủi động viên nhưng cũng không thể làm vơi đi nỗi đau mất con trong lòng họ.

Con gái chết đi là một sự mất mát rất lớn đối với hai vợ chồng tội nghiệp. Mặc dù họ biết rằng, từ khi con gái ra đời đều là mang đến vô số họa nạn, đến mức mà ngay cả tiền làm tang chôn cất cũng không còn. Nhưng vì thương con, vợ chồng họ cũng không còn thiết sống, cả ngày thẫn thờ.

Thấy thương cho tình cảnh của hai vợ chồng, một người đàn ông trong làng đã tìm đến nhà nói với họ rằng: “Ở ngôi chùa phía nam của ngọn núi kia có một lão Hòa thượng. Nghe nói ông ấy có thể giải phá được rất nhiều chuyện ly kỳ. Hai người thử lên núi tìm gặp lão Hòa thượng để hỏi chuyện xem”.

Thế là, hai vợ chồng người nông dân này trèo đèo lội suối tìm đến gặp lão Hòa thượng để thỉnh giáo. Sau khi kể hết sự tình về con gái từ khi ra đời đến lúc mất đi, người chồng cất lời hỏi: “Thưa thầy, không biết nhân duyên kiếp trước của vợ chồng con và đứa con gái này là như thế nào ạ?”

Lão Hòa thượng nghe xong không nói gì mà nhắm mắt lại ngồi thiền nửa ngày. Sau đó, ông chậm rãi nói: “Ở kiếp trước, thí chủ còn nợ con của thí chủ một khoản nợ nên kiếp này phải hoàn trả. Hai người có muốn biết kỹ càng về khoản nợ này không?”

Hai vợ chồng người nông dân phủ phục trước mặt lão Hòa thượng rồi nói: “Chúng con muốn biết nguyên nhân thực sự là gì? Xin thầy nói chi tiết ạ!”

Lão Hòa thượng vừa nhắm mắt lại vừa chậm rãi nói: “Ở kiếp trước, con gái của hai người là thiên kim tiểu thư của một gia đình giàu có. Vào năm tiểu thư này 18 tuổi, cha mẹ họ cùng cô con gái của mình đi thăm người thân. Không ngờ giữa đường lại gặp một toán cướp. Thủ lĩnh của toán cướp đó chính là con ngựa của nhà thí chủ ở kiếp này, còn hai thí chủ khi đó là đám thuộc hạ của nó. Ba tên cướp này đã cướp sạch tài sản, giết chết cha mẹ cô gái, đánh đuổi người nhà, tên thủ lĩnh còn cưỡng hiếp vị tiểu thư này.

Cuối cùng, cô gái này đứng trên vách núi thề rằng: ‘Kiếp sau nhất định ta phải lấy đầu tên thủ lĩnh này để trả mối hận trong lòng mình’. Nói xong, cô nhảy xuống núi tự vẫn. Về sau, tên thủ lĩnh vì cướp bóc quá nhiều, khi chết bị đầu thai thành súc sinh, còn hai thí chủ về sau có làm việc thiện nên vẫn được đầu thai làm người nhưng phải hoàn trả khoản nợ kia. Vị tiểu thư kia chuyển sinh làm con gái của hai người chính là để đòi nợ kiếp trước”.

Hai vợ chồng họ nghe xong nửa tin nửa ngờ: “Hòa thượng! Những lời ngài nói là thật sao?”

Lão Hòa thượng nhìn hai vợ chồng người nông dân rồi nói thêm: “Thí chủ hãy nghĩ lại tất cả mọi chuyện xảy ra với bản thân và cô con gái của mình thì sẽ thấy rõ điều này. Tất cả tài sản của thí chủ đều dùng để chữa bệnh và nuôi dưỡng con gái, đây chính là tài sản mà thí chủ lấy của người ta ở kiếp trước nay phải trả lại. Đến năm 18 tuổi, con gái thí chủ nhất định đòi giết thịt con ngựa kia, chẳng là ứng với lời thề kiếp trước sao?”

Hai vợ chồng này bấy giờ mới ngẫm nghĩ lại thì thấy quả đúng là mọi chuyện đều y như lời vị Hòa thượng nói. Họ lập tức bái lạy rồi thỉnh cầu: “Xin phương trượng chỉ bảo cách để chúng con thoát khỏi nghiệp lực này?”

Lão Hòa thượng trả lời: “Chỉ có vứt bỏ cái ác, một lòng hành thiện, làm một người lương thiện thì mới có thể hóa giải hết được. Nếu làm việc ác thì kiếp này không trả, kiếp sau sẽ vẫn phải trả hết”.

Hai vợ chồng họ cung kính cảm ơn lão hòa thượng rồi ra về. Cũng từ đó, cả hai người đều một lòng hướng Phật, hành thiện tích đức để mong sám hối cho những tội ác ở kiếp trước của mình, và cũng là để gieo trồng phúc báo cho kiếp sau.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuộc đời vô thường, bướm hoa chỉ là huyền ảo

Tư liệu 09:46 14/11/2024

Sự sống và cái chết, sinh lão bệnh tử là sự tuần hoàn không thể thay đổi được của quy luật tự nhiên, là lẽ thường ai cũng phải trải qua. Quan niệm cuộc đời là huyễn ảo một lần nữa được đề cập tới trong bài kệ “Thị tật” - “Dạy khi có bệnh” của Thiền sư Giác Hải khi răn dạy đệ tử.

Tất cả các pháp đều từ tâm sinh

Tư liệu 13:19 13/11/2024

Trong bài kệ cho đệ tử Cảm Thành, Thiền sư Vô Ngôn Thông mong muốn đệ tử giác ngộ vô thường và nhận biết cái chân thật để từ đó tùy căn cơ mà chú tâm vào việc truyền dạy Phật pháp.

Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của Thiền sư Không Lộ

Tư liệu 09:36 13/11/2024

Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ.

Từ bi thôi chưa đủ, cần có trí tuệ dẫn dắt

Tư liệu 11:46 10/11/2024

Nếu Từ bi mà không có Trí tuệ thì sao? Từ Bi vô nguyên tắc và mù quáng thì chỉ đem lại những tác dụng tiêu cực. Cho nên nói, chỉ có Từ bi thôi thì chưa đủ mà cần phải có Trí tuệ để dẫn dắt.

Xem thêm