Ghét mẹ chồng, làm sao để hóa giải?
Hỏi: Thưa Thầy, không hiểu sao con rất ghét má chồng con, mỗi lần thấy bà mở miệng ra là con thấy ghét, nghe tiếng bà nói là con thấy khó chịu. Con cần làm gì để không còn tâm lý này nữa?
Đáp: Định kiến về một người, ghét hay thương một người, có nhiều nguyên nhân:
Nguyên nhân sâu xa, có thể từ nhiều đời, bạn và má chồng có nhiều ân oán với nhau, mà bạn là người chịu thiệt thòi, bị chèn ép nên sinh ra tâm lý hận thù, ghét bỏ. Nhưng oán thì cũng vì ân mà có, càng ghét ai nhiều, hận thù ai nhiều, chứng tỏ đã từng thương họ, hy sinh cho họ rất nhiều; với người dưng nước lã, không liên hệ, ta sẽ không có lý do để ghét bỏ hay thù hận. Chính vì nhân duyên sâu đậm, nên kiếp này mới về ở chung một nhà, trong mối tương quan mẹ con. Tạo hóa sắp đặt thật khéo léo!
Nguyên nhân gần, không thương được người khác đơn giản vì ta chưa hiểu được họ. Thật ra ai cũng có nhiều điểm đáng để thương, và ai cũng là chúng sinh ưu tú trong vũ trụ càn khôn này, nên mới được đầu thai làm người.
Sự ghét bỏ này, có thể là kết quả của những ngày tháng đầu khi bạn gặp chồng, mẹ chồng có thể không ưa bạn, phản đối tình yêu của hai bạn; hoặc lúc về làm dâu, bà có những hành xử không dễ thương với bạn, nên hận thù sinh ra và ngày càng thêm lớn, đến khi bạn nắm “binh quyền” trong tay, bạn sẽ trả thù! Nhân quả sẽ nhanh chóng quay lại với bạn trong mối liên hệ với con dâu, con rể của mình. Cái vòng luẩn quẩn ấy là một dạng luân hồi.
Thật ra, nếu cố gắng tìm cách để hiểu mẹ chồng hơn, bạn sẽ thấy thương bà nhiều hơn, thay vì ghét. Một báu vật duy nhất (con trai của bà), đẻ nuôi khó nhọc bao năm, giờ trưởng thành khôn lớn, nhận hết gia sản một đời bà tích góp, bổng dưng bạn xuất hiện và cuỗm hết của bà! Cùng phụ nữ với nhau, mấy ai đủ bao dung để chia sẻ tình cảm, huống gì, chồng bạn từ khi có bạn, đã dành hết 90% thời gian bên bạn, tình cảm và cả của cải cũng trao cho bạn. Người phụ nữ, lại lớn tuổi, ít nhiều cũng thấy bị tổn thương. Nếu ba chồng không còn, và chồng bạn không đủ tinh tế, thì sự buồn tủi ấy sẽ càng lớn hơn, và chuyển sang cay nghiệt với đứa “người dưng” kia, cũng là điều dễ hiểu.
Quan trọng là, bạn yêu chồng, yêu con, thì cũng phải yêu luôn cả những điều hiển nhiên thuộc về họ. Bà là mẹ của chồng, là bà nội của con bạn, dù ghét đến đâu, cũng không thay đổi được thực tế ấy. Hiếu với bà, lễ phép, yêu thương và kính trọng bà, là bạn đang tạo nhân lành cho chính mình trong mai hậu. Sự bất hiếu luôn đi kèm với bất hạnh khổ đau, đó là quy luật.
Bạn cũng nên nghĩ về ba mẹ mình, biết đâu sự căm ghét của bạn với mẹ chồng, cũng là nhân duyên để mẹ bạn cũng bị một cô con dâu hay chàng rể nào đó ghét bỏ?
Tóm lại, thấy ghét là vì chưa đủ thương, chưa đủ thương là vì chưa đủ hiểu về họ. Bạn nên siêng năng lạy Phật sám hối, thắp nhang cầu xin Phật, và tổ tiên gia hộ, để bạn sớm có cơ hội hiểu bà nhiều hơn, thương bà nhiều hơn.
Kính chúc bạn thành công, chúc gia đình bạn hạnh phúc.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm