Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 07/09/2023, 22:04 PM

Giải nỗi khổ treo ngược

Không biết mọi người thường niệm thần chú gì. Riêng tôi, hay niệm thần chú "Mình là Phật tử". Khi nhớ đến "chú" này, tôi nhớ Bụt - người đã giác ngộ, giải thoát, là Thầy mình, đã dạy mình dù gì cũng nhớ "đoạn ác, làm lành, giữ tâm ý trong sạch".

Bụt cũng dạy về nhân-duyên-quả. Có những việc nhân-quả liền kề, ngay đó biểu hiện cho mình thấy. Như là lúc mình nổi nóng với ai đó, thì họ cũng sẽ nổi nóng với mình. Sự nổi nóng mình nhận được trong cuộc sống nhắc mình hai thứ: Một là đừng gieo nhân nổi nóng thêm (thì phải học cách chuyển hóa tâm sân dần dần); Hai là rèn hạnh nhẫn để bước qua sự va chạm một cách nhẹ nhàng, ai có nói gì thậm chí làm hại mình thì cũng không dùng lòng thù hận đối đãi với họ. 

Là Phật tử, luôn nhớ “đoạn ác, làm lành, giữ tâm ý trong sạch” - Ảnh: L.V.H

Là Phật tử, luôn nhớ “đoạn ác, làm lành, giữ tâm ý trong sạch” - Ảnh: L.V.H

Phật tử mình không thể hành xử như người chưa được học lời Phật. Theo đó, thay vì kết oán, mình tháo gỡ "cục đá" ở trong lòng mình ra, phiền giận hay ôm ấp khổ đau vì một lời nói, một sự tác động tiêu cực từ bên ngoài chỉ khiến mình khổ lâu thêm, nuôi dưỡng sân-si, kéo dài oán đối.

Là Phật tử, mình cũng hiểu vô thường. Không ai sống đời mà không chết, không xảy ra mất mát, đau thương. Suy cho cùng, ai cũng đáng thương như nhau trong thân-phận con người, nên tập thương nhau, thương còn không hết thì oán làm gì.

Cứ nghĩ vậy mà nhẹ dần lòng mình, sân hận bao nhiêu cũng cởi bỏ để cứu lấy mình khỏi chịu nỗi khổ đau, sầu muộn.

Tháng Bảy, trong truyền thống Phật giáo Bắc truyền quan niệm là dịp để thiết Vu lan bồn pháp, giải đảo huyền (nỗi khổ treo ngược). Thực ra, chúng ta chính là những người cột, buộc mình lên cả thôi, bằng cách gieo nhân (hiện tại hoặc trong quá khứ), thì mình phải là người cởi. Cũng có những lúc sợi dây dễ tháo thì mình rút nhẹ là xong, có những cú thắt mà ta phải nỗ lực rất nhiều, chịu đựng rất lâu.

Nhưng là Phật tử, hãy tin rằng, chuyện gì cũng sẽ qua, trong đó có niềm đau nỗi khổ. Đó chính là quy luật tất yếu, mang tên vô thường. Chỉ cần mình vững tâm nhớ Bụt, quay về nương bóng từ bi, sách tấn chính mình: dù gì cũng giữ tâm ý trong sạch, đoạn ác, làm lành. Còn lại, cứ để nhân-quả chuyển vận.

Mong tất cả an lành, mong mọi người đều sống trong chánh pháp!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ơn nước luôn tròn đầy

Góc nhìn Phật tử 07:51 05/05/2024

20 năm trước, khi cùng một người bạn đăng ký dự một khóa thiền do Thiền sư Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai hướng dẫn ở Bảo Lộc (Lâm Đồng), tôi bỡ ngỡ vì làm bất cứ việc gì cũng có một bài kệ để thực tập.

Chỉ có tâm người là đáng sợ

Góc nhìn Phật tử 20:07 04/05/2024

Có một người đến vấn hỏi thiền sư, “Để phòng ngừa tai họa, xin thầy từ bi cho biết cái gì đáng sợ nhất trên cõi đời này?”

Có một cảnh giới mà chúng ta sẽ cùng nhau đoàn tụ vĩnh viễn

Góc nhìn Phật tử 11:45 04/05/2024

"Thầy xin các con tâm niệm: Chẳng sáng thì chiều, chẳng hôm nay thì ngày mai, chẳng tháng này thì tháng khác, chẳng năm nay thì năm sau, Thầy cũng như ba má và tất cả những người các con nương tựa thế nào cũng phải có ngày khuất bóng."

Tâm tham

Góc nhìn Phật tử 07:51 03/05/2024

Tâm tham là một trong những loại tâm bất thiện (Tâm chẳng lành, tâm xấu,…). Khi chưa là A La Hán thì tâm này vẫn chi phối chúng ta, khiến chúng ta tạo tác và luân hồi sinh tử trong nhiều kiếp. Tâm này do huân tập từ nhiều đời cho nên khi gặp cảnh tốt đẹp, hài lòng thì sinh ham muốn.

Xem thêm