Giới luật là công cụ để thiền định, không phải là thứ linh hồn để chỉ trích người khác

Hỏi: Tôi có cảm giác là có nhiều vị sư không lo tu tập gì cả. Dường như họ có vẻ lơ là và không được chú tâm lắm. Điều này khiến tôi rất ái ngại.

Giới luật là công cụ để thiền định, không phải là thứ linh hồn để chỉ trích người khác  1
Giới luật nơi tự viện là một công cụ để dùng vào việc thiền định của chính mình, không phải là một thứ linh hồn để mà căn cứ vào đấy để chỉ trích hay khiển trách kẻ khác.

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Đáp:

Nhìn vào người khác là chuyện không tốt tí nào cả. Điều đó sẽ ngăn chặn sự thăng tiến trong việc tu tập của mình. Nếu bất mãn thì hãy cứ nhìn vào chính sự bất mãn ấy, nó đang ở bên trong tâm thức mình (sự bất mãn là do chính mình tạo ra cho mình, nó vận hành bên trong tâm thức mình và đày đọa chính mình, bên ngoài chỉ là sự vận hành tự nhiên của mọi hiện tượng lôi kéo bởi các nguyên nhân và hậu quả của chính chúng).

Việc tuân thủ giới luật thật nghiêm túc của kẻ khác khiến cho mình phải khâm phục hay ngược lại họ không xứng đáng là những người tu hành chân chính, thì đấy cũng không phải là chuyện của mình. Không thể nào đạt được trí tuệ bằng cách nhìn vào kẻ khác.

Giới luật nơi tự viện là một công cụ để dùng vào việc thiền định của chính mình (tạo những điều các kiện thuận lợi giúp mình hành thiền), không phải là một thứ linh hồn (một hình thức lý tưởng, một chủ đích tối thượng) để mà căn cứ vào đấy để chỉ trích hay khiển trách kẻ khác.

Để mặc người ta

Đừng tìm lỗi người. Nếu cách cư xử của họ sai lầm, bạn cũng chẳng cần làm khổ mình mà chi. Nếu khi bạn chỉ cho họ thấy sai lầm của họ mà họ vẫn không sửa đổi, hãy để yên như thế.

Đức Phật đã từng theo học với nhiều thầy. Ngài thấy phương pháp của thầy thiếu sót, nhưng Ngài không dèm pha hay làm thầy mất thể diện. Nhờ học hỏi với thái độ khiêm nhường và tôn trọng nên Ngài thâu thập lợi ích trong khi sống với các thầy. Thật vậy, học với họ Ngài mới biết hệ thống của họ chưa hoàn hảo. Lại nữa, khi Ngài thành đạo, Ngài không chỉ trích hay tìm cách dạy lại họ. Sau khi giác ngộ, Ngài kính cẩn nhớ lại những vị thầy Ngài đã theo học và muốn chia xẻ với họ sự hiểu biết mà Ngài mới tìm ra.

Bộ ở trong bụng người ta sướng lắm sao!

Thật chẳng thoải mái chút nào! Thử nghĩ xem! Chỉ cần sống trong căn chòi nhỏ một ngày thôi, đủ khó chịu đến đâu rồi! Đóng hết các cửa phòng lại là bạn đã nếm mùi đau khổ! Chao ôi! Vậy mà ở trong bụng người ta đến chín tháng! Bạn còn muốn sinh ra lần nữa à? Hẳn bạn biết rõ là nằm trong bụng chẳng thoải mái chút nào, thế mà bạn vẫn còn muốn thun đầu rụt cổ trong chốn tối tăm ấy nữa sao? Đừng tròng đầu vào dây thòng lọng nữa!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Giới luật là công cụ để thiền định, không phải là thứ linh hồn để chỉ trích người khác

Phật giáo thường thức 11:08 28/03/2025

Hỏi: Tôi có cảm giác là có nhiều vị sư không lo tu tập gì cả. Dường như họ có vẻ lơ là và không được chú tâm lắm. Điều này khiến tôi rất ái ngại.

Nghệ thuật sử dụng ái ngữ

Phật giáo thường thức 10:54 28/03/2025

Lắng nghe với tâm từ bi và sử dụng ngôn từ hòa ái là hai khía cạnh của sự thực tập rất thiết yếu để tái lập sự truyền thông, phục hồi niềm an lạc và hòa giải trong xã hội.

Thắc mắc về việc tôn trọng bậc thượng đức

Phật giáo thường thức 10:42 28/03/2025

Hỏi: Làm sao biết được ai đã chứng thánh quả để ta có thái độ tôn trọng đúng mực?

Làm sao mới không tạo khẩu nghiệp?

Phật giáo thường thức 08:15 28/03/2025

Trong Viên Trung Sao có nói: “Chỉ có Thế Tôn nhiều đời nhiều kiếp nói lời thành thật”, cho nên cảm được tướng lưỡi rộng dài, không giống với người thông thường.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo