Hạnh chia sẻ vì lợi ích tha nhân
Chuyện xưa kể rằng, ở một làng nọ có một gia đình nghèo, cha mẹ phải làm việc vất vả cả ngày với công việc làm thuê mướn nặng nhọc, nhà có bốn chị em còn nhỏ tự chăm sóc lẫn nhau.
> Chia sẻ - bác ái - từ tâm: Chuyện ngữ nghĩa tương đồng
Một hôm, có một người tàn tật đến nhà để xin chút thức ăn cho qua cơn đói khát. Một em bé bước ra mở cửa, đứng nhìn người tàn tật một lúc rồi mới đi vào nhà, trong thoáng chốc em quay trở lại nhỏ nhẹ thưa:
“Chú ơi, chúng cháu muốn tặng chú một chút gì để gọi là tấm lòng, nhưng nhà cháu chẳng còn gì để ăn hôm nay, các em cháu cũng đang đói lắm ạ, nên chú thông cảm sang nhà kế bên dùm, chú đừng buồn chúng cháu nhé”.
Người tàn tật nghe nói vậy rồi lặng lẽ bỏ đi. Đến khi trời gần sắp tối thì ông ta quay trở lại gõ cửa. Em bé lớn nhất trong nhà mới nói vọng ra, chú ơi cha mẹ cháu chưa về, chúng cháu vẫn đang chờ. Người ăn xin tàn tật lúc đó mới nói:
“Các cháu dễ thương quá, chú không xin các cháu thức ăn gì nữa đâu, nhưng chú lại có một chút tấm lòng gởi tặng các cháu…Nói xong, người ấy mở chiếc bị đeo bên hông ra, đưa cho mấy đứa bé một ổ bánh mì và vài đồng bạc cắc. Ông ta còn dặn dò thêm: “Các cháu hãy lấy bánh mì cùng chia nhau ăn đi cho đỡ đói, còn tiền thì đợi ba má về, nói chú tặng cho các cháu. Thật ra chú chỉ là một người ăn xin tàn tật, nhưng thấy gia đình các cháu khó khăn như thế này mà vẫn có tấm lòng nhân ái, dễ thương và tốt bụng quá. Thế nên:Khi no, chúng ta hãy nhớ nghĩ tới những người đang đói khát, thiếu thốn khó khăn.
Chúng tôi khi đọc được câu chuyện này trong lòng cảm thấy bồi hồi xúc động, bởi vì thế gian vẫn còn quá nhiều người tốt, dưới nhiều hình thức khác nhau, không phải người có nhiều tiền của mới biết mở rộng tấm lòng nhân ái. Bố thí giúp đỡ sẻ chia là một việc làm nhân ái, nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh cho tha nhân.
Thế giới loài người chúng ta mỗi ngày có hàng triệu triệu người đang đói khát, đang trông chờ những bàn tay rộng mở. Hình ảnh cao đẹp trong câu chuyện trên đã nói lên tinh thần Bồ-tát Quán Thế Âm ứng hiện vào cuộc đời dưới nhiều hình thức khác nhau. Khi là một ông vua, bà hoàng, thủ tướng, kẻ nam người nữ, công nhân, giám đốc, người giàu có, kẻ bần cùng, nói cho dễ hiểu là Bồ-tát tùy theo chỗ ưa thích của mọi người mà ứng hiện để cứu nhân độ thế.
Nói đến đây chúng tôi nhớ lại trong chuyến đi từ thiện tại Tỉnh Quảng Nam để cứu trợ người bị bão lũ, cách nay 8 năm. Chồng bà bị chết trong cơn bão lũ, nhà cửa, tài sản đều bị cuốn trôi. Cuộc sống của gia đình hiện đang nhờ vào sự giúp đỡ của chính quyền và những tấm lòng hảo tâm thương xót, cả 7 mẹ con cùng sống trong túp lều nhỏ chờ cứu trợ, có lúc mấy đứa trẻ run lên bần bật vì đói khát. Nhìn những khuôn mặt thiếu ăn, hốc hác, xám xịt, làm cho chúng tôi thêm xúc động nghẹn ngào, bởi vì sự giúp đỡ có giới hạn.
Người mẹ vui vẻ nhận phần quà từ tay chúng tôi rồi lặng lẽ chia ra làm hai, một phần để lại ở lều, còn phần kia bà nhanh chân đem đi đâu đó. Khoảng chừng mười lăm phút, bà quay về với vẻ mặt vui tươi hớn hở khác thường, bà nói trong mãn nguyện, “nhà con diễm phúc được thầy và phái đoàn đến tận nơi giúp đỡ; tuy nhiên, trong làng còn nhiều gia đình rất khó khăn chưa được ai giúp, vì vậy con phải san sẻ bớt cho họ chút đỉnh để qua cơn đói khát”.
Hành động đó chính là những người có tấm lòng từ bi hỷ xả mà Bồ-tát Quán Thế Âm đã ứng hiện vào đời với nhiều thân phận cao sang hay thấp hèn để cứu độ chúng sinh. Việc làm trên tuy thấy đơn giản như vậy mà khó có người làm được. Trong lúc mình đang thiếu thốn, khó khăn, con cái còn đói rách, được quà cứu trợ đáng lẽ mình hưởng trọn vẹn nhưng vẫn dám chia sẻ một nửa cho người có cùng cảnh ngộ, đều này xưa nay rất là hiếm có.
Lợi ích của lòng từ bi đối với bản thân và tha nhân
Đúng là tình làng nghĩa xóm: “một miếng khi đói bằng gói khi no” của những con người Việt Nam với tấm lòng của ít lòng nhiều, luôn nêu cao tinh thần tương thân tương trợ bằng tình người trong cuộc sống. Bồ-tát luôn ứng hiện trong mọi hoàn cảnh để đem đến niềm vui cho nhiều người. Người có tiền dư, bạc hậu đem ra giúp đỡ người khác là chuyện dễ làm, còn người đang thiếu thốn, khó khăn mà sẵn sàng chia sẻ cho người khác thì không phải là người tầm thường. Dân gian Việt Nam có câu:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
Ước mơ để vươn lên trong cuộc sống
Cuộc sống này ai cũng có những ước mơ cao quý, mong muốn được khôn lớn trưởng thành, để làm tròn trách nhiệm đối với gia đình và đóng góp lợi ích xã hội.
Người mù ước mơ được sáng mắt để thấy rõ được sự thật của cuộc đời qua các thời đại xưa và nay. Chú bé mồ côi ước mơ một ngày nào đó được sum vầy cùng cha mẹ bên mái ấm gia đình.
Người thất nghiệp luôn ước mơ có được việc làm chân chính để ổn định an sinh đời sống gia đình và cuối cùng là người tàn tật ước mơ được đi lại bình thường như bao người khác… Tóm lại, ai cũng có ước mơ đáng quý để được sống an vui, hạnh phúc trong tình thương yêu nhân loại.
Thật ra, cuộc sống không dễ dàng để cho ta thực hiện những ước mơ, biến chúng trở thành hiện thực nếu ta không có quyết tâm cao độ. Nếu người đó không có ý chí, lập trường kiên định thì mơ ước cũng chỉ là ước mơ suông mà thôi. Khi gặp khó khăn và những chướng duyên nghịch cảnh, người thiếu niềm tin ở chính mình sẽ gục ngã trước những biến động của cuộc đời. Người có hiểu biết chân chính và tin sâu nhân quả, thì họ quan niệm rằng, “tất cả khó khăn chỉ là thử thách”.
Ai cũng có ước mơ đáng quý và trân trọng với bao niềm hy vọng vô biên để gầy dựng tương lai tươi sáng bền vững và lâu dài. Những khó khăn, trở ngại chỉ là thử thách trong cuộc hành trình trở về cội nguồn của an lạc, hạnh phúc.
Những thất vọng khổ đau trong lo lắng và sợ hãi, luôn đến với người yếu đuối, bạc nhược, phó thác cuộc đời mình cho số phận đã an bài nên họ đã đánh mất chính mình. Họ luôn mặc cảm, tự ti, chờ sự trợ giúp của thần linh hay đấng quyền năng nào đó để rồi suốt đời sống trong hiềm hận, khổ đau. Họ không biết rằng, mọi sự nên hư, thành bại trong cuộc đời đều do chính mình tạo ra, không ai có quyền sắp đặt hay định đoạt cuộc sống của mình. Người không đủ niềm tin về nhân quả sẽ tuyệt vọng, trốn chạy cuộc đời bằng cách quyên sinh, tự tử hay chối bỏ tất cả khả năng của mình.
Mổ bụng tìm con hay bài học nỗ lực chuyển hóa tha nhân
Người ăn xin tàn tật và các em bé kia, tuy đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn bi đát, nhưng vẫn có tấm lòng cao quý được thể hiện qua hành động thương xót mọi người và sẵn sàng giúp đỡ bằng lời nói hoặc hành động thiết thực.
Người có tấm lòng từ bi, tuy không giàu có nhưng họ sẵn sàng giúp đỡ người khác khi có nhân duyên, nghèo mà được như vậy vẫn tốt hơn kẻ có tiền mà tham lam, bỏn sẻn chẳng giúp gì cho ai.
Tất cả chúng ta vì bị vô minh che lấp nên khi có mặt trên thế gian đều không có nhận thức sáng suốt, do đó ta chỉ lo thụ hưởng sự ăn uống mà nhẫn tâm giết hại các loài vật. Có những việc cần thiết mà chúng ta không lo, chỉ cố tâm lo phần không quan trọng mà lãng quên phần lợi ích lâu dài về sau.
> Xem thêm video: Tác hại của lời nói dối:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm