Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 01/12/2022, 14:06 PM

Hãy nghĩ về nhân quả

Khi hiểu được việc lành dữ đều có quả báo tương ứng, chỉ khác nhau ở chỗ đến sớm hay muộn mà thôi, thì việc trả quả không còn là vấn đề phải suy nghĩ nữa. Có vay thì phải trả, không trả với hình thức này thì cũng phải trả với hình thức khác.

Thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông đại chúng phản ánh những vụ việc mà tôi tin đã là con người thì không ai không buồn, không ai không bức xúc: bạo lực gia đình, bạo lực học đường, bạo lực diễn ra từ thành phố tới thôn quê, từ miền xuôi đến mạn ngược, không ở đâu không có. Ngay cả sĩ quan công an (cấp hàm từ trung úy đến đại úy - Công an thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng) cũng đã có hành vi sử dụng bạo lực (dùng tay, chân, gậy nhựa điều khiển giao thông, mũ bảo hiểm đánh 2 thiếu niên) được cộng đồng mạng phát tán và báo chí vào cuộc từ những ngày cuối tháng 9 vừa qua. Sao thế nhỉ? Hầu như ở đơn vị công an nào cũng ghi trân trọng “6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân” và để ở chỗ dễ thấy nhất.

Trước khi đề ra “6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân”, Bác có viết: “Công an của ta là Công an nhân dân, vì dân mà phục vụ và dựa vào dân mà làm việc”. Trong 6 điều dạy ấy, có điều: “Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép”. Quên chăng? Nghĩ tới chẳng vui chút nào.

Có vay thì phải trả, không trả với hình thức này thì cũng phải trả với hình thức khác. Nghĩ vậy, sẽ thấy cuộc sống đáng yêu hơn.

Có vay thì phải trả, không trả với hình thức này thì cũng phải trả với hình thức khác. Nghĩ vậy, sẽ thấy cuộc sống đáng yêu hơn.

Gieo nhân xấu ắt phải gặt quả xấu, tôi tin như thế và chắc nhiều người cũng tin như thế. Quả báo nhãn tiền là như thế. Lâu nay, nhiều người hiểu chưa mấy đúng về câu nói “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, nên có khi cho rằng tôi tuyên truyền tôn giáo. Sự thật, Karl Marx đã đưa ra luận điểm “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” trong Lời nói đầu của tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”. Trước khi đưa ra luận điểm này, Karl Marx đã nêu lên một loạt các định nghĩa về tôn giáo một cách đầy hình tượng: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim cũng giống như nó là tinh thần của những điều kiện xã hội không có tinh thần, là hạnh phúc hư ảo của nhân dân, là bông hoa giả… Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”1. Trước đó, trên một số diễn đàn khoa học ở Đức, cũng có một số người thường ví tôn giáo với thuốc phiện bởi thời bấy giờ, thuốc phiện được coi là thứ thuốc giảm đau mà các bác sĩ thường sử dụng để trị bệnh. Song, ngày đó ở Đức, nhà nước đã lợi dụng tôn giáo để đàn áp nhân dân và chống lại những xu hướng tiến bộ. Vì vậy, Karl Marx mong muốn: “nhất thiết không để cho người Đức có một phút nào ảo tưởng và nhẫn nhục, cần phải làm cho ách áp bức nặng nề hơn nữa bằng cách gắn vào nó cái ý thức về ách áp bức, cần phải làm cho sự ô nhục ngày càng ô nhục hơn bằng cách công bố nó lên… cần phải dạy cho dân khiếp sợ để tiêm vào họ dũng khí đấu tranh”2.

Khi nêu lên luận điểm “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, Karl Marx đã coi tôn giáo như một liều thuốc xoa dịu những nỗi đau thực tại. Thực tế là, đến tận bây giờ đối với các bệnh nhân, các bác sĩ vẫn sử dụng một liều lượng thuốc phiện nhất định để giúp họ vượt qua những cơn đau thể xác. Theo nghĩa khác, tôn giáo cũng là sự “ru ngủ” bằng những hạnh phúc ảo tưởng, làm tê liệt ý chí đấu tranh của nhân dân, và vì vậy, tôn giáo hay thuốc phiện cũng đều không thể nào xoá bỏ đi những nỗi đau thực tế. Nhưng theo tinh thần đạo Phật, “Ai sống trên đời này/ Hàng phục được dục ái/ Khổ đau sẽ vượt khỏi/ Như nước trượt lá sen” (Kinh Pháp Cú, số 336).

Tuy nhiên, theo Karl Marx, tôn giáo không chỉ là thuốc phiện ru ngủ và xoa dịu nỗi đau con người mà còn là sự thức tỉnh trái tim con người: “thật nghịch lý là, thay vì tác động ru ngủ, thuốc phiện lại gây tác động thức tỉnh”3. Ở góc độ này, Karl Marx đã nhận ra tính tích cực của tôn giáo trong cuộc đấu tranh giải phóng con người, là vũ khí đấu tranh của con người khi gắn liền với các cuộc đấu tranh, các cuộc cách mạng xã hội. Do đó, nếu “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” theo cách nghĩ dung tục, nó làm cho con người sa đọa, thì tôn giáo không tồn tại đến ngày nay.

Nghĩ cho cùng, nhân tính rất phức tạp, thiện ác cùng tồn tại, có vài người làm ác nhưng trong lòng chưa hẳn không có một chút thiện niệm; có vài người là thiện nhưng trong lòng chưa hẳn không có hiện lên ác niệm.

Viết đến đây, tôi bỗng nhớ trong Kinh Tương Ưng, Đức Phật đã nói: “Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta” và Ngài thể hiện rõ điều ấy với Kalamas như sau:

“Chớ vội tin ai vì đó là truyền thống do nhiều thế hệ để lại.

Chớ vội tin ai vì đó là tin đồn được nhiều người nói tới.

Chớ vội tin ai vì được viết thành sách bởi một nhà hiền triết cổ xưa.

Chớ vội tin ai vì điều anh thích thú cho là tận tụy và nghĩ rằng đó là phải do Thần hay nhân vật nào kỳ diệu truyền đạt lại… chỉ khi quan sát, phân tích thấy rằng đó là điều hợp lý đem lại tốt lành, có lợi ích cho bản thân và cho mọi người thì hãy chấp nhận theo điều đó và sống với điều đó”4.

Do đó, không một Thượng đế nào ban cho hạnh phúc, cũng chẳng có Thần linh nào giáng họa, mà hành nghiệp của chính mình làm cho mình trở nên hạnh phúc hay khổ đau, chứ không hề tồn tại một ai ngoài ta có quyền năng ban phước hay giáng họa cho chính bản thân mình. Nói đến nghiệp quả, không ai không nhớ đến tiếng than như cam phận, như bừng tỉnh của Nguyễn Du: “Đã mang lấy nghiệp vào thân/ Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa” (Nguyễn Du, Truyện Kiều).

Khi hiểu được việc lành dữ đều có quả báo tương ứng, chỉ khác nhau ở chỗ đến sớm hay muộn mà thôi, thì việc trả quả không còn là vấn đề phải suy nghĩ nữa. Có vay thì phải trả, không trả với hình thức này thì cũng phải trả với hình thức khác. Nghĩ vậy, sẽ thấy cuộc sống đáng yêu hơn.

Chú thích: 

1. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, H, 1995, T. 1, trang 437-570.

2. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, T.1, sđd, trang 574.

3. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, H, 2004, T. 15, trang 682.

4. Thích Minh Châu (dịch, 1991), Kinh Tương Ưng 1, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, TPHCM, trang 337-347.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con

Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024

Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.

Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời

Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024

Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Xem thêm