Hóa giải lời thề độc
Vì để minh chứng cho lời nói của mình là sự thật nên tôi chẳng sợ gì cả và đã thề. Giờ đây, dẫu biết rằng tôi chỉ nói đúng sự thật nhưng nhớ lại lời thề độc thì sợ khẩu nghiệp và cảm thấy bất an. Làm sao để hóa giải lời thề độc ấy?
Hỏi:
Tôi là Phật tử đã thọ giới Bồ tát. Thời gian qua, tôi và các con cùng mẹ chồng đi nhận một số tiền do anh chồng gữi (gồm hai phần bằng nhau, mẹ con tôi một phần). Lúc nhận, vì lịch sự tôi trao hết cả hai phần cho mẹ chồng, chờ mẹ “chia” lại nhưng đợi hoài vẫn không thấy. Vậy mà một thời gian sau, mẹ chồng hỏi tôi về số tiền của mẹ con tôi.
Khi tôi giải bày rằng đã đưa hết cho mẹ cả hai phần chứ đâu có nhận riêng thì mẹ chồng nổi đóa, toan hành hung rồi bắt tôi phải ra đền thờ Đức Ông thề độc: “Nếu tôi có nhận số tiền ấy thì ra đường xe cán nát thây”. Vì để minh chứng cho lời nói của mình là sự thật nên tôi chẳng sợ gì cả và đã thề. Giờ đây, dẫu biết rằng tôi chỉ nói đúng sự thật nhưng nhớ lại lời thề độc thì sợ khẩu nghiệp và cảm thấy bất an. Làm sao để hóa giải lời thề độc ấy?
Hậu quả phía sau của lời thề độc
Đáp:
Chuyện mẹ chồng và nàng dâu “cơm không lành, canh không ngọt” xưa nay vốn không phải chuyện lạ. Khi đã không còn thương kính nhau và cộng thêm lòng tham trỗi dậy thì người ta có thể làm mọi chuyện. Trong trường hợp của bạn, đối diện với nỗi oan ức không thể phân trần cùng ai và để chứng minh cho sự trong sáng của mình nên chấp nhận buông lời thề độc cũng là lẽ thường.
Dĩ nhiên, có nhiều cách ứng xử hay hơn thề độc trong những trường hợp như vậy. Luận Bảo Vương Tam Muội có dạy: “Oan ức không cần bày tỏ”. Nếu thực hiện được lời dạy này thì giờ đây hẳn bạn không băn khoăn về khẩu nghiệp và biết đâu chừng sẽ cảm hóa được mẹ chồng.
Đối với người Phật tử, lời thề cũng rất cần thiết như là một sự thệ nguyện, phát nguyện tu tập chẳng hạn. Tuy vậy, thề độc thì không nên. Bởi khi lời thề độc phát ra, dù để thể hiện sự trong sạch thì cũng mang nặng chất liệu sân hận trong tâm ý, ngôn ngữ và hành vi. Cố nhiên, nếu thực sự bạn không làm điều ấy (có nhận tiền mà nói không) thì đúng như bạn nghĩ “chẳng có gì phải sợ cả”. Nhân quả ở đời rất phân minh, con người có thể dùng mọi thế lực để vu cáo, ức hiếp lẫn nhau nhưng không thể tránh khỏi quả báo, thời gian sẽ phơi bày tất cả những sự thật.
Vì thế, việc trước mắt cần làm là bạn hãy bình tâm nhìn nhận lại sự việc. Dù thề độc nhưng bạn đã nói đúng lương tâm và sự thật, không thêm bớt thì dù cho thề trước trời đất hay thánh thần gì cũng chẳng sợ. Bởi đó chỉ là một sự khẳng định đanh thép và trời đất hay thánh thần có linh thiêng đến mấy thì cũng phải tôn trọng sự thật, do đó không cần phải hóa giải gì cả. Tuy nhiên, bạn đã nói lời ác, dữ dằn nên cần phải thành tâm sám hối lời nói ác của mình.
Một trong những hạnh tu căn bản của hành giả thọ giới Bồ tát là nhẫn nhục, vượt lên chấp thủ cái tôi. Vẫn biết kham nhẫn với nghịch cảnh, oan ức là điều khó làm. Một người con Phật là phải vận dụng từ bi để hóa giải thù hận và phát huy trí tuệ để chuyển hóa tham sân, trong đó cảm hóa những người thân, xây dựng hạnh phúc, hòa hợp gia đình là điều quan trọng nhất.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm