Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 15/12/2023, 09:34 AM

Hương linh thọ dụng phẩm vật dâng cúng bằng cách nào?

Sở dĩ chúng ta ngửi được là nhờ có khứu giác còn thân trung ấm hay thần thức là vô hình thì lấy cái gì để ngửi? Có người cho rằng sau khi đã qua đời, người chết vẫn còn ăn, gọi là thức thực. Nhưng thức vốn vô hình, chứ không thể ăn được món ăn vật chất.

Hỏi:

Tôi được biết: “Trong thời gian thọ thân trung ấm, hương linh vẫn thọ dụng được tất cả những vật phẩm mà thân nhân dâng cúng như là cơm, nước, hương, hoa nhưng chỉ hưởng mùi vị của thức ăn mà thôi”. Nhưng tôi không hiểu vì sao thần thức của con người là vô hình còn các vật phẩm trên kể cả mùi hương đều là những dạng vật chất. Vậy làm sao thần thức lại có thể thọ dụng được các mùi hương đó được?

Sở dĩ chúng ta ngửi được là nhờ có khứu giác còn thân trung ấm hay thần thức là vô hình thì lấy cái gì để ngửi? Có người cho rằng sau khi đã qua đời, người chết vẫn còn ăn, gọi là thức thực. Nhưng thức vốn vô hình, nếu có thức thực thì cũng chỉ là “cảm” được những tâm niệm thương ghét, an ủi v.v... chứ không thể ăn được món ăn vật chất. Xin giải thích giúp tôi những thắc mắc trên.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đáp:

Thực ra thì thân trung ấm là một dạng sống có thân thể với cấu trúc vật chất rất vi tế mà mắt thường của chúng ta không thể thấy được. Tùy theo biệt nghiệp của mỗi loài mà thọ thân trung ấm với hình dáng khác nhau. Ngoài ra, còn rất nhiều loài chúng sinh khác hiện hữu trong thế giới đan xen (Phàm Thánh đồng cư độ) với loài người như chư thiên Dục giới và Sắc giới có thân thể đẹp đẽ, trang nghiêm; các quỷ thần đều có thân thể, hình dáng xấu xa hay dữ tợn tùy loài.

Bởi vì nghiệp duyên giới hạn của loài người, chỉ có một số người thấy được trời thần ma quỷ còn lại hầu hết thì không nên chúng ta thường nói nôm na về họ là thế giới vô hình. Vô hình là vì chúng ta không thấy chứ chẳng phải không có gì hay đó chỉ là thế giới thuần tâm thức, phi vật thể như các chúng sanh ở Vô sắc giới. Đơn cử như có rất nhiều dạng vật chất vi tế vẫn đang hiện hữu quanh ta và liên hệ trực tiếp đến đời sống con người như các dạng năng lượng, các tia X, tử ngoại, hồng ngoại v.v… mà chúng ta chẳng khi nào thấy hay nắm bắt được.

Không những thân trung ấm cùng chư thiên và quỷ thần có thân thể cũng như đầy đủ các giác quan mà giác quan của họ nhạy bén và thù thắng hơn loài người rất nhiều lần. Họ vẫn ăn uống bình thường, có khả năng nghe nhìn rất xa, di chuyển cực nhanh và hiểu được tâm niệm của loài người. Cho nên, các loài mà ta gọi thế giới vô hình vẫn thọ dụng các phẩm vật dâng cúng hay tự tìm kiếm một cách bình thường. Có điều, tùy theo nghiệp của mỗi loài mà có cách ăn uống, thọ dụng khác nhau.

Kinh Tăng Chi Bộ IV (chương 10, phẩm Janussoni, phần Janussoni, VNCPHVN ấn hành, 1997, tr 595) ghi: “Thế Tôn ở tại trú xứ của Bà la môn Jànussoni. Sau khi đi đến cung kính đảnh lễ, hỏi thăm và ngồi xuống một bên, Bà la môn Jànussoni bạch Thế Tôn:

Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi bố thí, làm các lễ cúng cho người chết. Mong rằng, bố thí này cho bà con huyết thống đã chết được lợi ích! Mong rằng, các bà con huyết thống đã chết, thọ hưởng bố thí này! Thưa Tôn giả Gotama, bố thí như thế có lợi ích gì cho các bà con huyết thống đã chết không? Các bà con huyết thống đã chết có được thọ hưởng bố thí ấy hay không?

Này Bà la môn, nếu có tương ưng xứ, thời có lợi ích; không có lợi ích nếu không có tương ưng xứ.Ở đây, này Bà la môn, những người nào… sau khi thân hoại mạng chung sanh vào địa ngục, sanh vào loại bàng sanh, sanh cộng trú với loài người, sanh cộng trú với chư thiên. Những vị này, được nuôi sống và tồn tại với những món ăn ứng với cảnh giới của các vị ấy. Này Bà la môn, đây là không tương ưng xứ; trú ở những nơi ấy, các vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.

Nhưng ở đây, này Bà la môn, người nào sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi ngạ quỷ. Vị ấy được nuôi sống và tồn tại với các món ăn tại đấy. Món ăn nào, các bạn bè, thân hữu, hoặc bà con, hoặc người cùng huyết thống muốn hướng cúng cho vị ấy; tại đấy, vị ấy sống với món ăn đó, tồn tại với món ăn đó. Này Bà la môn, đây là tương ưng xứ, trú nơi đây, vị ấy được lợi ích của bố thí ấy”.

Như vậy, rõ ràng thần thức của thân trung ấm và các loài quỷ thần thọ dụng các phẩm vật mà loài người dâng cúng một cách bình thường vì đó là “tương ưng xứ” của họ.

Đối với vấn đề thức thực trong quan niệm Tứ thực, không nên hiểu là dùng tâm thức để thọ dụng thực phẩm. Vì thức thực là cái khả năng duy trì và tiếp nối mạng sống. Để hiểu thế nào là thức thực, cần biết rằng chúng ta là biểu hiện của thức, gồm có y báo và chánh báo.

Chánh báo là con người gồm năm uẩn của ta và y báo thuộc hoàn cảnh chung quanh ta. Vì hành nghiệp từ nhiều kiếp xưa nên bây giờ ta có chánh báo này, với y báo này. Chánh báo và y báo đều là sự biểu hiện của tâm thức. Khi nhận thức, tâm cũng giống như cơ thể đón nhận các món ăn, đó gọi là thức thực.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Có khái niệm vong linh, có vong nhập trong Phật giáo không?

Hỏi - Đáp 20:34 23/11/2024

Khẳng định: Kinh điển Phật giáo có nói đến vong linh và ma nhập; nếu ai chưa rõ có thể cần đọc lại kinh Phật (Kinh tạng Pali).

Lá Bối có nghĩa là gì?

Hỏi - Đáp 19:38 23/11/2024

Corypha umbraculifera, còn gọi là cây lá buông, cọ talipot, cây lá bối, bối đa thụ..., là loài cọ nguồn gốc từ miền đông và miền nam Ấn Độ và Sri Lanka, nơi Phật giáo từng rất thịnh hành.

Phóng sanh có thể hóa giải sát nghiệp?

Hỏi - Đáp 10:30 23/11/2024

Con người ở trong lúc bệnh hoạn, thậm chí trong tình trạng nguy kịch thì phương pháp cầu cứu nhanh chóng nhất chính là phóng sinh phải không ạ?

Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024

Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?

Xem thêm