Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 10/02/2023, 12:50 PM

Khấn nguyện xuống tóc đền ơn nhưng chưa thực hiện, có mang tội không?

Lúc đó tôi đã khấn nguyện xin chư Phật, nếu tai qua nạn khỏi, được mẹ tròn con vuông thì sẽ xuống tóc đền ơn. Sau khi sinh con xong vì nhiều lý do nên tôi chưa thực hiện được như lời nguyện. Cạo tóc thì bất tiện cho công việc mà không thực hiện lời khấn nguyện thì sợ mang tội.

Audio

Hỏi:

Cách nay 15 năm, lúc tôi sinh em bé đã gặp phải một cơn bệnh hiểm nghèo. Lúc đó tôi đã khấn nguyện xin chư Phật, nếu tai qua nạn khỏi, được mẹ tròn con vuông thì sẽ xuống tóc đền ơn. Sau khi sinh con xong vì nhiều lý do nên tôi chưa thực hiện được như lời nguyện. Và dù công việc bận rộn nhưng tôi vẫn siêng năng tu tập và nay muốn thực hiện lời nguyện xưa. Tuy nhiên, những người bạn đồng tu góp ý rằng, quan trọng là nơi cái tâm của mình. Chuyện đã qua lâu rồi, nếu bây giờ cạo tóc, rồi đội tóc giả đi làm thì chỉ mang tính hình thức mà thôi. Điều cần làm là biến lời nguyện thành những việc làm thiết thực như tu tập, làm phước v.v… như vậy thì bản thân và gia đình đều được lợi ích. Hiện tôi rất phân vân: Cạo tóc thì bất tiện cho công việc mà không thực hiện lời khấn nguyện thì sợ mang tội. Mong nhận được những lời chỉ dẫn. 

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đáp: 

Đúng như những bằng hữu của bạn đã góp ý, sự phát nguyện tu hành hướng thiện của con người chung quy lại là ở nơi tâm của mình. Tâm thành thì Phật chứng! Trước đây, khi đối diện với hoàn cảnh ngặt nghèo, bạn đã hướng về Tam bảo cầu gia hộ và phát nguyện xuống tóc. Đây là một “đại nguyện”, vì người phụ nữ quý nhất là mái tóc. Cạo tóc đối với một số người có khuynh hướng lập dị hiện nay không phải là chuyện lạ nhưng đối với người bình thường, đặc biệt là phụ nữ thì đó là một sự hy sinh, xả ly vô cùng to lớn. Sự khấn nguyện xuống tóc của bạn lúc ấy biểu trưng cho tâm nguyện bố thí nội tài (xả bỏ một phần dung nhan, thân thể), phục thiện, làm phước để mong được an ổn, mẹ tròn con vuông.

Theo lệ thường, đã không nguyện thì thôi, khấn nguyện rồi thì phải y lời và bạn phải xuống tóc. Nhưng trong trường hợp của bạn nếu chỉ xuống tóc thôi mà không có một sự chuyển hóa nào cả trong tự tâm thì sự việc ấy, thực chất chỉ đạt được phần hình tướng bên ngoài. Cạo tóc xong thì vài tháng tóc lại mọc ra bình thường như trước. Xuống tóc như thế thì sẽ không đạt được giá trị và lợi ích thiết thực như tâm nguyện. Vì tâm nguyện xuống tóc lúc đó thực ra là tâm xả ly, bố thí, phục thiện và làm phước… Bạn phải thấy rõ được điều này. Xuống tóc tức là tu, phải thực sự tu tập thì mới đúng nghĩa xuống tóc. Sau lời nguyện ấy bạn đã phát tâm tu học, tức đồng nghĩa với xuống tóc rồi. Một khi bạn đã “ngộ”, thông suốt được điều này để tâm không còn vướng bận thì giải pháp tiếp theo sẽ đơn giản.

Trước hết, bạn cần sắm sửa lễ vật (hoa trái nhang đèn) dâng lên Tam bảo. Sau đó, quỳ trước Phật đài thành tâm nhắc lại lời khấn nguyện năm xưa, trình bày hoàn cảnh hiện tại của bản thân, xin Phật từ bi lượng thứ cho. Kế đến không cạo tóc hết, chỉ cắt một tí ti thôi (để tượng trưng cho việc vẫn giữ đúng lời nguyện xuống tóc) và thực thi tâm nguyện đó bằng việc tu hành thiết thực trong đời sống hàng ngày. Có thể tự tay bạn (hay nhờ một người khác) cắt một ít tóc tượng trưng rồi nguyện tiếp, từ nay về sau nguyện làm người Phật tử chân chính giữ 5 giới, sống lương thiện theo Bát Thánh đạo, thực hành bố thí và cúng dường… đến suốt đời.

Nếu có thể thì sau khi hoàn nguyện xong bạn phát tâm ăn chay, lễ sám một thời gian (một tháng hoặc nhiều hơn, tùy hoàn cảnh). Nếu được thì bạn nên thỉnh chư Tăng đến gia đình chứng minh tác lễ cầu an, hoàn nguyện và giáo huấn, hướng dẫn thêm để bạn an tâm tu tập, phụng sự gia đình và Tam bảo.

Đạo Phật chú trọng đến nội dung, tức cái tâm còn hình thức thì cũng quan trọng nhưng có thể phương tiện được. Tinh thần tùy duyên nhưng bất biến (tùy theo hoàn cảnh mà có thể thay đổi linh động nhưng nội dung vẫn nguyên vẹn) áp dụng trong trường hợp này hoàn toàn hợp lý, đúng pháp và không có gì để phải suy nghĩ thêm.

Hiện nay, có khá nhiều người vẫn duy trì quan niệm này, trước những vấn đề trọng đại thường phát nguyện xuống tóc, ăn chay. Thực hiện điều ấy vốn không dễ nhưng phải lưu ý rằng, ngoài hình thức cần chuyển hóa thân tâm hướng thiện. Làm được như thế thì trong ngoài, lý sự mới viên dung và gặt hái được kết quả như ý.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Vì sao lại có nhiều người trì niệm danh hiệu Bồ tát Quan Âm?

Hỏi - Đáp 18:05 02/05/2024

Từ đâu mà xuất sinh ra truyền thống thờ phụng và vì sao lại có nhiều người thích niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát như vậy?

Phải làm thế nào khi người đối xử không tốt với mình?

Hỏi - Đáp 16:00 30/04/2024

Hỏi: Khi người khác đối xử không tốt với mình thì mình phản ứng như thế nào?

Phát nguyện tụng kinh nên kiêng kị điều gì?

Hỏi - Đáp 14:00 29/04/2024

Hỏi: Tôi đang có ý định phát nguyện tụng kinh A Di Đà hoặc kinh Địa Tạng khoảng 21 ngày hoặc 49 ngày. Điều băn khoăn là tôi vẫn phải nấu thức ăn mặn cho cả gia đình (tôi chỉ đi chợ mua đồ mặn làm sẵn) và nếu quan hệ vợ chồng thì có được không?

Giải phóng chính mình khỏi mọi niềm tin giới hạn

Hỏi - Đáp 09:20 27/04/2024

Hỏi: Tại sao cùng một bài giảng, cùng một câu chuyện hay cùng một vấn đề mà những người nghe lại tiếp nhận chúng theo rất nhiều hướng khác nhau?

Xem thêm