Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 13/10/2014, 15:33 PM

Khởi công xây dựng thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang

Sáng Chủ Nhật ngày 12/10, (nhằm ngày Vía Đức Quán Thế Âm 19/9/Giáp Ngọ), HĐND tỉnh Hậu Giang, BTS GHPGVN tỉnh Hậu Giang, Công ty Cổ phần Him Lam, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt tổ chức lễ khởi công xây dựng thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang.


Quang lâm tham dự có sự hiện diện của Chư tôn giáo phẩm, đại diện chính quyền các cấp, đại diện các chức sắc Tôn giáo Thiên Chúa, Tin Lành, PG Hòa Hảo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, đại diện Cộng đồng người Hoa và hàng nghìn đồng bào phật tử địa phương cùng về dự lễ trong niềm hân hoan.

Công trình thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang được xây dựng trên diện tích rộng 4,2ha, với kinh phí khoảng 210 tỷ đồng.

Dự kiến, công trình xây dựng trong thời gian 14 tháng và hoàn thành vào cuối năm 2015. Công trình này do Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, người đã khởi xướng và giới thiệu cùng Ngân hàng Bưu điện Liên Việt hỗ trợ kinh phí và Công ty Him Lam xây cung tiến.

Nghi thức niêm hương đồng niệm Phật cầu gia bị

Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang tọa lạc tại ngã ba Vĩnh Tường, nằm ngay cửa ngõ đi vào huyện Long Mỹ, huyện Vị Thủy và thành phố Vị Thanh, thuận lợi cho việc thăm viếng và sinh hoạt tín ngưỡng của người dân trong tỉnh.

Hòa thượng Thích Huệ Đức - Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Hậu Giang Phát biểu: “Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ truyền vào Việt Nam trên hai nghìn năm lịch sử, Thiền tông hình thành và phát triển như các Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, Trúc Lâm, Lâm Tế, Tào Động… Lịch đại Tổ sư Thiền tông dung thông vào hoàn cảnh đất nước, các Ngài lập giáo không đổ một giọt máu đào, lệ nóng nào của dân tộc để dựng xây nên nền Phật giáo. Phật giáo đồng cam cộng khổ cùng dân tộc, đóng góp hữu hiệu phần mình bảo vệ và xậy dựng nền Độc lập chủ quyền cho Tổ quốc Việt Nam, cụ thể qua các các Vương triều: Tiền và Hậu Lý Nam Đế (542 - 603) mở đầu nền tự chủ cho nước nhà; đến nhà Đinh (968 - 980) và Tiền Lê (980 - 1009), Đạo Phật mặc nhiên được triều đình công nhận là quốc giáo của toàn dân; sang nhà Lý (1010 - 1225) và tiếp theo nhà Trần (1225 - 1400), Đạo Phật lại càng được phát triển mạnh trong đời sống xã hội. Từ đó mở mang muôn mặt đời sống xã hội, đem an vui hạnh phúc đến với toàn dân, với tất cả tâm từ bi, thương yêu tràn ngập.
 
Triều đại nhà Trần, đức Vua Trần Nhân Tông sau khi lãnh đạo tinh thần dân tộc chống quân Nguyên Mông, đất nước yên bình, Ngài nhường ngôn lại cho con, lên non Yên Tử xuất gia tu hành. Sau khi đắc đạo, Ngài dung hợp 3 Thiền phái trước đó và sáng lập thành Thiền phái Trúc lâm, là một Thiền phái mang đậm nét dân tộc Việt. Từ đó đến nay, Tổ Tổ tương truyền, Tâm Tâm tương ấn. Hiện nay có hàng trăm cơ sở Tự viện thuộc Thiền phái Trúc lâm trên cả nước và lan tỏa các nước trên thế giới, Thiền tông Việt Nam hoạt động trong lòng dân tộc Việt Nam,  với phương châm Hộ Quốc An Dân.

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, việc hình thành Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang là cần thiết. Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang chẳng những là nơi tu hành lý tưởng của Tăng ni Phật tử trong tỉnh mà còn là Trung tâm du lịch tâm linh cho khách thập phương các nơi về chiêm ngưỡng…”.

Chính thức khởi công xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang

Hậu Giang là Chương Thiện cũ, vùng chiến tranh ác liệt. Hòa nhịp cùng sự phát triển chung của đất nước, Hậu Giang tiến bước nhịp nhàng hòa điệu cùng phát triển, nhu cầu đời sống người dân khi ăn nên làm ra thì nhu cầu tinh thần cũng rất cần thiết.

Hạnh phúc thay được sự tiếp ứng của lãnh đạo Nhà nước, đáp lại nhu cầu đời sống tâm linh của người dân qua việc tạo điều kiện xây dựng thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang là Trung tâm văn hóa tâm linh của địa phương, bù đắp phần nào những mất mát về người và của do hậu quả chiến tranh đau thương mang lại.

Cái nôi tâm linh mới sớm được hiện thực, góp phần không nhỏ thay đổi sắc diện miền đất nơi đây, cũng là thiên hướng hợp thời, hợp thế, dần hình thành một hệ sinh thái du lịch tâm linh mang đậm bản sắc miền quê xứ Hậu. Nơi những người con đất Việt kiên trung chung lòng, đồng nguyện hộ trì Phật pháp trường tồn cùng dân tộc.

Thích Vân Phong
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Trường TCPH chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Phật sự địa phương 13:15 20/11/2018

Nhằm tôn vinh giá trị của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, vào ngày 20/11/2018, Ban giám hiệu cùng toàn thể tăng ni sinh trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng đã tổ chức ngày lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Đồng Tháp: Trường TCPH tỉnh chúc mừng ngày 20/11

Phật sự địa phương 11:28 20/11/2018

Ngày 13/10/Mậu Tuất (19/11/2018), chư tăng ni trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp đã đến các tự viện chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 

Đắk Nông: Lễ đúc đại hồng chung và an vị tôn tượng Bổn sư

Phật sự địa phương 10:55 19/11/2018

Sáng ngày 12/10/Mậu Tuất (18/11/2018), tại chùa Bửu Thành (TT.Đức An, huyện Đắk Song), cùng Chư tôn thiền đức tăng, ni và bà con phật tử trang nghiêm tổ chức buổi lễ an vị tôn tượng Bổn sư, có ý nghĩa vô cùng quan trọng tại huyện nhà.

Hà Nội: Chùa Hòa Phúc tưởng niệm 30 năm ngày HT.Ngộ Chân Tử viên tịch

Phật sự địa phương 14:37 18/11/2018

Ngày 11/10/Mậu Tuất (17/11/2018), chùa Hòa Phúc (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch của Hòa thượng Ngộ Chân Tử - Tổ Sư khai sơn chùa Hoằng Pháp.

Xem thêm