Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 14/02/2023, 11:08 AM

Không ai biết được nghiệp tiềm tàng của mình

Phần lớn tất cả mọi thiện nghiệp và mọi ác nghiệp tiềm tàng trong tâm của mình được tích lũy từ vô thuỷ trải qua vô số kiếp quá khứ cho đến kiếp hiện tại, tự mình không có khả năng biết được và những người khác cũng không thể biết rõ được.

Audio

Kiếp hiện tại của mỗi chúng sinh nói chung, của mỗi người nói riêng là kết quả một phần nhỏ quả của nghiệp được biểu hiện.

Còn phần lớn tất cả mọi thiện-nghiệp và mọi ác-nghiệp tiềm tàng trong tâm của mình được tích lũy từ vô thuỷ trải qua vô số kiếp quá-khứ cho đến kiếp hiện-tại, tự mình không có khả năng biết được và những người khác cũng không thể biết rõ được.

Tuy nhiên, duy nhất chỉ có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác mới biết được khả năng tiềm tàng của mỗi chúng-sinh mà thôi.

Thật vậy, Ngài Trưởng-lão Cūḷapanthakatthera trong PHÁP-HÀNH THIỀN-TUỆ tích Cūḷapanthakattheravatthu (1)được tóm lược như sau:

Ngài Trưởng-lão Cūḷapanthakatthera có sư huynh là Ngài Trưởng-lão Mahāpanthakatthera xuất gia trước, đã trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Về sau, Ngài Trưởng-lão Mahāpanthakatthera dẫn dắt người em là Cūḷapanthaka xuất gia trở thành tỳ-khưu. Sau khi trở thành tỳ-khưu, tỳ-khưu Cūḷapanthaka trở thành tỳ-khưu kém trí nhớ.

Thật vậy, Ngài Trưởng-lão Mahāpanthakatthera dạy tỳ-khưu Cūḷapanthaka một bài kệ gồm có 4 câu mà suốt 4 tháng Ngài vẫn chưa học thuộc lòng được.

Một hôm, Ngài Trưởng-lão Mahāpanthakatthera bảo với sư đệ Cūḷapanthaka rằng:

- Này Cūḷapanthaka! Dường như sư đệ không có đầy đủ phước duyên trong Phật giáo, cho nên một bài kệ mà sư đệ học suốt 4 tháng vẫn chưa thuộc lòng được. Còn phận sự thực-hành phạm-hạnh cao thượng để giải thoát khổ làm sao được!

Vậy, sư đệ nên rời khỏi ngôi chùa Ambavana này, trở về nhà trở thành cận-sự-nam tạo bồi bổ thêm các pháp- hạnh ba-la-mật.

Đời mạt Pháp, tỉnh mộng đi hỡi người đang tạo nghiệp

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nghe sư huynh của tỳ-khưu Cūḷapanthaka truyền bảo như vậy, thật tâm của tỳ-khưu Cūḷapanthaka hoàn toàn không muốn trở lại đời sống của người tại gia, bởi vì tỳ- khưu Cūḷapanthaka có đức-tin trong sạch tha thiết trong Phật-giáo, nhưng đành phải vâng lời sư huynh.

Hôm ấy, cận-sự-nam Jīvaka Komārabhacca là quan ngự-y của Đức-vua Bimbisāra trong kinh-thành Rājagaha đến ngôi chùa Ambavana đảnh lễ Đức-Phật, rồi lắng nghe Đức-Phật thuyết-pháp.

( 1 )Bộ Dhammapadaṭṭhakathā, tích Cūḷapanthakattheravatthu.Pháp-Hành Tứ-Niệm-Xứ

Sau khi nghe pháp xong, cận-sự-nam Jīvaka đến gặp Ngài Trưởng-lão Mahāpanthakatthera bạch rằng:

- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, trong ngôi chùa này có bao nhiêu vị tỳ-khưu?

- Này cận-sự-nam Jīvaka! Trong chùa có 500 vị tỳ-khưu.

- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, sáng ngày mai, con xin kính thỉnh Đức-Phật ngự cùng với chư Đại-đức-Tăng gồm có 500 vị đến tư thất của con, để cho con cúng dường vật thực.

- Này cận-sự-nam Jīvaka! Sáng ngày mai, Đức-Phật cùng với chư Đại-đức-Tăng gồm có 499 vị đến tư thất của con, trừ tỳ-khưu Cūḷapanthaka ra.

Nghe sư huynh của tỳ-khưu Cūḷapanthaka nói với cận-sự-nam Jīvaka như vậy, thì tỳ-khưu Cūḷapanthaka không còn hy vọng ở lưu lại tại ngôi chùa Ambavana này được nữa. Tỳ-khưu Cūḷapanthaka cảm thấy vô cùng khổ tâm cùng cực.

Canh chót đêm hôm ấy, Đức-Phật xả đại-bi thiền, xem xét chúng-sinh nào có phước duyên nên tế độ, thì thấy rõ tỳ-khưu Cūḷapanthaka hiện ra, Đức-Phật thấy rõ, biết rõ tỳ-khưu Cūḷapanthaka sẽ trở thành bậc Thánh A- ra-hán.

Đức-Phật tế độ tỳ-khưu Cūḷapanthaka

Sáng sớm hôm ấy, Đức-Phật ngự ra trước cổng chùa đi kinh hành chờ gặp tỳ-khưu Cūḷapanthaka.

Cũng sáng sớm hôm ấy, tỳ-khưu Cūḷapanthaka rời khỏi ngôi chùa Ambavana, đi trở về nhà. Nhìn thấy Đức- Phật tỳ-khưu Cūḷapanthaka liền đến đảnh lễ dưới đôi bàn chân của Đức-Phật.

Đức-Phật truyền hỏi rằng:

- Này Cūḷapanthaka! Con đi đâu từ sáng sớm vậy?

Tỳ-khưu Cūḷapanthaka kính bạch rằng:

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, sư huynh của con bảo rằng:

“Con nên rời khỏi ngôi chùa Ambavana, trở về nhà, trở thành cận-sự-nam, bởi vì con là người kém trí nhớ.” Bạch Ngài.

Đức-Phật truyền dạy rằng:

- Này Cūḷapanthaka! Con là tỳ-khưu trong giáo pháp của Như-Lai, sư huynh bảo con rời khỏi ngôi chùa Ambavana, sao con không đến với Như-Lai?

- Này Cūḷapanthaka! Con hãy đến với Như-Lai.

Đức-Phật đưa bàn tay mềm mại có dấu bánh xe sờ trên đầu của tỳ-khưu Cūḷapanthaka, rồi dẫn đến cốc Gandhakuṭi.

Đức-Phật truyền bảo tỳ-khưu Cūḷapanthaka ngồi trước cốc Gandhakuṭi, ban cho một miếng vải trắng mới sạch sẽ phát sinh do thần thông, rồi truyền dạy rằng:

- Này Cūḷapanthaka! Con nên ngồi quay mặt về hướng Đông, hai tay vò miếng vải này, đồng thời niệm trong tâm rằng: “Rajoharaṇaṃ,... Rajoharaṇaṃ,... Rajoharaṇaṃ, ... Vải lau bụi dơ,... Vải lau bụi dơ,... Vải lau bụi dơ,...”

Khi ấy đến giờ, cận-sự-nam Jīvaka bảo gia nhân đến kính thỉnh Đức-Phật ngự cùng với chư Đại-đức-Tăng gồm có 499 vị đến tư thất của ông (không có tỳ-khưu Cūḷapanthaka).

Vâng theo lời dạy của Đức-Phật, tỳ-khưu Cūḷapanthaka ngồi nhìn về phía mặt trời, vò miếng vải ấy, đồng thời niệm trong tâm rằng: “Rajoharaṇaṃ,... Rajoharaṇaṃ,... Rajoharaṇaṃ,...” “Vải lau bụi dơ,... Vải lau bụi dơ,... Vải lau bụi dơ,...”

Khi vò miếng vải mới sạch sẽ ấy, miếng vải ấy trở nên dơ bẩn, tỳ-khưu Cūḷapanthaka thấy miếng vải ấy dơ bẩn như vậy, nên nghĩ rằng: “Miếng vải mới sạch sẽ thật sự, nhưng khi tiếp xúc với thân thể này của ta, miếng vải mới sạch sẽ không còn sạch như trước nữa, nay miếng vải ấy trở nên dơ bẩn như vậy.

Tất cả pháp-hữu-vi đều là vô-thường nhỉ!

Tỳ-khưu Cūḷapanthaka thực-hành pháp-hành thiền- tuệ, phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp, nên hiện rõ 3 trạng- thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp.

Đức-Phật dõi theo biết rõ rằng: “Tâm của Cūḷa- panthaka đã có trí-tuệ thiền-tuệ rồi”.

Đức-Phật phóng hào quang hiện đến ngồi trước mặt tỳ-khưu Cūḷa- panthaka truyền dạy rằng:

- Này Cūḷapanthaka! Con không chỉ biết đến miếng vải ấy dơ bẩn vì bụi dơ, mà con còn phải biết những bụi dơ đó là rāga: Tham-dục, dosa: Sân-hận, moha: Si-mê ngấm ngầm ở trong tâm của con.

Con hãy nên diệt tận tham-dục, sân-hận, si-mê không còn nữa.

Đức-Phật thuyết dạy 3 bài kệ rằng:

“Rāgo rajo na ca pana reṇu vuccati...” “Doso rajo na ca pana reṇu vuccati...” “Moho rajo na ca pana reṇu vuccati...”

Ý Nghĩa :

“ - Bụi dơ đó là tham dục, bụi dơ không có nghĩa là bụi dơ, mà bụi dơ là tên gọi của tham-dục.

Chư tỳ-khưu đã diệt tận được bụi dơ tham dục ấy rồi, sống trong giáo pháp của Đức Phật không còn bụi dơ ấy.

- Bụi dơ đó là sân hận, bụi dơ không có nghĩa là bụi dơ, mà bụi dơ là tên gọi của sân-hận.

Chư tỳ-khưu đã diệt tận được bụi dơ sân hận ấy rồi, sống trong giáo pháp của Đức Phật không còn bụi dơ ấy.

- Bụi dơ đó là si mê, bụi dơ không có nghĩa là bụi dơ, mà bụi dơ là tên gọi của si-mê.

Chư tỳ-khưu đã diệt tận được bụi dơ si-mê ấy rồi, sống trong giáo-pháp của Đức-Phật không còn bụi dơ ấy. “

Sau khi lắng nghe 3 bài kệ xong, Ngài Trưởng-lão Cūḷapanthaka thực-hành pháp-hành thiền-tuệ liền chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được tham-dục, sân- hận, si-mê không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra- hán cùng với tứ-tuệ-phân-tích (paṭisambhidā), các phép- thần-thông (abhiññā), đặc biệt thông suốt Tam-Tạng Pāḷi (tīṇi piṭakāni).

Trích :” Nền Tảng Phật Giáo Quyển X - Pháp Hành Thiền Tuệ (Vipassana)”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tham nhiễm ngũ dục rất điên đảo, người tu phải cố gắng lần lượt phá trừ

Kiến thức 09:30 03/05/2024

Các phiền não về tham không ngoài sự đắm nhiễm ngũ dục lục trần. Từ cội gốc tham, sanh ra các chi tiết xấu khác như: bỏn sẻn, ganh ghét, lường gạt giả dối...gọi là Tùy phiền não.

Tâm bình thế giới bình

Kiến thức 20:34 02/05/2024

Hòa bình nghĩa là không chiến tranh, không chết chóc, không đau thương. Quan niệm hòa bình của Phật giáo là không có chiến tranh từ tâm thức đến ngoại cảnh, từ nhân cho đến qủa. Nói rõ hơn, chiến tranh có là do tâm hỗn loạn, tham lam, sân hận và si mê.

Dứt trừ được phiền não sẽ giúp người tu Tịnh độ dễ sanh về Tây phương

Kiến thức 17:00 02/05/2024

Đã là phàm phu, tất còn ở trong vòng phiền não, bị nó mê hoặc sai khiến, lắm lúc không tự chủ được. Phiền não có nghĩa: "khuất động thiêu đốt" làm cho tâm niệm không yên, ngăn trở bước tu hành, nên gọi nó là phiền não chướng.

Nghiệp chướng hôn trầm, ham mê ngủ nghỉ

Kiến thức 15:02 02/05/2024

Đức Phật dạy rằng có năm triền cái – năm trạng thái tâm lý, tình cảm làm ngăn che trí tánh của con người, còn gọi là năm phiền não nghiệp chướng, đó là: ái dục, sân hận, trạo cử, hôn trầm, nghi hoặc, làm trở ngại trên đường tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, thành tựu Phật đạo.

Xem thêm