Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 17/01/2020, 11:29 AM

Không nên thả cá chép ngày cúng ông Công, ông Táo

Việc thả cá chép để đưa ông Táo về trời ở miền Bắc hoặc đốt ngựa giấy, tranh giấy ở miền Nam chỉ là xưa bày ra vậy nên ngày nay làm theo thôi. Quan niệm dân gian là thả cá chép cung cấp phương tiện cho ông Táo về trời, chứ không có ý nghĩa phóng sinh như trong Phật giáo.

 >>Văn khấn ông Công ông Táo năm 2020 chuẩn nhất

Bài liên quan

Trao đổi nhanh với Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, Phó trưởng Ban Văn hoá TW Giáo hội PGVN: 
Từ xa xưa đến nay, trong văn hóa và phong tục của người Việt, tục lệ cúng tiến ông Công, ông Táo thường được tổ chức vào ngày 23 tháng chạp Âm lịch hàng năm. Trước đây, có thể do đời sống nông nghiệp là chủ yếu, việc cúng lễ còn có ý nghĩa khép lại năm cũ, sửa soạn nhà cửa làm lễ tất niên, đón rước tổ tiên về ăn Tết Nguyên đán, mở đầu năm mới.

Việc thờ ông Công, ông Táo ở nước ta đã có từ mấy nghìn năm, được truyền nối từ đời này sang đời khác, với mục đích sâu xa là nhắc nhở mọi người biết sống theo đúng luân thường, đạo lý từ gia đình đến khi ra ngoài xã hội. Dân gian tin rằng luôn có những vị thần linh theo dõi, ghi chép công việc hàng ngày của mỗi người, nên muốn có cuộc sống an vui, thịnh vượng thì con người phải tránh làm điều ác, siêng làm điều thiện, bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Ngày nay, do công nghiệp phát triển nhanh làm thay đổi đời sống vật chất, các giá trị văn hóa truyền thống bị phai nhạt. Xã hội ngày càng ưa chuộng hình thức hơn, ít quan tâm đến giá trị tinh thần trong ngày cúng ông Công, ông Táo.

Nhiều nghi lễ trong ngày ông Công, ông Táo trước đây được sinh ra từ đời sống nông nghiệp, nhưng đời sống hiện đại ngày nay đã không còn phù hợp, nên từ bỏ.

Nhiều nghi lễ trong ngày ông Công, ông Táo trước đây được sinh ra từ đời sống nông nghiệp, nhưng đời sống hiện đại ngày nay đã không còn phù hợp, nên từ bỏ.

Bài liên quan

Việc cúng lễ thần linh, Phật, thánh, tổ tiên thì điều quan trọng nhất là thành tâm cầu nguyện, "lễ bạc, lòng thành" là tốt nhất. Việc thả cá chép để đưa ông Táo về trời ở miền Bắc hoặc đốt ngựa giấy, tranh giấy ở miền Nam chỉ là xưa bày ra vậy nên ngày nay làm theo thôi. Quan niệm dân gian là thả cá chép cung cấp phương tiện cho ông Táo về trời, chứ không có ý nghĩa phóng sinh như trong Phật giáo.

Ngày nay ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân ở các đô thị ngày càng trầm trọng. Vào ngày cúng ông Táo, người dân không nên đốt vàng mã trong các nghi lễ cúng tế. Đốt vàng mã phải được xem là hủ tục mà mỗi người cần có ý thức loại bỏ.

Còn việc phóng sinh, cần hiểu đúng theo ý nghĩa ban đầu là con người gặp vật nuôi quý hiếm bị bắt, bị nạn thì tìm cách giải thoát, cứu nạn rồi thả về môi trường tự nhiên. Hoặc nếu muốn phóng sinh thì nên mua lại những loại chim, cá sắp bị giết thịt rồi thả về tự nhiên. Việc mua các loài vật, nhất là loài gây hại môi trường và mang thả xuống sông, hồ thì không phải là phóng sinh mà còn làm hại tự nhiên. Vì vậy, theo tôi không nên thả cá hoặc phóng sinh trong ngày cúng ông Công, ông Táo.

Thay vì đốt vàng mã, mua cá về thả sông..., mỗi người nên chăm chút cho căn bếp nhà mình.

Thay vì đốt vàng mã, mua cá về thả sông..., mỗi người nên chăm chút cho căn bếp nhà mình.

Bài liên quan

Nhiều nghi lễ trong ngày ông Công, ông Táo trước đây được sinh ra từ đời sống nông nghiệp, nhưng đời sống hiện đại ngày nay đã không còn phù hợp, nên từ bỏ. Thay vì đốt vàng mã, mua cá về thả sông..., mỗi người nên chăm chút cho căn bếp nhà mình.

Ngày ông Công, ông Táo có ý nghĩa rất quan trọng với căn bếp của mỗi gia đình. Trong bếp nên dành một chỗ nhỏ thờ các vị này, sao cho vừa ấm cúng, vừa không quá tốn kém. Mỗi khi thành viên trong gia đình nhìn thấy sẽ có ý thức vun đắp cho căn bếp cũng như bữa ăn gia đình. Thay vì lo sắm sửa mâm cao cỗ đầy, mỗi gia đình nên cùng làm bữa cơm đơn giản để có nhiều cơ hội trò chuyện với nhau bên bếp lửa, cùng nhau ăn bữa cơm sau những ngày bận rộn.

Mỗi nhà chỉ nên sắm một tuần trà, ít hoa quả, bánh kẹo để làm lễ cúng ông Công, ông Táo, không nên bày cỗ bàn linh đình. Bởi tục thờ ông Công, ông Táo là để nhắc nhở mỗi người sống lương thiện, hướng về ông bà, tổ tiên.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Có một cảnh giới mà chúng ta sẽ cùng nhau đoàn tụ vĩnh viễn

Góc nhìn Phật tử 11:45 04/05/2024

"Thầy xin các con tâm niệm: Chẳng sáng thì chiều, chẳng hôm nay thì ngày mai, chẳng tháng này thì tháng khác, chẳng năm nay thì năm sau, Thầy cũng như ba má và tất cả những người các con nương tựa thế nào cũng phải có ngày khuất bóng."

Tâm tham

Góc nhìn Phật tử 07:51 03/05/2024

Tâm tham là một trong những loại tâm bất thiện (Tâm chẳng lành, tâm xấu,…). Khi chưa là A La Hán thì tâm này vẫn chi phối chúng ta, khiến chúng ta tạo tác và luân hồi sinh tử trong nhiều kiếp. Tâm này do huân tập từ nhiều đời cho nên khi gặp cảnh tốt đẹp, hài lòng thì sinh ham muốn.

Niềm tin Phật Pháp hồi sinh tôi

Góc nhìn Phật tử 16:03 02/05/2024

Sấm sét có thể rưới mưa hạnh phúc và những giọt lệ có thể nở hoa niềm tin. Trong cuộc sống mỗi người, không sớm thì muộn, sẽ có lúc chúng ta đương đầu với một khủng hoảng ghê gớm nào đó tạo nên bước ngoặt và bẻ gãy cuộc sống bình thường của mình.

Hội luận: Sự cân bằng (3)

Góc nhìn Phật tử 11:45 02/05/2024

Tình cảm con người chính là sự biến dịch thiện ác mạnh mẽ nhất. Các luật sư của ba, tất cả các án mạng vợ giết chồng, chồng giết vợ, các đôi tình nhân giết nhau rồi thậm chí phân xác chỉ vì yêu, vì ghen…Đâu phải họ không thương nhau đâu...

Xem thêm