Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 10/07/2021, 12:44 PM

Kỹ năng mềm của nhà hoằng pháp Phật giáo và những thách thức của thời đại công nghệ 4.0

Hoằng pháp là một nghệ thuật chuyển tải đạo lý cho đời, tầm quan trọng của hoằng pháp không chỉ là thuyết pháp, truyền đạt kiến thức giáo lý mà còn hướng đến làm thế nào để mọi người phát tâm thực hành pháp Phật và chuyển hóa được tâm thức từ nhiễm ô trở nên thánh thiện.

Sau khi chứng ngộ đạo Vô thượng, Đức Phật thấy rõ chúng sanh trong lục đạo chỉ vì mê chấp mà có nhiều nghiệp lực sai khác. Đức Thế Tôn xuất hiện trên thế gian này chỉ muốn khai thị cho chúng sanh thấy được tánh giác của mình và làm chủ được chính mình. Do vậy, Ngài từng dạy rằng: “Hãy ra đi, các Tỳ kheo, đem lại sự tốt đẹp cho nhiều người. Vì lòng từ bi hãy đem lại sự tốt đẹp, lợi ích và hạnh phúc cho chư Tiên và nhân loại. Mỗi người hãy đi một ngả. Này hỡi các Tỳ kheo, hãy hoằng dương giáo pháp, toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, toàn hảo ở đoạn cuối, toàn hảo cả hai, nghĩa lý và văn tự”.1

Nên người đệ tử Phật lấy sự nghiệp hoằng pháp làm nhiệm vụ, lấy tinh thần lợi sanh làm hoài bão. Hình ảnh Đức Phật du phương hóa độ khắp nơi suốt 49 năm không ngừng nghỉ và Tăng đoàn đã dấn thân hành đạo không sợ nguy nan đã cho chúng ta những bài học quý giá. Với trách nhiệm “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”, người hoằng pháp luôn nỗ lực trau dồi đời sống phạm hạnh, tu tập “Tam vô lậu”, trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn về nội điển và ngoại điển để phát triển kỹ năng hành đạo; hay nói cách khác, hành trang của một nhà hoằng pháp là không ngừng nâng cao các kỹ năng mềm. Bên cạnh đó, đặc biệt tìm cách học hỏi và tiếp cận kỹ năng công nghệ để giúp thực hiện được mục tiêu, sứ mạng truyền bá lời Phật dạy đến với mọi tầng lớp trong xã hội một cách thành công và thuận tiện nhất. Tuy nhiên, đây vẫn còn là một thách thức rất lớn đối với một nhà hoằng pháp khi hạnh nguyện dấn thân phụng sự chúng sanh, xây dựng đời sống an lạc hạnh phúc ngay trong cuộc đời này.

Cái gốc của hoằng pháp

Giá trị của Phật giáo tồn tại suốt hơn hai mươi lăm thế kỷ với bao sự thăng trầm và đã có một vị trí vững chắc trong lòng công chúng.

Giá trị của Phật giáo tồn tại suốt hơn hai mươi lăm thế kỷ với bao sự thăng trầm và đã có một vị trí vững chắc trong lòng công chúng.

Kỹ năng mềm của nhà hoằng pháp Phật giáo

Kỹ năng mềm là gì?

Kỹ năng mềm là tập hợp kỹ năng liên quan mật thiết đến hoạt động trong cuộc sống. Có thể kể đến một số kỹ năng mềm như: khả năng sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hành vi, đối xử, thái độ giữa con người với con người. Kỹ năng mềm là những kỹ năng có liên quan đến việc hòa mình vào cuộc sống, hay tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc tổ chức, là kỹ năng quản lý được thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới…2

Tầm quan trọng của kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là những kỹ năng chủ yếu thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn (kỹ năng cứng), không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Do vậy, cách duy nhất để trau dồi kỹ năng mềm không gì khác hơn là phải luyện tập, học hỏi thường xuyên, tạo cho mình một phản xạ tức thời mỗi khi gặp các tình huống cần thiết.

Như vậy, đối với một nhà hoằng pháp Phật giáo thì kỹ năng mềm cần được trang bị và thực hiện như thế nào trong thời đại ngày nay?

Những kỹ năng mềm của nhà hoằng pháp Phật giáo

Trong Phật giáo, thuật ngữ ‘kỹ năng mềm’ vẫn chưa có định nghĩa một cách cụ thể, tuy nhiên, cụm từ này để chỉ cho nhiều loại kỹ năng khác nhau, nó có thể được vận dụng và định nghĩa cho từng trường hợp và khía cạnh cụ thể. Đối với một nhà hoằng pháp Phật giáo, kỹ năng mềm đóng một vai trò rất quan trọng, nó có sức ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại trong sự nghiệp hoằng pháp độ sanh, bởi hoằng pháp được xem như là sứ mệnh thiêng liêng vốn được kế thừa và truyền thừa từ chư Phật và chư Tổ. Chúng ta có thể chia làm 2 nhóm như sau: kỹ năng đối nội và kỹ năng đối ngoại. Kỹ năng đối nội bao gồm: làm chủ thân tâm, lắng nghe và chia sẻ, biết kham nhẫn, kiên trì và đạt mục tiêu, sáng tạo trong công việc, sự bao dung v.v…; và kỹ năng đối ngoại bao gồm: có cái nhìn tổng quan, hòa đồng và tạo lập mối quan hệ tập thể, lựa chọn và ưu tiên công việc, thuyết giảng, từ tốn giải quyết vấn đề …

Kỹ năng đối nội

Kỹ năng làm chủ thân - tâm: là ý thức sáng tỏ về sự sống của chính bản thân mình, hay nói cách khác là luôn chánh niệm tỉnh giác, biết mình đang nghĩ gì, nói gì và làm gì. Biết cách làm chủ bản thân trong đời sống và không bị lôi kéo bởi những hoàn cảnh xấu, đừng để cho những tham lam, sân giận, si mê, ganh ghét, tật đố, làm chướng ngại đến sự tu tập.

Đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, thế nào là các công việc đáng phải làm hơn hết? Chúng ta phải biết chính niệm tỉnh giác từng tâm niệm của mình, khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mặc y, ôm bình bát đi khất thực đều tỉnh giác; khi ăn uống đều tỉnh giác; khi đi đại tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi đứng, nằm, thức, ngủ, nói năng hay yên lặng đều tỉnh giác.” 3

Ngày nay, trong bối cảnh xã hội từng bước chuyển mình tương thích với sự phát triển và trỗi nhịp của văn minh thời đại; Phật giáo được xem là “chân lý thực tại”, mà cốt lõi chính là Đạo đức và lấy Giới luật làm nền tảng. Do đó, đánh thức tâm thức là điều quan trọng đầu tiên, hay nói đúng hơn là năng lượng tự thân mà một nhà hoằng pháp phải trang bị cho những cuộc hành trình “phát túc siêu phương”.

Kỹ năng lắng nghe và chia sẻ (hay kỹ năng giao tiếp): là thể hiện thái độ chân thành và sự tôn trọng với người đối diện. Trong Phật giáo, không chỉ giao tiếp bằng lời nói mà còn bằng cả trái tim. Khi người hoằng pháp muốn đạt được mục đích giao tiếp mà cụ thể là thấu hiểu được những gì người khác nói, bởi có hiểu mới có thương, đây là một đức hạnh cốt yếu không thể thiếu trong quá trình thực hành Bồ tát đạo. Vậy, làm thế nào để kỹ năng lắng nghe của bạn đạt được hiệu quả? Khi người khác đang nói với bạn có nghĩa bạn sẽ là người phải lắng nghe, vì thế, bạn nên tạo cho bản thân mình có sự chủ động và tập trung cao vào vấn đề họ đang nói. Có như thế chúng ta mới chia sẻ được mọi vấn đề và những nỗi khổ niềm đau với người đối diện. Trong kỹ năng lắng nghe còn cần thông qua các yếu tố khác như: thái độ lắng nghe, sự phản hồi và đặt lại câu hỏi, thể hiện sự khích lệ - đồng thuận, giao tiếp phi ngôn ngữ như thông qua đôi mắt… Tuy nhiên, trong cuộc sống và công việc truyền bá Phật pháp còn có những lời khen chê, những lời phê bình. Bạn đừng tự ái vì điều này mà hãy xem đó như những bài học hữu ích, bởi những lời phê bình là những bài học đắt giá giúp bạn nhìn thấy những khuyết điểm cần phải thay đổi của bản thân. Như vậy, biết lắng nghe và chia sẻ là một trong những phẩm chất tốt đẹp của một nhà hoằng pháp có có tâm và có tầm. Chính đức hạnh ấy là cơ sở, là tiền đề để giúp họ hoàn thành tốt sứ mệnh ‘tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự’.

Hoằng pháp thời hội nhập

Người đệ tử Phật lấy sự nghiệp hoằng pháp làm nhiệm vụ, lấy tinh thần lợi sanh làm hoài bão.

Người đệ tử Phật lấy sự nghiệp hoằng pháp làm nhiệm vụ, lấy tinh thần lợi sanh làm hoài bão.

Kỹ năng biết kham nhẫn: là một trạng thái tâm lý biểu hiện hai chiều của tâm thức; một mặt làm cho cuộc sống thăng hoa theo chiều hướng thiện, mặt khác làm đình trệ và chặn đứng sự sinh khởi dòng tâm lý bất an và phiền não... Như vậy, một nhà hoằng pháp cần có sức chịu đựng, chấp nhận, nhẫn chịu trước những điều áp lực và bất như ý. Tuy nhiên, tinh thần kham nhẫn theo lời dạy của Thế Tôn không đơn thuần là nhẫn nhịn mang tính đè nén, uất ức mà là sự vượt qua nghịch cảnh một cách an nhiên nhờ vào tuệ giác.

Trong Kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo, Tỳ- kheo kham nhẫn lạnh, nóng, đói khát, sự xúc phạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, những cách nói mạ lỵ, phỉ báng, các cảm thọ về thân, những cảm thọ thống khổ, khốc liệt, nhói đau, chói đau, không sung sướng, không thích thú, chết điếng người. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là Tỳ-kheo kham nhẫn”.4 Khi thành tựu với pháp này, thì vị Tỳ-kheo xứng đáng được cung kính, được tôn trọng, được chắp tay, được cúng dường, là ruộng phước vô thượng ở đời.

Kỹ năng kiên trì và đạt mục tiêu: kiên trì là thái độ sống, làm theo, theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra. Đó chính là sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, dù có gian nan thử thách nhưng vẫn nhất quyết làm đến cùng. Kỹ năng đặt mục tiêu vô cùng quan trọng, cần có sự kiên trì nhẫn nại, bởi nó là tiền đề cho những bước tiến xa hơn trong cuộc sống.

Kỹ năng sáng tạo trong công việc: sáng tạo là có niềm say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, biết nắm bắt, khơi nguồn, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có. Đặc điểm của sự năng động, sáng tạo là vượt lên chính mình, làm mới bản thân, tạo ra thế giới hiện đại, tăng hứng thú với công việc… Để có được sự năng động, sáng tạo trong công việc thì phải tự tin vào chính mình, thách thức và không ngại làm việc ở vị trí hay lĩnh vực mới, làm việc với những người có cùng mục tiêu, tham khảo ý kiến người có kinh nghiệm, trắc nghiệm lại công việc của mình, suy nghĩ và hành động…

Kỹ năng của sự bao dung: sự bao dung là thể hiện sự tôn trọng, thấu hiểu sự khác biệt của người khác như các vấn đề của phong tục tập quán, quan niệm sống, niềm tin và tôn giáo, chủng tộc và cách thức hành động… Nên cách sống bao dung là sống bằng tình yêu thương và sự quan tâm chia sẻ với những người xung quanh mình, giúp đỡ hay tháo gỡ cho người khác khi họ gặp khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, xã hội ngày nay quá thực dụng đã làm cho không ít người trở nên ích kỷ và lãnh đạm, thờ ơ. Là một nhà hoằng pháp, hãy như là một cánh tay vững chãi để có thể tháo gỡ đi những định kiến sai lầm trong tâm thức của con người khác và sẵn sàng dắt người khác bước lên từ bờ vực thẳm. Do vậy, chúng ta cần đến lòng bao dung hơn bao giờ hết để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, gần gũi với nhau hơn. Lòng bao dung ấy sẽ đưa con người đến những giá trị của chân thiện mỹ, giúp con người trở nên hoàn hảo hơn.

Kỹ năng đối ngoại

Kỹ năng có cái nhìn tổng quan: Nhìn tổng quan là quan sát một cách tổng thể về công việc hay hiện tượng, tức là có khả năng xác định được các yếu tố dẫn tới thành công hay nhận ra các nguy cơ thất bại tiềm ẩn của nó. Ví dụ, khi chúng ta thành lập một Câu lạc bộ dạy Phật pháp cho thanh thiếu niên, sau mỗi kỳ các em đến càng ngày càng đông, thấy được nét rạng rỡ hoan hỷ trên gương mặt các em, v.v… Điều đó chứng tỏ rằng sự phát triển của Câu lạc bộ có chất lượng tốt, đã làm thỏa mãn và thuyết phục tất cả mọi người. Tuy nhiên, để tạo thêm giá trị thì người tổ chức cũng như lãnh đạo phải không ngừng sáng tạo, làm mới để tạo nên sự thu hút, bởi mục đích của Phật giáo nói chung và những nhà hoằng pháp nói riêng đem đạo vào đời làm lợi ích cho nhân sinh.

Kỹ năng hòa đồng và tạo lập mối quan hệ tập thể: là người có tính thân thiện và dễ gần, dễ hòa nhập với công chúng, người biết cách trải lòng và làm quen với người khác, khơi gợi những cuộc trò chuyện để thiết lập mối quan hệ với những người xung quanh, điều này cũng thể hiện được khả năng lãnh đạo tốt và làm việc hiệu quả trong tập thể. Tuy nhiên, đối với một người tu sĩ điều quan trọng là cần có sự chân thành, nhiệt tâm và chân thật trong giao tiếp cũng như khi làm bất cứ việc gì, lời nói có trọng lượng và tạo được niềm tin cho người đối diện, thì chắc chắn quá trình hoằng pháp của bạn sẽ rất thành công.

Kỹ năng lựa chọn và ưu tiên công việc: Đối với một người làm công việc Phật sự, họ kiêm nhiệm quá nhiều công việc trong cùng một lúc, vậy làm thế nào có thể hoàn thành tốt được tiến trình của các dự án khác nhau? Do vậy, người đó cần có sự nhạy bén và tính toán tốt để lựa chọn và ưu tiên làm những việc nào mang tính quan trọng hơn, đó là một kỹ năng cần thiết của một người hoằng pháp.

Kỹ năng thuyết giảng: Thuyết giảng là một hình thức tương tác giữa vị giảng sư và thính chúng. Vị giảng sư truyền đạt một thông điệp theo cách tích hợp bằng cách sử dụng chủ yếu giọng nói, hình ảnh và ngôn ngữ cơ thể. Một người thuyết giảng tốt cần tạo ra một thông điệp tốt, mà nó mang tính thuyết phục cao, và có lợi ích cho cuộc sống; đồng thời sử dụng đúng phương tiện để người nhận có được một cách hiệu quả.

Kỹ năng từ tốn giải quyết vấn đề:

Trong cuộc sống cũng như công việc chúng ta sắp xếp công việc một cách suôn sẻ, nhưng cũng có những vấn đề phát sinh mà chúng ta không thể chủ động và lường trước được. Do vậy, khi gặp những tình huống này xảy ra, trước hết chúng ta phải bình tĩnh, vững tâm tư duy để có cách giải quyết vấn đề một cách khoa học để không làm ảnh hưởng đến thành quả công việc và không làm ảnh hưởng tâm lí của những người xung quanh. Đây cũng là một kỹ năng quan trọng mà một nhà hoằng pháp không thể thiếu được.

Nói tóm lại, trên đây là những kỹ năng mềm được xem là hành trang tất yếu của một nhà hoằng pháp Phật giáo, nó không phải tự nhiên có mà được hình thành trong quá trình tu tập, làm việc, và tích lũy kinh nghiệm. Vì vậy, một hành giả muốn dấn thân vào sứ mệnh hoằng dương chánh pháp cần nỗ lực rèn luyện những kỹ năng này để đem lại thành công.

Hoằng pháp cho người trẻ

Hoằng pháp là một nghệ thuật chuyển tải đạo lý cho đời, tầm quan trọng của hoằng pháp không chỉ là thuyết pháp, truyền đạt kiến thức giáo lý mà còn hướng đến làm thế nào để mọi người phát tâm thực hành pháp Phật và chuyển hóa được tâm thức từ nhiễm ô trở nên thánh thiện.

Hoằng pháp là một nghệ thuật chuyển tải đạo lý cho đời, tầm quan trọng của hoằng pháp không chỉ là thuyết pháp, truyền đạt kiến thức giáo lý mà còn hướng đến làm thế nào để mọi người phát tâm thực hành pháp Phật và chuyển hóa được tâm thức từ nhiễm ô trở nên thánh thiện.

Những thách thức của thời đại công nghệ 4.0

Trong thời gian gần đây, khái niệm “Cách mạng Công nghiệp 4.0” được đề cập rất nhiều trên truyền thông và mạng xã hội. Và tác động thực tế của cuộc công nghiệp này làm ảnh hưởng một cách sâu rộng cũng như làm thay đổi hoàn toàn về tư duy cũng như hành động của con người. Bởi sự phát triển một cách đột phá và đã được thay đổi thế giới trải qua 4 giai đoạn lịch sử: Theo ông Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới nói: “Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần 4 (4.0), nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học”.5 Sự đột phá của cuộc cách mạng này như một cơn lốc làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của Phật giáo và nó trở thành một thách thức lớn đối với những nhà hoằng pháp trẻ. Do vậy, sự tiếp cận và nắm bắt kịp thời với các phương tiện hiện đại như là yếu tố cần thiết đối với mỗi nhà hoằng pháp với lí tưởng đem đạo vào đời.

Thách thức là gì?

Đó là những khó khăn, những yêu cầu, những trở ngại có thể khó nhận ra hoặc cũng có thể tiên liệu được, nhưng thường là vượt tầm khả năng giải quyết của người trong cuộc. Bạn sẽ như người thuyền trưởng chỉ huy thủy thủ đoàn vượt qua bão tố giữa biển khơi, v.v… Ở một khía cạnh khác, thách thức chính là trải nghiệm quý giá, là vốn sống, là ngọn lửa thử vàng của ý chí và tài thao lược của nhà lãnh đạo. Nhận diện thách thức là hiểu được gốc rễ của vấn đề một cách khoa học và sát với thực tế nhất, tìm ra giải pháp vượt qua một cách chuyên nghiệp, và biến thách thức thành cơ hội.

Phật giáo và cách tiếp cận nền công nghiệp 4.0

Con người là trung tâm của xã hội, bởi mọi tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội, chính trị, tôn giáo đều phục vụ cho con người và cải thiện cuộc sống của con người. Phật giáo từ ngàn xưa cho tới nay vẫn luôn lấy con người làm trọng tâm trong các mối tương giao, chia sẻ trách nhiệm với xã hội. Bởi đạo Phật là đạo của tình thương, là đạo của giác ngộ, vì con người mà mang lại niềm an vui, hạnh phúc cao nhất trong cuộc sống. Đặc biệt, trước những cơ hội cũng như thách thức của cuộc CMCN 4.0, đời sống con người ngày càng trở nên phức tạp, và Phật giáo được xem là nơi cứu cánh để giúp con người xử lí những vấn đề này, là con đường chuyển hóa tâm thức dẫn đến sự hoàn hảo khi đạo đức xã hội ngày càng bị xuống cấp trầm trọng, và gây tạo quá muôn vàn hệ lụy khổ đau, v.v…

Như lời phát biểu của nhà vật lí người Đức – Albert Einstein, trong cuốn Welcoming Flowers from Across the Cleansed Threshold of Hope: “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó”.6

Tuy nhiên, để trở thành Tôn giáo của tương lai thì Phật giáo cần tăng cường sự lan tỏa giá trị của mình dưới sự hỗ trợ của cuộc CMCN 4.0. Khác với thời nguyên thủy, việc truyền bá Phật pháp chủ yếu bằng hình thức truyền miệng, Đức Phật và Tăng đoàn thân chinh đi khắp xứ Ấn Độ để giáo hóa. Nhưng phương thức này nhìn chung rất ít phù hợp với xã hội hiện đại ngày nay, vì mất quá nhiều thời gian và công sức. Theo dòng chảy lịch sử, chữ viết đã được phát triển, những lời Phật dạy được khắc vào bản gỗ hay lá cây, tuy nhiên, với phương tiện này, nó cũng dễ dàng bị hư mất theo thời gian. Ngày nay, với các thiết bị thông tin hiện đại chúng ta có thể lưu trữ bất cứ tài liệu nào, đăng tải các bài pháp, chia sẻ những kinh nghiệm tu học, v.v… mà chỉ cần một cái ‘nhấp chuột’ thì mọi người có thể đón nhận được tất cả. Ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc truyền bá chánh pháp thông qua các phương tiện như: Youtube, Facebook, Twitter, Instagram, Website, sách, báo, v.v… đã và đang tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị đáp ứng nhu cầu và tạo ra được lực hấp dẫn thu hút đông đảo nhiều tầng lớp trong xã hội đến với đạo, đó là giá trị của Phật giáo mang lại sự minh triết trong đời sống con người.

Cuộc CMCN 4.0 đã thúc đẩy Phật giáo bước lên một tầm xa mới, một tinh thần nhập thế gần như hoàn hảo. Tuy nhiên, thời đại công nghệ 4.0 bao gồm có 9 yếu tố 7 cốt lõi, nhưng Phật giáo chỉ có thể thường sử dụng: Trí tuệ nhân tạo, Điện toán đám mây, và Vạn vật kết nối.

Thời đại mới - cơ hội và thách thức của nhiệm vụ Hoằng pháp

Một nhà hoằng pháp cần có sức chịu đựng, chấp nhận, nhẫn chịu trước những điều áp lực và bất như ý.

Một nhà hoằng pháp cần có sức chịu đựng, chấp nhận, nhẫn chịu trước những điều áp lực và bất như ý.

Nhà hoằng pháp và những thách thức

Sứ mệnh

Sứ mạng của hoằng pháp là đem lại niềm hạnh phúc an vui cho cuộc đời, chuyển mê khai ngộ, ly khổ đắc lạc. Bởi con người bị chi phối bởi vô minh và vô số phiền não đau khổ, nên Giáo pháp của Phật chính là những phương thuốc mầu nhiệm chữa lành các căn bệnh của chúng sanh. Sự xuất hiện của Phật giáo không phải vì niềm vui tương đối ở cõi nhân thiên mà chính là sự an lạc vĩnh hằng ra khỏi sanh tử.

Người thực hành sứ mệnh hoằng pháp không chỉ trình bày giáo pháp của Đức Phật qua lời giảng, mà còn phong thái của hành vi, thái độ và cách ứng xử, v.v... Khi vị giảng sư toát lên được sự thảnh thơi, thanh thoát, ung dung và tự tại thì họ cũng thành công được 50% việc hoằng pháp của mình, còn lại là giá trị thông điệp mang lại cho thính chúng.

Trong kinh Tăng Chi, đức Phật đưa ra 5 quy tắc đối với một vị giảng sư:

Thuyết pháp tuần tự: Thuyết theo thứ tự từ thấp đến cao, không bỏ sót lý kinh, không đi lạc đề.

Thuyết pháp với mắt nhìn vào pháp: Dùng những lý lẽ dễ hiểu, dễ nhận thức, để giúp người nghe lãnh hội được pháp.

Thuyết pháp vì lòng từ mẫn: Có tâm bác ái, giúp cho người nghe có được sự lợi ích.

Thuyết pháp không phải vì tài vật: Không chú tâm đến lợi lộc, chỉ mong cho người nghe được thoát khổ.

Không làm thương tổn đến mình và người khác: Không khen tặng mình chê bai người khác.

Hoằng pháp là một trách nhiệm, là một nghệ thuật tiềm ẩn vô vàn khó khăn mà không phải ai cũng thành công. Chính Đức Phật là bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác còn phải gặp ngoại đạo, thiên ma làm trở ngại, huống nữa là chúng ta.

Thách thức

Trong thời đại cách mạng công nghệ càng phát triển thì những nhà hoằng pháp càng phải đối mặt nhiều thách thức, trong khi tri thức con người ngày một tiến bộ, vậy người hoằng pháp nên làm gì để đáp ứng nhu cầu quần chúng? Bên cạnh đó, còn có sự cạnh tranh khốc liệt của các tôn giáo có thế lực của những quốc gia láng giềng, v.v… Vậy nên, những khó khăn trước mắt, hành giả hoằng pháp hãy dũng cảm, kiên cường, nhận diện rõ bản chất của vấn đề thách thức để phấn đấu và rèn luyện, học hỏi không ngừng những ứng dụng mới của thời đại để có thể bắt nhịp những ứng dụng trong công nghệ 4.0 vào những phương thức hoằng pháp thì mới mong có những bước thành công phát triển vượt bậc. Đệ tử Phật đừng vì những vấp ngã khó khăn mà nản lòng bỏ cuộc, vì ‘nằm giữa khó khăn chính là cơ hội’ - Albert Einstein, nên muốn hoàn thiện kỹ năng biến thách thức thành cơ hội người hoằng pháp cần lưu ý năm điều:

Luôn cập nhật thông tin

Rút kinh nghiệm để tìm ra giải pháp và các bước đi phù hợp

Theo sát mục tiêu và biết đi tắt đón đầu

Biết nguy hiểm và cơ hội trong mỗi giai đoạn

Làm chủ bản thân và quản trị thách thức.

Phật giáo cần tăng cường sự lan tỏa giá trị của mình dưới sự hỗ trợ của cuộc CMCN 4.0.

Phật giáo cần tăng cường sự lan tỏa giá trị của mình dưới sự hỗ trợ của cuộc CMCN 4.0.

Từ thách thức tạo ra cơ hội là một quá trình phấn đấu chinh phục ước mơ và lí tưởng của người đệ tử Phật, nhà văn Victor Hugo đã viết: “Tương lai có rất nhiều tên. Với kẻ yếu, nó là điều không thể đạt được. Đối với người hay sợ hãi, nó là điều chưa biết. Với ai dũng cảm, nó là cơ hội”. Vâng, cơ hội không bao giờ có sẵn mà chỉ dành cho những ai biết nắm bắt nó.

Hoằng pháp là một nghệ thuật chuyển tải đạo lý cho đời, tầm quan trọng của hoằng pháp không chỉ là thuyết pháp, truyền đạt kiến thức giáo lý mà còn hướng đến làm thế nào để mọi người phát tâm thực hành pháp Phật và chuyển hóa được tâm thức từ nhiễm ô trở nên thánh thiện, đó là sứ mệnh cao cả của một “sứ giả Như Lai”, là cách gìn giữ chánh pháp luôn cửu trụ ở đời. Động cơ hoằng pháp xuất phát từ hạnh nguyện độ sinh, do vậy, khi Phật giáo đứng trước sự chuyển biến của nền văn minh công nghệ 4.0, thì việc dấn thân phụng sự chúng sanh lại càng khó khăn hơn. Muốn bắt kịp tiến bộ của xã hội thì mỗi người Tu sĩ Phật giáo cần vượt qua những thách thức để trang bị cho mình những kỹ năng như ‘kỹ năng mềm’ hay còn gọi là kỹ năng của sức mạnh nội tâm, cũng như ‘kỹ năng cứng’ tức là nghiên cứu, am hiểu về công nghệ thông tin để ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào công tác hoằng pháp truyền đạt giáo lý một cách thuận tiện, nhanh chóng đến với quần chúng, bên cạnh đó, công nghệ là phương tiện tối ưu trong sự tương tác đa chiều giữa “cho và nhận’ từ các trang mạng xã hội, tạo nên những đột phá, những cơ hội thành công trong viêc xây dựng đời sống hạnh phúc cho nhân sinh. Có thể nói rằng, hoằng pháp trong thời công nghệ như là một luồng sinh khí tươi mới thổi vào con đường hành đạo, đã khắc phục được nhược điểm của hoằng pháp truyền thống Phật giáo vốn xưa nay chỉ truyền đi thông điệp một chiều.

Giá trị của Phật giáo tồn tại suốt hơn hai mươi lăm thế kỷ với bao sự thăng trầm và đã có một vị trí vững chắc trong lòng công chúng. Phật giáo hiện đại muốn tiếp nối những vẻ vang xưa, khi và chỉ khi mỗi hành giả là mỗi nhà giáo dục chân chính biết dấn thân làm chỗ dựa tinh thần cho bao con người ở ngoài kia đang bị dục vọng mê lầm làm khổ đau, họ khát khao tìm chốn bình an nơi mảnh đất tâm có đầy hoa thơm và hương giải thoát. Và người trang bị đủ những kỹ năng trên mới thực hiện được sứ mệnh thiêng liêng trong thời đại này một cách hoàn hảo.

Chú thích:

  1. HT. Thích Minh Châu (dịch), Tương Ưng V, Tiên Đại Phẩm, PL. 2537 – 1993.
  2. https://vi.wikipedia.org/wiki//ky-nang-mem.
  3. HT. Thích Minh Châu (dịch), Trường Bộ kinh, Kinh Sa Môn Quả, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, 1996.
  4. HT. Thích Minh Châu (dịch), Kinh Tăng Chi Bộ 2, Chương IV, Bốn Pháp XII, Phẩm Kesi, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, 1996, tr. 39.
  5. Xem https://news.zing.vn/cach-mang-cong-nghiep-40-la-gi-post750267.html
  6. Xem Thích Đức Thiện và Thích Nhật Từ (chủ biên), Phật giáo và Cách mạng Công nghiệp 4.0, Nxb. Hồng Đức, 2019, tr. 137.
  7. Theo đề xuất từ Tập đoàn tư vấn Boston, các yếu tố cốt lõi về đòn bẫy công nghệ của CMCN 4.0 gồm 9 nhóm sau: (1) Dữ liệu lớn, (2) Trí tuệ nhân tạo, (3) Điện toán đám mây, (4) Vạn vật kết nối, (5) Hệ thống không gian mạng thực ảo, (6) An ninh mạng, (7) Robot và máy móc tự động, (8) Kết nối từ máy móc tới máy móc, (9) Các hệ thống mô phỏng và tăng cường thực tế.
  8. Tài liệu tham khảo:
  9. Trường Bộ kinh, HT. Thích Minh Châu (dịch), Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, 1996.
  10. Kinh Tăng Chi Bộ, HT. Thích Minh Châu (dịch), Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, 1996.
  11. Thích Đức Thiện và Thích Nhật Từ (chủ biên), Phật giáo và Cách mạng Công nghiệp 4.0, Nxb. Hồng Đức, 2019.
  12. Thích Nhật Từ (Biên tập), Quan điểm Phật giáo về Cách mạng Công nghiệp 4.0 & Môi trường bền vững, Nxb. Tôn giáo, 2019.
  13. Pannyavaro - Thích Nguyên Tạng (dịch), Tương lai của Phật giáo trên Internet,   https://quangduc.com/a5192/tuong-lai-cua-pg-tren-internet.
  14. Nguyễn Thanh Hải, Phật giáo thời kỹ thuật số, Tạp chí Khoa học và Công nghệ ĐH. Đà Nẵng, số 10 (131), 2018.
  15. DaLai Lama, Đạo kỷ nguyên mới, Nxb. Đồng Nai, 2011.
  16. Thích Nhất Hạnh, Đạo Phật ngày nay, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2016.
  17. Klaus Schwab, The fourth Indutrial Revolition (Cách mạng Công nghiệp 4.0), Publishing Currency, 2017.
  18. Https://vi.wikipedia.org/
  19. Https://news.zing.vn/
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa Đại lễ Tam hợp Vesak, tưởng niệm đức Phật đản sinh, Thành đạo và Nhập Niết bàn

Nghiên cứu 12:00 11/05/2024

Ngày Đại lễ Tam Hợp Vesak mang những ý nghĩa rất sâu sắc, rộng lớn, biểu trưng cho các nguyên lý của Phật giáo, mang lại vô số lợi lạc cho chúng sinh. Cuộc đời của đức Phật và sự hình thành Phật giáo được công nhận là sự kiện quan trọng, mang lại một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại.

Tìm hiểu về khả tính thành Phật của nữ nhân

Nghiên cứu 15:00 07/05/2024

Chính từ sự kiện 'nữ nhân khả tính' một phần nhấn mạnh tầm quan trọng của bức thông điệp 'Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành', duy nhất, tuyệt vời chỉ có ở giáo Pháp của đức Phật, cũng là lời khẳng định về tính thống nhất toàn bộ tư tưởng Phật giáo.

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Xem thêm