Làm thế nào để biết được vong nhi đã được siêu độ? Ai phải chịu nghiệp báo phá thai?
Các bạn Phật tử chúng ta, là những người con Phật đã thọ quy giới: thứ nhất không sát sanh - thứ hai không trộm đạo - thứ ba không tà dâm - thứ tư không nói dối - thứ năm không uống rượu.
>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc
Hỏi: Vừa qua, con có xem một số bài viết về vấn đề nạo phá thai, nhân quả nghiệp báo của vấn đề này cũng như cách siêu thoát cho các vong nhi làm con rất xúc động. Tuy nhiên, con vẫn chưa hiểu rõ lắm là con nên làm như thế nào để cho vong nhi siêu thoát khi nơi con ở không gần chùa chiền, con lại không biết một quý sư thầy sư cô nào và quả thật là con không biết nên làm như thế nào hết. Làm cách nào con biết được vong nhi ấy đã siêu thoát và con có nên cầu nguyện cho vong nhi mãi theo bên con hoặc là theo ông bà của con để khỏi bị bơ vơ không? Có phải việc nạo phá thai xảy ra thì nghiệp tội đều do người phụ nữ gánh chịu cả nên nếu vong nhi trở lại quấy phá chỉ có người mẹ phải chịu quả báo hay cha của đứa bé có bị nghiệp báo không? Nếu con sinh ra một đứa con mà không thể nuôi nổi cho nó tốt khi điều kiện không có thể thì việc nạo phá thai như thế tại sao có tội vì như thế là con đã giúp cho vong nhi không phải bị đau khổ khi sinh ra trên cuộc đời. Xin thầy khai ngộ cho con được biết.
Đáp: Theo quan niệm người xưa: “Trong một gia đình phải có đầy đủ hào con hào của…” mới gọi là gia đình hạnh phúc, gia đình có phước đức. Gia đình có phước đức sanh con, con sống vui khỏe, gia đình thiếu phước sanh con chết non, hoặc gia đình thiếu phước không sanh được con, dù người đó có tài sản thật nhiều, thật giàu sang phú quý, cũng gọi là gia đình “Thiếu phước” hay “Ác nhân” nên không sanh được con.
Khi sanh con thì phải sanh con trai, sanh con gái thì bị xui xẻo, sanh con trai thì vui mừng đãi tiệc mừng tưng bừng, sanh con gái thì buồn rũ rượi như hoàng hôn phủ trên đường vế không lối.
Tất cả các hiện tượng trên không là nguyên nhân để phá bỏ thai nhi, nhưng ngày nay lại trở thành “Việc thật” trên một vài xứ sở phá bỏ thai nhi nếu đó là “Nữ”.
Quan niệm lạc hậu về sanh con trai con gái
Trong lịch sử nhân loại phương Đông, niềm ước mong có con trai hoặc gái đã xuất hiện từ thuở xa xưa. Đã biết bao nhiêu triều đại vua chúa vì không có hoàng nam nối ngôi mà xáo trộn, bao nhiêu hoàng hậu bị bạc đãi vì không sanh được hoàng tử mà đức vua cũng như thần dân mong muốn. Ngoài thứ dân thì cũng đã nhiều xào xáo trong gia đình vì đứa con sanh ra không phải giới mà cặp vợ chồng mong đợi. Và người đàn bà vẫn là nạn nhân của niềm ước mong rất cá nhân này.
Các cụ ta khi xưa thì vẫn “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô ”. Một phần vì cần con trai để nối dõi dòng họ, phần khác vì quan niệm “Con gái là con người ta”. Ngoài ra, còn nhu cầu nhân lực cũng như bảo vệ an ninh nên con trai vẫn được ưa thích hơn, nhất là với đứa con đầu lòng.
Khi được thăm dò ý kiến thì đa số đàn ông, ngay cả các bà me, vì đều muốn có con trai. Các nhà kinh tế lại còn nói rằng nuôi con gái cũng tốn kém hơn là nuôi con trai vậy.
Nói gì thì nói, đối với loài người tiến bộ thì trai hay gái cũng là con, nam hay nữ cũng ngang tài ngang sức, cũng đấu tranh dành quyền lợi, cũng trí tuệ tuyệt vời như nhau, thậm chí còn tuyệt vời thông minh hơn. Con đường phụng sự cho gia đình và xã hội cũng chỉ do đôi bàn tay và trí tuệ, mà trí tuệ thì không phân biệt nam hay nữ.
Việc phá bỏ thai nhi
Một số quốc gia đông dân ngày nay có quan niệm khi biết thai nhi là nữ thì làm tổn hại thai nhi trước khi sanh, hoặc do việc hạn chế việc sanh con, hoặc chưa có gia đình mà có con, hoặc vì nghèo mà phá thai giúp cho con không sanh ra khỏi phải chịu cảnh nghèo khổ trong tương lai... nên việc nạo phá thai ngày càng phổ biến! Đó là những nguyên nhân thật khắc nghiệt của con người trên hành tinh.
Siêu độ thai nhi
Tại các chùa ở Việt Nam, nhất là Quan Âm tu viện tiếp nhận các “Bà Mẹ” đến xin đặt tên và đặt pháp danh quy y vong, thờ vong linh thai nhi thật nhiều, có “Bà Mẹ” làm tổn hại thai nhi đến 6 lần, cho đến khi biết đó là “Trọng tội” thì hoảng hốt sợ sệt, đi coi “Thầy bói” phán là có thai nhi đeo bám, thai nhi nhập, nếu muốn “Không bị đeo bám” thì thờ cúng! Bày vẻ cúng kiến linh đình thật hao tốn vô ích.
Tai hại vô cùng, khổ tâm cho các “Bà Mẹ bất đắc dĩ”, hằng ngày phải tự nghi nghi ngờ ngờ, chẳng biết đi đường nào để thoát hiểm, nhất là bị dư luận ghép vào trọng tội “Giết con”, “Sát sanh”, “Giết người”… ôi thôi dù không điên cũng phải điên bạn ạ! Thêm một nổi khổ “Vong nhập, nói tiếng ú ớ như trẻ con”, có người cứ tin vào việc có vong nhập, mà phải cho vong nhập hành hạ để trả quả báo. Có “Bà Mẹ” quyết định có vong nhập và phải cho vong nhập, hằng ngày không có vong nhập, không hoan hỷ, hết vong nâày tới vong khác, nhất là làm cho có vong nhập giùm cho thiên hạ! “Áp vong” đấy, thật khổ đế lắm bạn ơi!
Việc siêu độ thai nhi là việc làm bất đắc dĩ, vong thai nhi là một hiện tượng siêu hình, tin có là có, nói không là không bạn ạ! Bạn đừng quan tâm chú ý đến thì chẳng có gì cả, khi bạn quan niệm là có thai nhi nhập, thì chắc chắn bạn sẽ vướng bận thôi, thậm chí bạn sẽ điên đấy!
Theo giáo lý nhà Phật
Mọi việc đều không thật, việc trên chỉ là diễn giả độ chơn đó thôi! Sở dĩ nhà Chùa đặt tên, pháp danh và thờ vong nhi là để khuyến thiện người hiện tiền không nên sống phóng túng trong dục lạc, không có tâm sát sanh, hiểm độc, không làm việc ác nhân, thất đức.
Các bạn Phật tử chúng ta, là những người con Phật đã thọ quy giới: thứ nhất không sát sanh - thứ hai không trộm đạo - thứ ba không tà dâm - thứ tư không nói dối - thứ năm không uống rượu.
Các bạn phải giữ giới không sát sanh, tức là không làm tổn hại thai nhi, không sát sanh thì bạn chẳng còn lo âu gì nữa bạn ạ!
Không uống rượu thì không sanh dục lạc, không dục lạc nhiều thì không có “Con”, không có “Con” thì làm gì có việc làm hại thai nhi.
Các bạn giữ giới không tà dâm, tức là hạn chế sanh con, bạn không phóng túng trong việc sống chung giữa vợ và chồng, chắc chắn bạn không bao giờ làm tổn hại thai nhi đó Bạn ạ, vì không phóng túng tức không vướng bận việc con cái nhiều, không vướng bận thì không có việc sát sanh, không làm tổn hai thai nhi.
Chỉ có thế thôi bạn ạ!
Chúc các bạn hạnh phúc, an lạc trong ánh hào quang Đức Phật.
HT. Thích Giác Quang
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm