Làm thế nào để diệt dục?
Hỏi: Thưa thầy, làm thế nào để diệt dục ạ? Con bị nặng ái dục và có tâm kiêu mạn. Cái dục của con rất nặng, giống như nghiện ma túy.
Đáp:
Dâm dục và kiêu mạn đi đôi với nhau. Ái dục là do nghiệp. Ví dụ như:
-Do đời xưa mình thường khuyến khích người này cưới người kia, làm mai làm mối.
-Do làm nghề chăn nuôi và phải phối giống gia cầm, gia súc cũng làm cho mình nặng nghiệp ái dục.
-Do kiêu mạn, chê bai, xúc phạm bậc đáng kính.
-Do hay nói chuyện ái dục, kể chuyện ngôn tình, ái dục là động tâm người.
Đó là một số nguyên nhân làm cho mình bị nặng dục.
Khi nặng dục do nghiệp rồi thì rất nguy hiểm vì ta có thể vi phạm luật pháp. Như hiện nay ta thấy báo đăng có những trường hợp ấu dâm. Một ông già hàng xóm lừa một bé gái đi qua chơi rồi cưỡng dâm. Khi bị phát hiện ra thì luật pháp xử phạt, xóm làng bêu rếu, mất hết thanh danh. Khi người ta làm việc xấu đó, người ta cũng biết hết hậu quả chứ không phải không biết vì sự thôi thúc của cái dục nó mạnh hơn lý trí biết được hậu quả. Lý do vì sao nó thôi thúc mạnh hơn lý trí?
Ta nhớ đây là do nghiệp xúc phạm bậc Thánh, chửi bới người này, chửi bới người kia, kiêu mạn. Thì lúc đó cái dục thôi thúc mình làm chuyện bậy, không kiềm chế được. Nên cứ lấy cái dục làm thước đo cái phước của mình. Hễ phước mình lớn thì không có cái dục tầm bậy. Hễ phước kém, nghiệp nặng thì cái dục bắt đầu khởi lên. Nên phải sám hối, lễ Phật, khiêm tốn trong cuộc sống, tôn trọng mọi người và khuyến khích mọi người từ bỏ ái dục.
Nếu mình có Facebook thì hãy lên đó nói những lời thanh tịnh, diệt dục. Nếu một hai người đọc được họ cũng bớt cái dục thì mình cũng có phước.
Mình phải đánh trên nhiều mặt trận như vậy thì mình mới bớt được.
Rồi phải tập võ, tập khí công, nên ở nơi đông người đừng ở một mình, nên tham gia những việc công ích, tình nguyện của thanh niên như đi đắp đường, từ thiện để tiêu hao sinh lực vào những điều tốt đẹp.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Xem thêm