Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 23/11/2023, 16:28 PM

Làm thế nào để tiêu trừ sợ hãi và nghiệp chướng?

Sợ hãi đến từ lo âu. Nếu quý vị không lo thì quý vị sẽ không sợ bất cứ chuyện gì. Nếu quý vị không ích kỷ thì quý vị chẳng cần phải sợ hãi.

Hỏi: Chúng ta khéo dùng phương tiện như thế nào để khắc phục vượt qua dục vọng, lo sợ và lòng hoài nghi?

Hoà thuợng: Không ăn thịt, hành và tỏi. Tránh không dùng các chất kích thích. Hãy xem tất cả người nam như là cha mình và tất cả người nữ như là mẹ mình. Nếu quý vị suy nghĩ như vậy thì quý vị sẽ không sanh dục vọng. Sợ hãi đến từ việc lo âu. Nếu quý vị không lo thì quý vị sẽ không sợ bất cứ chuyện gì. Nếu quý vị không ích kỷ thì quý vị chẳng cần phải sợ hãi. Nếu quý vị không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi và không nói dối, thì quý vị không có gì để sợ hãi cả.

Quý vị còn lòng nghi là vì quý vị không có niềm tin, cứ lúc tin lúc ngờ. Kinh Hoa Nghiêm phẩm Hiền Thủ có nói “Lòng tin là cội nguồn của Đạo, là mẹ của công đức” (1). Hãy tin vào trí huệ có sẳn trong tất cả chúng sanh, và rồi quý vị sẽ không còn nghi ngờ nữa.

Mỗi ngày nói lời thật,

Không sợ bị đánh mắng.

Giết tôi, tôi không sợi.

Giải thoát có gì ngại? (2)

Luôn luôn nói lời chân thật, và không vọng ngữ. Hãy thành thật và ngay thẳng. Không sợ người ta la rầy hay đánh đập mình. Cho dù họ có đánh, quý vị cũng muốn nói lên sự thật, ngay cả khi họ muốn giết, cũng không có gì để sợ. Còn gì để sợ hãi khi đã được thật sự giải thoát? Đâu cỏn gì ở đó để mà sợ hãi?

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Hỏi: Có một số cư sĩ hỏi chúng con là khi gặp nghiệp chướng, họ thối chí và muốn bỏ cuộc. Nếu đây là định nghiệp chúng con phải trả lời với họ như thế nào? Chúng con có nên khuyên họ tiếp tục tinh tấn thêm?

Hòa thượng: Tùy vào hoàn cảnh, quý vị phải tùy theo bệnh mà cho thuốc. Phiền não và Bồ đề như băng và nước. Phiền não tức là Bồ Đề. Nơi chỗ tử vong, là cuộc sống mới bắt đầu. Khi tới mức không còn nhẫn chịu được nữa mà mình nhẫn chịu được, khi nào tới cánh cổng mà mình nghĩ sẽ không vượt qua được mà lại vượt qua được, thì như thế mới là đáng kể. Không có gì là đường cùng cả, quý vị không nên nhốt mình vào trong góc hẻm. Xe đến trước núi ắt sẽ có đường đi (3).

Tôi nhớ khoảng 7 hay 8 năm về trước, có một cư sĩ ở New York mời một vị sư đến cư trú tại chùa của ông ta. Nhưng vì ông ta thường hay cãi nhau với vị sư nên vị sư ấy cuối cùng mới bỏ đi. Ngôi chùa là do vị cư sĩ xây lên, nhưng vì ông ta muốn dùng vị sư để thu hút người, ông thường hay sai khiến vị sư. Vị sư đó khi mới tới chùa, đã không vừa ý khi bị một cư sĩ sai khiến, cho nên hai người cứ hay tranh cãi và cuối cùng thì vị sư đã ra đi. Vị cư sĩ rất thất vọng và đã gọi điện thoại cho tôi, nói ông ta sẽ đóng cửa chùa vì ông ta quá chán chường. Ông ấy kể cho tôi nghe mọi vấn đề, kể khổ với tôi, hy vọng là tôi sẽ ngã về phía ông ta và chỉ trích vị sư. Như vậy thì ông ta sẽ là người chiến thắng và sẽ cảm thấy mình đúng.

Nhưng tôi bảo ông ta cứ đóng cửa chùa đi. Tôi nói “Ông đáng ra nên đóng cửa chùa từ lâu rồi!.” Ông ấy lặng thinh. Sự im lặng kéo dài chừng mười phút. Khi thấy ông ấy không còn gì để nói, tôi bảo “Thuở đó khi ông còn nghèo, ông dùng danh nghĩa của Phật giáo để làm giàu. Giờ đây khi giàu có rồi, ông đáng ra nên đóng cửa chùa và nên “qua cầu rút ván”, quên hết những ơn mà đạo Phật đã làm cho ông. Nếu ông không quên ơn thì cần báo ơn. Cỏn nếu ông quên ơn thì ông không cần phải báo ơn. Cho nên đó là lỗi của ông nếu ông phải đóng cửa chùa.” Tôi khiển trách ông ta như thế và từ đó đến nay ông ấy vẫn chưa đóng cửa chùa.

Ghi chú:

(1) Nguyên văn Hoa ngữ:

信為道元功德母

Tín vi Đạo nguyên công đức mẫu.

(2) Nguyên văn Hoa ngữ:

日日說真話

不怕打與罵 殺我吾不畏

解脫有何罣

Nhật nhật thuyết chân thoại Bbất phạ đả dữ mạ Sát ngã ngô bất úy Giải thoát hữu hà quái.

(3) Nguyên văn Hoa ngữ:

車到山前必有路

Xa đáo san tiền tất hữu lộ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?

Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024

Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024

Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?

Tượng Phật có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.

Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật

Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024

Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?

Xem thêm