Làm thế nào khắc phục tính lười nhác của chính mình?
Đệ tử mỗi lần muốn lạy Phật, xem kinh sách hoặc nghe niệm Phật thì đều có những sự dụ hoặc khác xuất hiện, ví dụ như lên mạng, xem ti-vi, ăn uống hoặc ngủ nghỉ, thời gian mỗi ngày cứ thế mà bị lãng phí. Xin hỏi làm thế nào để khắc phục sự lười biếng của chính mình ạ?
Đáp:
Đây là căn bệnh chung mà rất nhiều người niệm Phật thời nay không thể thành tựu. Việc khắc phục là ở chính mình. Nền tảng chính là phải trì giới, phải nghe kinh. Nghe kinh giúp bạn rõ lý, trì giới là kiến lập công phu cơ bản cho bạn. Trì giới từ đâu mà làm? Nhất định phải bắt đầu làm từ Đệ Tử Quy, từ ba nền tảng Đệ Tử Quy, Cảm Ứng Thiên, Thập Thiện Nghiệp Đạo.
Ba nền tảng này đều cần phải hiểu rõ thấu triệt thì sẽ sinh ra sức mạnh. Nếu không thể hiểu rõ triệt để thì bạn vẫn không kháng cự nổi sự dụ hoặc. Nếu bạn thường xuyên cảnh giác rằng bạn rất dễ bị dụ hoặc, không có định lực, không có trí huệ thì bạn phải nghĩ đến việc mình sẽ đọa vào trong tam đồ (ba đường ác). Tương lai bạn có chịu đọa ba đường ác hay không?
Lời Phật dạy: Hãy nhớ tinh tấn, chớ có lười biếng
Việc này có thể nâng cao tâm cảnh giác của bạn. Sự thành tựu của Pháp sư Oánh Kha thời nhà Tống chính là bởi vì ông sợ đọa địa ngục, ông gắng sức nỗ lực nên ông thành công. Nếu thực sự biết được địa ngục là khổ, bản thân rất kinh sợ thì bạn sẽ không dám giãi đãi. Bởi vì bạn biết những tập khí xấu của giãi đãi chắc chắn sẽ khiến bạn đọa lạc, không người nào có thể cứu bạn được. Nhất định phải sửa tật xấu, thay đổi tập khí, nuôi dưỡng thói quen thích nghe kinh. Nghe kinh nhất định phải chuyên chú thì bạn mới thể hội được pháp vị của kinh giáo. Nếu nghe kinh mà tâm rất loạn, vọng niệm rất nhiều thì bạn sẽ không nghe được gì cả, cho nên nghe kinh thì phải chuyên chú. Lúc nghe kinh không được để bất kỳ người nào quấy nhiễu. Lúc nghe kinh ở nhà thì hãy tắt điện thoại thì bạn mới có thể chuyên chú.
Nếu nghiệp chướng của bạn nặng, bạn đang nghe kinh, vài cú điện thoại gọi đến thì đã phá hoại toàn bộ việc nghe kinh của bạn rồi. Đây là gì vậy? Là ma đến quấy nhiễu. Phàm những thứ quấy nhiễu đều là ma chướng của bạn, đều là oan thân trái chủ của bạn, không cho bạn dụng công. Họ không cho bạn dụng công, tương lai bạn không có công phu, vận khí của bạn suy rồi thì họ sẽ đến gây phiền phức, họ sẽ đến báo thù, đến đòi mạng, đòi nợ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật
Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?
Xem thêm