Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 31/03/2014, 10:05 AM

Linh Sơn cổ tự - ngôi chùa Hòa thượng Thích Trí Tịnh từng nhập thất tịnh tu

Linh Sơn cổ tự tọa lạc tại 104 Hoàng Hoa Thám, phường 2, thành phố Vũng Tàu tuy không có quy mô đồ sộ, to lớn nhưng đây là ngôi chùa lâu đời ở Vũng Tàu.

Thời kỳ đầu chùa được xây dựng trên triền núi nhỏ nhưng đến năm 1919 khu vực này bị người Pháp chiếm dụng để xây cho hoa tiêu ở. Sau đó năm 1921 chùa được bốn vị tín chủ cúng dưỡng đất xây dựng tại vị trí hiện tại.

Ban đầu chùa làm bằng tre nứa, vách cót và ngói âm dương, đến năm 1948 hương chức chùa làng Thắng Tam cung thỉnh Hòa thượng Thích Trí Tịnh làm trụ trì và giao toàn quyền quản lý chùa (sau này Hòa thượng đảm đương chức vụ Đệ nhất Phó Pháp Chủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự T.Ư GHPGVN); tiếp đó Ngài giao lại cho Đệ tử là cố Hòa thượng Thích Tịnh Viên (viên tịch năm 1995) làm trụ trì.

Năm 1959 Hòa thượng Thích Tịnh Viên dời toàn bộ ngôi chùa sang khu đất đối diện gần đình Thần Thắng Tam với quy mô và khang trang như ngày nay.
 Linh sơn cổ tự (Tp.Vũng Tàu)
Trong chánh điện chùa có thờ pho tượng Phật cao 1,2m bằng đá có phết vàng được điêu khắc rất khéo léo tạo nên vẻ mặt hiền từ và hết sức sống động trên nét mặt của đức Phật theo sắc thái tượng Phật của người Chàm và được các nhà khảo cổ ước tính có cách đây khoảng 1.600 năm.

Về nguồn gốc pho tượng Phật, có truyền thuyết kể lại cách đây hơn 100 năm có đoàn ghe chài lưới từ miền Trung vào đánh cá ở bãi Trước đã phát hiện 2 pho tượng phật bằng đá vùi dưới đất trên sườn núi gần bãi Dâu. Họ cùng nhau đào lên rồi chờ đến hôm sau làm lễ xin đem về. Dân địa phương biết tin kéo đến xem và cho rằng đó là di tích của địa phương nên cương quyết đòi giữ lại, sau giữ lại pho tượng lớn, chỉ cho pho tượng nhỏ đem đi về thờ tại chùa Đức Phổ, Quảng Ngãi. Pho tượng lớn được dân làng rước về thờ chính là pho tượng hiện nay ở chùa Linh Sơn cổ tự và hiện đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập hồ sơ trình Chính phủ nâng cấp thành bảo vật quốc gia. Ngoài ra chùa còn lưu giữ thờ cúng pho tượng Phật Di Lạc bằng đồng của miền Nam Lào thỉnh về năm 1972.

Hằng năm chùa thường tổ chức nhiều lễ cầu an, cầu siêu, nhiều nhất là vào dịp Tết Âm lịch như lễ hội Quan Âm, Đản sinh, lễ Vu Lan, lễ cúng cầu siêu cho các vong linh thai nhi - ấu nhi đến 13 tuổi, lễ truyền tam Quy ngũ Giới …

Đến thăm chùa vào những ngày thường, du khách sẽ được tự do thả mình vào một thế giới an lạc với một không gian tĩnh lặng như để rũ bỏ mọi ưu phiền và những lo toan đời thường; không những được giải tỏa những căng thẳng, khách thập phương còn có thể đưa mắt ngắm hết mọi khung cảnh, kiến trúc của một ngôi chùa có lịch sử lâu đời - Linh Sơn cổ tự.

T.M.T

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chiêm ngưỡng những tượng Phật lớn nhất Việt Nam

Chùa Việt 11:55 25/04/2024

Việt Nam là quốc gia có bề dày văn hóa Phật giáo và cũng là nơi có nhiều tượng Phật lớn nhất. Những tượng Phật này không chỉ là điểm hành hương tâm linh mà còn là kiệt tác nghệ thuật đáng kinh ngạc.

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Xem thêm