Lời nói là con dao hai lưỡi
Lời nói có thể xoa dịu nỗi đau của người, đôi khi có những lời nói làm tổn thương nhau. Vậy người xuất gia phải nói như thế nào mới phải đạo.
Trong bát chánh đạo đức Phật dạy: “Chánh ngữ là lời nói chân thật, công bình, ngay thẳng và hợp lý”. Người tu theo chánh ngữ, không bao giờ nói sai, không thiên vị, thấy dở nói hay, không xuyên tạc, nghe một đường nói một ngả. Người tu theo chánh ngữ rất thận trọng lời nói; trước khi nói điều gì phải suy nghĩ xem có lợi ích và chân thật hay không. Xưa đức Khổng Tử vào viếng chốn cửa miếu, thấy bức tranh họa một hình người bị kẹp miệng ba lần, ngài quay lại dạy môn đồ phải cẩn trọng lời nói.
Lời nói mà không có sự tỉnh giác thì mỗi khi phát ra lời nói sẽ làm cho người khác buồn giận và đau khổ, không chỉ buồn giận lúc đó mà còn ảnh hưởng đến nhiều ngày sau. Thậm chí đến vài tháng sau nghĩ lại còn có cảm giác như bị kim châm ở trong lòng. Vì vậy ông bà ta có lời khuyên rằng: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”
Lời nói khi nói ra thì không lấy lại được cho nên trước khi nói phải nên suy xét cho kỹ càng
“Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Triết lý từ bi, ái ngữ trong nhà Phật - Giải pháp cho các vụ bạo hành học đường
Hai câu trên muốn gởi đến chúng ta một bài học đạo lý sống ở đời bằng lời nói chân thành, để ta và người được kết nối yêu thương. Lời nói là một phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ, có thể giúp ta thông tin, bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ trao đổi kinh nghiệm để được yêu thương bằng trái tim hiểu biết mà vui vẻ sống hòa hợp với nhau. Chúng ta thường nghe nói “Lưỡi không xương nhiều đường lắc léo” khi ăn ngon hay dỡ cũng là cái lưỡi.
Lời nói có thể nói thế này hoặc thế kia không theo một quy luật nào, đôi khi nó còn là gươm đao có thể giết chết người. Người tu hành cần phải nói những lời từ ái hòa nhã, cung kính nhẹ nhàng trong mọi trường hợp. Phải chánh niệm trong từng cử chỉ, lời nói. Đôi khi mất chánh niệm có thể nói ra những lời thô thiển khiến người khác buồn lòng.
Trong cuộc sống, tất cả mọi người từ cha mẹ, anh em, thầy tổ, bạn bè, gia đình và xã hội. Ai cũng cần có tình yêu thương qua lời nói, nhờ vậy mà chúng ta có thể trau giồi sự hiểu biết và sống có đạo đức. Cho nên lời nói rất quan trọng trong giao tiếp đối nhân xử thế, lời nói tốt có thể đem lại cuộc sống an vui cho mọi người, lời nói xấu có thể đem lại thù hận oán trách. Lời nói giống như con dao hai lưỡi có thể đem lại hạnh phúc hay niềm đau.
Xây dựng chánh ngữ để ứng phó khủng hoảng truyền thông
Lời nói là sự biểu lộ phẩm giá và nhân cách của một con người. Người ta có thể yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau và cũng có thể ghét nhau vì lời nói. Sở dĩ chúng ta phải cẩn thận khi nói là vì lời nói vừa có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp cũng có thể phá hủy mọi thứ.
Người đời còn phải cẩn thận trong lời nói như vậy huống nữa là kẻ xuất gia tu hành làm sao có thể chẳng lưu tâm. Hãy giành cho nhau những lời tốt đẹp chan hòa, đừng vì hơn thua được mất mà nói nhau nặng lời gây mất tình cảm
Người xuất gia cần nói lời chân thật dù thích hay không thích thì phải nói thật lòng mình không giả vờ nịnh hót như kẻ tiểu nhân. Không nói lời thô ác cộc cằn hay có thái độ khinh bỉ, miệt thị người khác. Lúc nào trong lời nói cũng biểu thị hai điều: thương yêu và tôn trọng.
Tình pháp lữ trong tăng chúng rất cần đến sự thương yêu và tôn trọng không chỉ với người nhỏ hơn mà chúng ta phải bảo bọc, phải hy sinh nhiều hơn. Đừng bao giờ nghĩ mình tu lâu hơn nên có quyền nói gì cũng được. Đó là quan niệm sai lầm. Không nên hơn thua trong lời nói, không được bộc lộ sư khoe khoang. Người có tâm hơn thua thường biểu lộ ra lời nói, muốn tranh hơn với người khác nhất là trong giáo lý sẽ làm tổn phước.
Từ những phát ngôn miệt thị của TS Dương Ngọc Dũng, nghĩ về Chánh Ngữ
Trong sinh hoạt hằng ngày cần hiểu rõ bản thân để có được sự an vui. Đức Phật dạy sáu pháp lục hòa nhằm nâng cao sự hòa kính trong cuộc sống của người xuất gia. Nếu đem tình đạo đối đãi với huynh đệ, thầy trò hay Phật tử thì cuộc sống đầy tình đủ nghĩa mới thực sự cao đẹp và quý báu.
Đôi khi trong cuộc sống gặp chuyện trái ý hay bất bình con người ta thường có hai thái độ một là nỗi giận chưởi mắng nhau hai là im lặng nuốt giận nhưng trong lòng ấm ức. Nỗi giận cãi nhau thường gây thù chuốt oán dễ làm mất tình cảm.
Người tu hành cần nói lời ái ngữ. Ái ngữ là lời nói chân thật xuất phát từ đáy lòng chứ không phải là lời nói đầu môi chót lưỡi, càng không phải là lời nói hoa mỹ làm xiêu lòng người. Lời nói ái ngữ có tác dụng an ủi giúp người nóng giận giảm bớt sôi sục âm ỉ bên trong hay chuyển hóa phiền muộn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm