Mẹ cầu cho con vượt qua ngày tròn
Đầu năm, người Việt có phong tục đi chùa giải hạn, cầu an. Lời thầm thì nguyện cầu đó nhiều người cho là mê tín, nhưng với người tín thì họ vẫn làm. Từ bước chân mùa Xuân đó tôi lại nhớ mẹ tôi.
Mẹ tôi là người quá mê tín, bà tin từ nhà sư, thầy cúng, thầy bói…có nghĩa là ông nào nói gì bà cũng nghe, rồi tin, làm theo. Tôi hay tranh cãi với mẹ về chuyện này, nhưng cuối cùng tôi thua vì tôi biết bà đã tin tưởng.
Đó là niềm tin nhiều khi có tuyệt vọng và hy vọng, nhưng tôi nghĩ mẹ tôi vui khi tin vào thế giới tâm linh. Đó cũng là niềm vui của tuổi già, cần sự an ủi của tổ tiên hay thánh thần…
Ngày rằm tháng Giêng, chúng ta chứng kiến người Hà Nội tràn ra đường để làm lễ giải hạn đầu năm ở chùa Phúc Khánh. Nhiều người cho rằng hành vi vậy là mê tín quá, ảnh hưởng giao thông và không có ý nghĩa.
Người chê bai cho rằng không thể bỏ vài trăm ngàn, rồi nhà nhà sư cúng bái là giải được hạn của mình. Đó là điều phi lý.
Nhưng họ là người quan sát, họ đâu phải là người bỏ lễ để được ghi danh cho lễ giải hạn đầu năm đó. Họ đâu có niềm tin tuyệt đối rằng Đức Phật sẽ giải thoát vận đen cho họ trong năm nay.
Những người ngồi nguyện cầu đó họ có một suy nghĩ đơn giản là họ tìm thấy sự bấu víu, nâng đỡ, che chở. Một điều, mà người ta tin sức mạnh của Đức Phật sẽ giúp họ qua cơn hoạn nạn nếu có.
Tôi nghĩ mẹ tôi cũng có cách nghĩ như vậy để bà muốn Đức Phật, Thánh hay tổ tiên chở che cho mình, cho gia đình mình, dù bà không biết rằng nhiều khi niềm tin của mình bị trục lợi từ những người cúng bái và tinh thần của thần thánh cũng chả giúp gì được mình.
Nên những khi tranh luận tôi hay đưa ra lý lẽ, còn mẹ tôi bức xúc: “mày thì biết cái gì”.
Người Việt thuộc đa thần giáo, họ thờ phụng từ Đức Phật, Chúa, đến các vị thánh, đến những người có công lao trong làng, thậm chí đến cả con vật. Họ tin rằng thờ cúng như là một nghĩa vụ, một đức tin, một giá trị đạo đức, một hướng niệm về người đã khuất… “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.
Nên hằng năm, những hội hè, đình đám đầu năm diễn ra rất nhiều phần lớn để tưởng nhớ những con người đặc biệt đó. Nó là sức mạnh vũ bão để con người được bảo vệ về mặt tinh thần trong một cuộc sống nhiều biến động.
Khi họ nghe một thầy bói, lá số, tử vi rằng năm nay gặp nhiều tai ương, hoạn nạn, tuổi tác không hợp…thì niềm tin vào thần thánh, Phật, tổ tiên lại càng mạnh liệt. Những tín lễ sẽ được bày ra, phải tìm những người thầy giỏi nhất, ngồi chùa, miếu… thiêng nhất, để tâm niệm vào đó mong được phù hộ độ trì qua khiếp nạn.
Và niềm tin của mẹ tôi là vậy. Bà đã sống như vậy để cầu cho con cái vượt qua ngày tròn, cho gia đình không phải gặp kiếp nạn nào.
Nó giống như chúng ta thờ tự tổ tiên và luôn thắp hương trong ngày rằm, mồng 1 để thì thầm với ông bà giúp sức cho con cháu mạnh khỏe, gia đình êm ấm. Ta tin tổ tiên vẫn đồng hành trong cuộc sống mình, gia đình mình và đang theo dõi hoạt động của chúng ta. Tổ tiên thiếu gì thì ta gửi gắm theo quan niệm “trần sao âm vậy”.
Gửi gắm vào thế giới đã mất, không tồn tại, có thể ai đó cho là mê tín, nhưng với tín ngưỡng nó là niềm tin ở nhân gian. Hậu thế tin vào thế giới bên kia để sống sao không hổ thẹn với ông bà.
“Đốt vàng mã không phải mê tín, đó là hành động tâm tình để người cõi âm có được những thứ như người sống. Đốt tiền vàng, nhà lầu, xe hơi… đó là cách biểu hiện tâm tình tốt đẹp, hiếu thảo, nó chất chứa cao đẹp của truyền thống. Khi chưa tìm ra phương pháp khác để nuôi dưỡng những thứ đẹp đẽ đó, mà bắt bỏ cái đó thì quí vị bắt người ta bỏ đi những cái đẹp”. Thiền sư Thích Nhất Hạnh khi còn sống đã giải thích như vậy về tục đốt vàng mã.
Có thể có tiếp những tranh cãi giữa tôi và mẹ về chuyện xem bói, cúng bái, vì đơn giản tôi không quá mê tín như mẹ. Nhưng đôi khi tôi không hiểu rằng sự mê tín đó là thứ để bà vin vào để sống như một điểm tựa. Một điểm tựa mơ hồ chưa chắc đã xử lý tốt cho mẹ những khó khăn trong cuộc sống, nhưng nó tạo nên sự thoải mái trong tâm hồn.
Tôi nghĩ tôi không cần quá cầu kỳ để hiểu mẹ tôi đang tìm kiếm điều gì trong thế giới tín ngưỡng của bà, vì sự giải thích của mẹ và tôi luôn mâu thuẫn. Thế giới của tôi thực tế hơn, mẹ thì nặng về hương khói, vong linh, chiêm nghiệm “có kiêng có lành”.
Tôi đi chùa như một cuộc đi dạo thanh tịnh, tìm giọt sương trên lá, nghe thanh âm của kinh cầu, nhìn thấy màu nâu đất trên áo nhà sư. Mẹ tôi tìm tới đức Phật như một màu nhiệm, bà tin đó là thế giới chữa lành những vết thương sâu kín, tìm một con đường hướng đạo cho gia đình.
Đôi khi tôi thấy bà tìm kiếm sự an lành khó nhọc quá, hành trình rối rắm lắm. Nhưng tôi biết mẹ vui khi ngồi dưới mái hiên chùa, nhìn thấy Đức Phật. Một sự an trú tuyệt vời của mẹ.
*Bài tham gia dự thi của tác giả Tuấn Ngọc, địa chỉ: Vân Canh, Hoài Đức, TP. Hà Nội.
Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TTT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”
Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.
Xem thêm