Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 25/07/2023, 15:05 PM

Mưa tháng sáu

Sâu thẳm trong tôi vừa hình thành một suy nghĩ có lẽ tôi sẽ tiếp cận với những bệnh nhân K bằng bài viết này. Nếu thế thì những nỗ lực của tôi không uổng phí. Tâm tôi đang rỗng không, nhẹ tênh.

Sau một năm “gác gươm” (ngôn ngữ của giang hồ vặt), tôi nhận lời tham gia dự trại sáng tác ở cao nguyên Đà Lạt, vùng đất đã thân quen, với những gương mặt thân quen (thực sự tôi muốn dùng từ nhàm chán nhưng lại e chạm vào tự ái của các bạn), tôi như muốn tìm kiếm, chứng nghiệm những cảm giác mới từ không gian…đã cũ. Trở thành một con người khác sau khi đã rời khỏi đội ngũ với lý do chính đáng: xin được dành hết tâm lực cho hoạt động thiên nguyện ở Trung Tâm Dưỡng Sinh Bình Dương. Vâng kể từ khi ấy Thiền đã trở thành lẽ sống của đoạn đời còn lại của tôi. Điều này đã được mặc định từ cách tiếp cận và khai thác chủ đề từ truyện ngắn đến bút ký: “Cuối hành trình sinh tử”, “Hồn phách xanh xao”, “Bên những nấm mồ”…Đó là một đúc kết mà tôi vừa tìm thấy cách đây ít lâu. Thật lạ, sự sống và cái chết luôn luôn thường trực trong tâm thức tôi ngoài những lúc bận rộn, trà dư tửu hậu.

Tôi đã không ồn ào chia sẻ comment sau sự ra đi của những bạn văn, những cây bút mới đây còn chén tạc, chén thù: Hoàng Anh, Lưu Vân, Nguy Anh, và mới đây thôi là Nguyễn Tiến Đường. Những người bạn ở tuổi lục tuần, đường văn chương còn đầy những khám phá, thể nghiệm, tìm tòi.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Có người còn trong tuổi ngũ tuần như Hoàng Anh, nhậu bất tận từ trưa đến chiều, từ bia sang đế, người mỏng như một cuốn tạp chí… rồi cũng vắn số. Cuộc sống sao mà mong manh quá, đời người mỏng manh quá. Mới chỉ mấy tháng mùa khô mà anh em lần lượt rủ nhau lên đường…Cái thói quen phóng tâm suy tưởng qua ô kính cửa xe kéo tôi đi lan man. Ngoài trời mưa rả rích. Chúng tôi thường có những chuyến sáng tác Đà Lạt mùa mưa. Mùa này là vào hè nhưng thành viên trại sáng tác đa phần là giáo viên nên phải đội mưa mà đi cho tiện với công việc.

Lịch trình trại sáng tác:

1. Thứ bảy 24/6/2016: 5h30 anh em tập trung. Xe khởi hành 6 h00 tại văn phòng Hội VHNTĐoàn ăn trưa trên đường đi. Trưa 11h30 dùng cơm, sau đó tiếp tục hành trình đến Bảo Lộc đoàn ghé gia đình Nguyễn Tiến Đường để viếng nhà thơ. Chiều đến Lâm Đồng nhận phòng nghỉ ngơi. Tại nhà sáng tác số 2 đường Yên Thế - P10 Đà Lạt, SĐT:....

2. Chủ nhật…………………

3. Thứ hai……………..

4. Thứ ba……………….

Tôi gạch nhẹ một nét trên chữ để viếng / và thêm vào “mộ” nhà thơ. Chuyến đi này chúng tôi ghé thăm mộ nhà thơ lang bạt. Anh từng là trưởng phòng Thi đua ở một công ty cao su, nhưng đã bỏ cả ra đi theo tiếng gọi của thi ca, không vợ con, không nhà cửa, thuê nhà trọ. Đến lúc về già, Hội liên hệ Trại nuôi người già, đang làm thủ tục, anh về lại nơi từng công tác, thăm anh em thì căn bệnh tai ác quật ngã. Bạn bè gọi điện liên lạc người anh ở Lâm Đồng nơi mà trước đó anh về tá túc được mấy hôm lại đi vì không bè bạn.

Trại sáng tác có 4 ngày. Và tôi đang tham gia vào việc giải ngân cho Hội VHNT. Cái tính cả nghĩ không thích hợp cho một thiền sinh mà tôi thì không bao giờ xả bỏ được cá tính để nhập hẳn vào thế giới của Thiền định. Chính thế tôi tự nhận mình là một thiền sinh, đơn giản chỉ là một thiền sinh. Điều này cũng mặc định cho tôi câu trả lời trước một cuộc chia tay với một đồng môn nào đấy trong khi những người khác xem như “hoàn thành sứ mạng tiễn đồng môn về thế giới vĩnh hằng”, chuẩn bị cho cuộc tái sinh kế tiếp. Cùng với việc hàng trăm học viên mỗi một khóa học của Trung tâm, chúng tôi đón ít nhất 10 đến 20 ca bệnh tiểu đường, ung thư (chúng tôi gọi tắt là K – theo thuật ngữ y học).

Tôi được chọn vào Ban Tư vấn cùng một số thành viên khác nhưng chỉ tôi là người duy nhất gắn bó với anh chị em bởi nhà tôi chỉ cách Trung tâm có mấy bước chân. Những cái tên: Hương, Thúy An, Oanh… luôn sống động trong tôi những hình ảnh cuối cùng trước khi chia tay. Thúy An: Chú ơi. Đêm qua con mơ thấy chị con về. Con hỏi chị, chị xem dùm em cây đèn âm phủ của em còn cháy không. Tôi gượng cười. Cứ kiên trì luyện tập, mọi việc đều là duyên là nghiệp con ạ. Trạng thái mơ thấy của con là sự phát triển của tưởng uẩn. Thúy An là người kiên trì chưa từng có. Với tư thế kiết già, cháu Thiền mỗi cử đến 3 tiếng, 3 tiếng rưỡi.

Cái đêm cuối cùng bên cháu, tôi đặt tay chuyển năng lượng cho đến khi thấy tình trạng thiếu oxy của cháu không thể cải thiện. Và tôi gọi cấp cứu. Kể từ đấy cháu tuột khỏi tầm tay chúng tôi. Giá mà chúng tôi có một bình oxy thì không oan một mạng người. Với Hương, đã có lúc đến ở nhà tôi nhiều ngày để luyện tập và tiện cho tôi hỗ trợ, chuyên năng lượng cho đến khi những cơn đau bao tử chạy dọc xuống hai chân, không còn đứng được, cháu bảo mẹ đưa về quê thì vừa vặn ra đi. Rồi Oanh những ngày cuối cùng, trước khi về quê vẫn còn nói khẽ: Con về thăm các cháu, sau tết con trở lên. Chú yên tâm. Con con còn nhỏ chỉ vừa thôi nôi. Con sẽ không chết đâu. Còn rất nhiều. Rất nhiều…Hóa ra Thiền định chưa phải là liều thuốc vạn năng. Chỉ khi nào anh đặt được quyền năng tối thượng, lục thông biến hóa thiền định thông suốt 12 giờ, 12 kinh, bát mạch kỳ kinh…

Hàng mấy chục môn sinh K và tiểu đường. Bây giờ thì cái bảng lịch sinh hoạt của Câu lạc bộ nằm chơ vơ trên vách. Tôi nói với anh H - Phó Giám đốc: Tôi sẽ không làm gì nữa nếu chúng ta không thay đổi cái định hướng cứng nhắc, cực đoan, thậm chí lười nhác và ngu dốt này. Tôi cứ thẳng tuột mà không sợ mắc vào cái nghiệp của thân, khẩu, ý. Anh nhẹ nhàng khuyên: Thôi thì chú cứ đến lớp thôi còn lại mọi thứ phải có thời gian chú ạ. Cứ thế mỗi ngày ở nơi ấy cái đức tin tuyệt đối được thử thách bằng sinh mệnh của mỗi người mà tôi là một chứng nhân. Có những lúc trên lớp, huấn luyện viên dõng dạc bóng gió trường sinh học chỉ có hai bàn tay thôi. Tất cả những phương pháp khác là sự biến tướng, lai căng …Tôi không chú ý thời gian trôi đi lối nào. Nhưng lối nào dường như cũng có nổi buồn tôi như sương, như khói, như những lời bóng gió về sự biến tướng, lai căng.

Sau những cuộc chia tay tôi day dứt, tìm tòi trên những trang mạng và học được nhiều điều. Đặc biệt là ngành Y học bổ sung khí công Y đạo. Điều tôi day dứt đã có lời giải: Tất cả các loại bệnh K và tiểu đường, những bệnh nan y mà cả Đông và Tây y bó tay đều có thể chữa khỏi nếu anh biết kiểm tra khí và huyết đồng thời tuân thủ chế độ luyện tập. Chỉ cần một máy đo huyết áp và một máy đo đường. Rất đơn giản.

mua da lat

Xe đến huyện Đa Huoai. Cô Mai, đang gọi điện liên lạc với người chị dâu của Tiên Đường hỏi đường. Bỗng: …ré..é..t…Chiếc tải nặng ngược chiều ngoặc qua ngả ba bên phải chúng tôi mà không “xi nhan”. Hai xe đang đâm vào nhau. Bác tài đánh tay lái sang phải, chiếc xe đâm lên bậc vĩa hè. Chiếc tải nặng đâm vào hông trái chúng tôi và dừng lại chỉ cách một gang tay. Tất cả mọi người chết ngất. Tài xế xe tải còn quay kiếng, ló đầu càu nhàu la hét gì đó không rõ. Bác tài chúng tôi lặng thinh, một cách yếm thế, “de” lại và tiếp tục hành trình.

Tất cả mọi người hoàn hồn và ồn ào như vỡ chợ về cái giây phút kinh hoàng ấy cho đến khi về nhà Tiến Đường. Chúng tôi thắp hương trên ghế thờ, đặt trên chiếc bàn con. Sau đó đến khu nghĩa trang viếng mộ. Trên suốt đoạn đường tôi cảm nhận dường như anh đang phấn khích lên xe đi cùng. Tôi nhủ thầm suýt nữa chúng ta đã gặp nhau. Đời có nhiều bất ngờ lắm phải không anh. Sắc, sắc, không không, sinh sinh hóa hóa không ngừng. Đi một đoạn đường, chúng tôi ngang qua cầu Đại Lào. Bên kia cầu là đường vào nhà anh Sơn núi. Trong một trại sáng tác cũng ở Đà Lạt, tôi có đi cùng Hoàng Anh và mấy anh em khác đến với anh Sơn, chơi đến chiều. Trở về Đà Lạt, mấy anh em lên chuyến xe sau cùng xếp chồng lên nhau như đóng hộp. Tất cả ca cẩm, nguyền rủa. Đến nhà mọi người quay sang tôi ngạc nhiên. Lạ, sao chả thấy ông này phàn nàn gì. Tôi cười, xe thì chật như nêm, lại càm ràm, ca cẩm cho hơi nóng, ngột ngạt có mà chết.

Ngày Chủ nhật. Mưa. Chúng tôi vào Đường Hầm Đất Sét trong cái không khí mưa phùn, ẩm ướt. Lúc mưa, lúc tạnh, khó tìm được ánh mặt trời buổi sáng ở Đà Lạt. Điện thoại reo. Trung bình khoảng 20 phút tôi lại có một cuộc điện thoại.

Người gọi là Nhân Ái - một trong hai bệnh nhân K tôi hướng dẫn, hỗ trợ tại nhà. Ái bị K vú trái, di căn gan đã 4 năm. Tôi gặp cháu hơn một năm nay, nhưng chỉ mới gọi cháu đến nhà, sau cái chết của Thúy An, khoảng 5 tháng. Sao khỏe chưa? - Tôi hỏi. Tốt rồi chú. Huyết áp trở về chuẩn luôn. Chỉ nhịp tim còn hơi cao. Đến 95. Tôi đáp: Vẫn còn thiếu máu nên nhịp tim buộc phải đẩy tối đa để bù thiếu. Ăn nhiều đạm và đường, phở và bún bò Huế. Kéo ép gối và thở trung quản. Chú đi Đà Lạt mấy hôm, về sẽ điện cháu. Ái là người đang chiến đấu khá gay go với tử thần.

Còn lại một người nữa là Thủy Lợi thì đã khỏi hẳn. Thủy lợi bị K não. Ngày tôi gặp cháu, đầu trọc láng, vầng trán đen kịt như vết bớt bởi xạ trị. Bây giờ thì cô thiếu nữ ấy xinh đẹp như con thiên nga. Hôm nay là ngày cháu thử lực để học nâng cấp 4. Có người hỏi tôi: Sao không hướng dẫn hết những người bệnh K ở Trung tâm. Tôi cười một cách chua xót: Tôi đang bị ngấm ngầm xem là môn sinh phản đạo. Chính thế tôi từ chối nâng cấp giảng huấn. Bây giờ thì trong tôi, lòng kính trọng thật sự đối với người thầy chỉ biết qua mạng. Đó là Đỗ Đức Ngọc - ngành Y học Bổ sung: Khí Công Y Đạo - Đối với ông tất cả tinh hoa của võ học, của pháp môn khác đều được dung nạp một khi mang lại lợi ích cho con người. Tôi tìm thấy trong bài tập của ông có cả Hồng Gia Quyền, Dịch Cân Kinh, Thập Chỉ Đạo…

Trưa. Về khách sạn ,Phan Hai mặt nhợt nhạt, than đau đầu. Tôi bảo ngồi đây. Tại tiền sảnh khách sạn tôi đặt tay day Hà Đồ Lạc Thư cho Phan Hai. Xong. Chị tròn mắt. Cứ như có phép lạ. Rồi đến Quỳnh Như, thấy thế cũng bảo tôi giúp. Hà Đồ Lạc Thư là phép day huyệt của Khí Công Y Đạo, ứng dụng cho tất cả bệnh thuộc hệ thần kinh kỳ diệu chưa từng thấy. Ngày hôm sau, Nguyễn Phượng, Minh Phương, cũng nhờ tôi day huyệt và cứ thế… Ngày nào tôi cũng có việc làm.

Hóa ra, để phục vụ con người thì tất cả những gì là tinh hoa đều không thuộc tài sản riêng của giáo phái, pháp môn hay phe nhóm nào. Chuyến đi của tôi có một phần nỗi buồn nhân thế, nhưng giờ đang trở thành niềm vui cùng các bạn văn chương.

Ừ. Thì chưa biết ngày mai ra sau. Có thể tôi sẽ ở nhà như một Thiền sinh ẩn tu. Được thôi. Cùng đi trong đoàn chúng tôi, cô Xuân Mai như một y tá với đủ thứ thuốc, dầu xoa… Nhưng xem như thất nghiệp. Có lẽ cô không phiền lòng vì sự cạnh tranh của tôi.

Những ngày sáng tác rồi cũng qua đi. Điều tôi rất mừng không ai hiểu được. Cái nỗi buồn âm ỉ trong tiềm thức tôi cũng dịu nhẹ phần nào. Những Thiền sinh Trường Sinh học dường như ít biết điều này. Một khi niềm vui, nỗi buồn, những biểu hiện của phiền não qua cái tâm lý nhị nguyên: mong cầu và chống đối đọng lại trong tâm thức thì đấy cũng chính là trược khí. Chuyến đi này hứa hẹn cho tôi thêm ít nhất là 5 đồng môn. Quỳnh Như thì đã học cấp 2, hiện đang chờ nâng cấp, Chị Mai Lam, Thu Hồng thì đã học cấp 3 . Còn lại tất cả đều hẹn gặp tôi ở khóa 25 và 26 sắp tới.

Sự đố kỵ và cái nhìn ác cảm về tôi về một phản đồ Trường Sinh Học không gây thêm cho tôi chút phiền não nào. Sâu thẳm trong tôi vừa hình thành một suy nghĩ có lẽ tôi sẽ tiếp cận với những bệnh nhân K bằng bài viết này. Nếu thế thì những nỗ lực của tôi không uổng phí. Tâm tôi đang rỗng không, nhẹ tênh. Tôi đang chuẩn bị để sẵn sàng hòa nhập vào cái thế giới huyền bí, vô cùng tận của Thiền.

Những ngày cuối tháng 6/2016,

Trại sáng tác Đà Lạt.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Góc nhìn Phật tử 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Góc nhìn Phật tử 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập

Góc nhìn Phật tử 09:10 24/04/2024

Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo.

Hội luận: Tu tập (2)

Góc nhìn Phật tử 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Xem thêm