Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 25/03/2023, 08:05 AM

Nghe Phật để có những ngày an yên

Có những ngày vừa đến cơ quan mở máy tính lên đã nhận được một tràng tin nhắn than thở về công việc từ bạn bè. Những câu chuyện tiêu cực kéo cảm xúc của ta đi xuống nhiều lắm. Ngày an yên ấy tưởng như đã bỏ ta đi mất...

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thời kỳ lạm phát tăng cao, nhiều doanh nghiệp phá sản, hàng nghìn công nhân bị sa thải rơi vào tình cảnh khốn đốn về cả tinh thần lẫn tài chính. Sau lưng họ còn cả một gia đình để chăm lo. Nhà ai cũng có cha mẹ già, có con nhỏ. Đâu mấy ai để mình bị thả trôi theo dòng nước lũ. 

Ta vẫn thấy những người giữ vững tinh thần lạc quan, cố gắng cống hiến như chưa từng biết về ngày làm việc cuối cùng. 

Ta vẫn thấy những người vui vẻ chọn làm bất cứ công việc nặng nhọc nào để duy trì cuộc sống, cho các con tiếp tục ăn học. 

Ta vẫn thấy trong đôi mắt thiếu ngủ của nhiều người vẫn ánh lên niềm vui khi nhận thù lao cuối ngày, dù bước chân trở về có phần mỏi mệt, tấm lưng đã còng hơn ngày hôm qua.

Nhà thơ Lưu Quang Vũ từng viết:

"Nếu cuộc đời toàn chuyện xấu xa.

Tại sao cây táo lại nở hoa.

Sao rãnh nước trong veo đến thế?" 

Có lẽ, an yên là niềm khao khát không của riêng ai. An yên giống như một liều thuốc chữa lành những nhọc nhằn ở sâu thẳm trong tâm hồn mỗi người. Tưởng chừng xa xôi, nhưng thực ra nó ở ngay trước mắt, khi ta sẵn sàng đón nhận những niềm vui nhỏ bé mỗi ngày, khi ta biết chấp nhận cuộc đời sẽ có những ngày chẳng mấy vui, khi ta sẵn sàng cho đi,.. 

Nếu cứ mãi không hài lòng về cuộc đời, so đo với người này người kia thì làm sao ta có được những ngày an yên? Chỉ khi ta bình tâm ngẫm nghĩ xem bản thân có đang đội chiếc mũ quá rộng, xỏ đôi giày quá cỡ với mình hay không thì ta mới nhận thấy, biết đủ mới là bình an, thịnh vượng.  

Đức Phật hướng tới việc an lạc chúng sinh. Những lời Ngài răn dạy đều mong muốn con người hướng tới Chân – Thiện – Mỹ. Muốn an vui, trước hết ta cần phải giải thoát, muốn giải thoát thì phải không vướng bận phiền não, những dục vọng, những thói hư tật xấu.

Đạo Phật không công nhận có một đấng tối cao chi phối đời sống của con người, không ban phước hay giáng họa cho ai mà trong cuộc sống mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân - Quả, làm việc thiện thì được hưởng phúc và làm việc ác thì phải chịu báo ứng.

Trong xã hội hiện đại, triết lý đạo Phật vẫn thẩm thấu trong tâm tưởng của không chỉ Phật tử, mà cả những người ngoại đạo. Đức Phật chỉ dạy con người nên sống bằng lòng từ bi, nhân ái để tâm luôn tĩnh tại và yên an. Vì lẽ đó, người thấm nhuần tư tưởng nhà Phật là những người hiểu về cuộc đời là vô thường. 

Là mỗi sáng sớm chìa tay đón nắng vàng qua khe cửa; là nhìn mặt nước hồ lăn tăn sóng vỗ; là ngắm chú mèo con nô đùa với hoa cỏ trồng ngoài ban công; là gọi điện thoại về nhà chỉ để nghe giọng nói ấm áp của cha mẹ.

Là những phút tĩnh lặng, ta chọn tọa Thiền, nghe sư thầy giảng về lẽ sống để vững lòng trước những cám dỗ, tai ương trong thế thái thay vì tụ tập bè cánh, bù khú say sưa những ngày nhàn rỗi. 

Là biết chấp nhận cuộc sống sẽ có những ngày công việc không thuận lợi, để khi gặt quả ngọt, ta thấy sự kiên trì và nỗ lực là xứng đáng.

Là có những ngày, ta gom hết những sự bộn bề của cuộc sống lại, chạy xe đến một nơi xa xôi nhiều nắng ấm để hòa mình vào thiên nhiên, đất trời.

Là khi ta biết dừng lại sau những sai lầm, thất bại để hỏi mình: Trải nghiệm vừa qua là xứng đáng hay hối tiếc?

Lòng bộn bề vì ta cứ mải ngước nhìn theo những người thành công và may mắn hơn bản thân mình mà quên mất rằng, so với những kiếp sống lang thang ngoài kia, ta có nơi ăn, chốn về đã là may mắn và hạnh phúc. 

Trải qua những ngày đông giá rét, ta sẽ hân hoan đón những ngày nắng ấm nhuộm vàng cỏ cây, mặt đất.

Trải qua những ngày khô hạn, ta sẽ quý những cơn mưa tưới mát vườn cây, ruộng đồng.

Trải qua những ngày đau khổ, ta sẽ thấu hiểu giá trị của những ngày hạnh phúc.

Bất cứ sự việc nào xảy đến trong đời ta, dù là đau thương hay hạnh phúc thì đó cũng là việc nên xảy đến, để ta học cách yêu thương, tha thứ và tìm thấy giá trị của chính mình. Khi nào còn biết ơn cuộc đời thì khi đó, lòng ta được an yên, hạnh phúc.

Cuộc đời ngoài kia dù bão giông thế nào, lòng người vẫn an yên khi giữ được tấm lòng lương thiện, trái tim biết yêu thương, biết thấu hiểu, biết bao dung.

Hạnh phúc là biết thưởng thức những gì cuộc đời ban tặng. Khi chúng ta ngừng than thở, ngừng so đo,.. sự an yên sẽ tự tìm đến.

*Bài dự thi được gửi từ tác giả Chu Thị Trang; địa chỉ: số 70 ngõ 260 Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thư gửi Thế Tôn: “Dù thế nào, con vẫn vững bước đi trên đường này”

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:16 28/04/2024

Con biết là “một cánh hoa đào rơi không làm cho sự có mặt của cây hoa đào suy giảm”, “sự biểu hiện hay ẩn tàng của hình tướng con sóng không làm suy giảm sự có mặt của đại dương”.

Thí dụ bảo châu trong áo

Đạo Phật trong trái tim tôi 09:37 11/05/2023

Pháp Hoa cửu dụ bao gồm: thí dụ nhà lửa, thí dụ con nghèo của phú ông, thí dụ dược thảo, thí dụ hóa thành, thí dụ bảo châu trong áo, thí dụ viên bảo châu trong tóc, thí dụ thầy thuốc chữa bệnh cho con, thí dụ người thợ gốm và thí dụ người mù từ thuở nhỏ.

Lá thư gửi chính tôi ở tương lai

Đạo Phật trong trái tim tôi 09:15 11/05/2023

Bản thân yêu quý! Thời gian gần đây tớ đã nhận phải rất nhiều phiền não từ chính gia đình nhỏ của mình. Tớ vớ phải một anh chồng gia trưởng, vũ phu. Tớ đi làm bị người khác bắt nạt. Tớ về nhà công việc chất đống. Thu nhập tớ không đủ trang trải cho gia đình nhỏ của mình.

Hạnh Di Lặc

Đạo Phật trong trái tim tôi 08:29 11/05/2023

Vậy làm cách nào để tâm ta an lạc, hoan hỷ? Đó chính là học hạnh tùy hỷ của Phật Di Lặc. Tùy hỷ là từ bi và hỷ xả. Tu tập chánh pháp, rèn luyện lòng từ, không nổi tâm sát sanh, đấy là từ bi.

Xem thêm