STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Hoa hậu Thùy Tiên, Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục - những người nổi tiếng - vừa bị báo chí, mạng xã hội và dư luận réo tên, liên quan đến quảng cáo lố một loại kẹo rau củ.
Cả ba trước đó là những người nổi tiếng trong lĩnh vực của mình, bằng con đường riêng, trở thành người của công chúng, được mọi người yêu mến.
Tuy nhiên, khi vướng vào thông tin quảng cáo lố, rồi cơ quan chức năng vào cuộc, xác định, sản phẩm của ba nhân vật này không tốt như họ nói. Điều đáng nói là, giá bán cao theo chất lượng được thổi phồng, khiến người người nhà nhà tin dùng, nhất là đối tượng lười hoặc không ăn được rau củ.
Không còn nghi ngờ gì nữa, việc Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và hoa hậu Thùy Tiên quảng cáo kẹo Kera - “một viên kẹo bằng một đĩa rau” - là hoàn toàn gian dối. Tuy nhiên, xử lý của các KOL - người có ảnh hưởng với công chúng - lại rất kỳ lạ. Quang Linh xin lỗi, Thùy Tiên âm thầm xóa bài/ nội dung quảng cáo, còn đổ lỗi cho nhà sản xuất dù trước đó cô thừa nhận đây là “đứa con tinh thần” của mình.
Quá nhẹ nhàng khi nói lời xin lỗi suông!
Thực ra, người nổi tiếng sẽ được cộng đồng ủng hộ, nhưng họ cũng sẽ bị cộng đồng khắc khe, đòi hỏi hơn ở tính trung thực, đạo đức công việc, bởi dù sao, những suy nghĩ, lời nói, việc làm của họ cũng có ảnh hưởng đến số đông.
Thần tượng một ai đó để sống tốt hơn là điều không xấu nhưng “cuồng tín” đối với một ai đó thì không nên, bởi ta có thể sụp đổ niềm tin bất cứ lúc nào.
Ta có thể ngưỡng mộ một người ở khía cạnh hay ho mà họ có, từ năng lực cá nhân hoàn thiện đến lối sống hướng thượng. Nhưng nếu thánh hóa một con người, đó là cách nhanh nhất để mình đánh mất niềm vui và cả niềm tin, thứ quý giá nhất giúp ta vững chãi và có hạnh phúc trong cuộc đời.
Trở lại với việc kiếm tiền từ chính tài năng, sự ngưỡng mộ của cộng đồng, hay dựa vào danh tiếng để phát triển sự nghiệp cũng là điều tốt. Tuy nhiên, nó sẽ không còn tốt nữa, nếu ta lạm dụng và nghĩ rằng, mình có thể lấy tay che trời.
Một người nổi tiếng chắc chắn họ đang có phước đức nhất định về danh, nhưng bám chấp vào cái danh ấy sẽ phiền, bởi nếu có người trái ý nghịch lòng, ta sẽ rất khó chấp nhận.
Khi sử dụng cái phước (danh tiếng) để kiếm tiền có nghĩa ta đang “tiêu” bớt phước, nếu lạm dụng vào việc xấu, ví dụ như quảng cáo lố hoặc vận động từ thiện, sau đó tham tài vật ấy, lừa đảo, gian dối thì mất phước sẽ là điều chắc chắn, sớm hay muộn thôi.
Thực tế, không phải chỉ có hoa hậu Thùy Tiên, Quang Linh, Hằng Du Mục vướng ồn ào từ quảng cáo lố. Trước đây, không ít nghệ sĩ vì thiếu kiểm chứng hoặc do cát-sê quá cao đã nhắm mắt làm liều, thổi phồng công dụng của việc làm đẹp, giảm cân thần tốc, lấy lại thanh xuân qua một gói thẩm mỹ, dính vào các nhãn hàng sữa/ thuốc/ thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc…
“Phông bạt” công dụng của thuốc, các nhãn hàng, dịch vụ để lấy cát-sê là việc làm không chánh mạng, bất thiện, vì gây hại cho người khác, nhất là với người tin tưởng, yêu thương mình.
Nhiều nghệ sĩ thế hệ trước, thời chưa có quảng cáo rầm rộ như ngày nay, họ sống nhờ khán giả, dựa vào khán giả nên nỗ lực làm nghề, không lạm dụng sự nổi tiếng để kiếm tiền. Họ xem khán giả như người thân và đáp lại tình thân ấy bằng cống hiến nghệ thuật, làm nghề chân chính. Nhờ vậy, ai đã vào lòng khán giả thì sống hoài trong lòng công chúng, không dễ gì phai lạt.
Ngày nay, nghệ sĩ hoặc ngay cả không phải nghệ sĩ, những người mới nổi nhờ mạng xã hội (đôi khi họ chẳng có tài năng gì, chỉ giỏi la lối, chửi bới) cũng dựa danh bán hàng, quảng cáo. Và vì kiếm tiền từ sự nổi tiếng nhưng lại không giữ mình, bán tiếng cho các nhãn hàng độc hại nên bị phanh phui, mất tất cả danh tiếng, từ nổi tiếng thành tai tiếng.
Quy luật nhân quả của sống tà mạng là như vậy. Học Phật, ta sẽ hiểu, Đức Phật dạy mình trở thành hiền nhân, từng bước thánh hóa đời sống rất khoa học, từ Tứ diệu đế, Bát chánh đạo… Trong đó, chánh mạng chính là nuôi mạng sống một cách chân chánh, lìa xa những nghề nghiệp có phương hại đến mình và người khác, chúng sanh khác. Ngược lại với chánh mạng là tà mạng, tức là nuôi sống thân bằng nghề nghiệp bất chính, đó là buôn bán thuốc phiện, làm gái bán dâm, buôn bán vũ khí để giết hại người,...
Quảng cáo lố, đặc biệt là thực phẩm hoặc thuốc cũng là gián tiếp giết người, khiến người sử dụng “tiền mất tật mang”. Trong khi trên mạng xã hội có quá nhiều dối gian, lừa đảo, công chúng chỉ còn biết tin vào người nổi tiếng, vì nghĩ họ có địa vị xã hội, được công chúng mến mộ, sẽ nói sự thật, bán hàng chất lượng. Thế nhưng, chính họ cũng đã không chân thật, tà mạng trong chọn cách kiếm tiền.
Không khó để lý giải cơn thịnh nộ của cộng đồng khi đòi cấm sóng, xử lý hình sự những người nổi tiếng dối gian trong quảng cáo, bán hàng. Sự phản bội lại niềm tin của công chúng là cú tát quá mạnh, nó hơn nhiều lần những cú lừa từ mạng xã hội của tội phạm công nghệ cao.
Trong mối quan hệ nào, lợi dụng niềm tin để trục lợi cũng đều khó dung, là tình tiết tăng nặng. Xã hội đã quá thiếu niềm tin, nên những người đại diện cho niềm tin đừng để bị cám dỗ bởi ngũ dục rồi làm chuyện phạm pháp, trái đạo, tạo ra nhân duyên xấu cho mình.
Nổi tiếng nhanh, lượng công chúng đông bao nhiêu thì khi “dính bẩn” sẽ nhận càng nhiều “gạch đá”. Cuộc sống công bằng và luật nhân quả sẽ không chừa bất kỳ ai. Do vậy, sống trong tinh thần Bát chánh đạo, trong đó có chánh mạng sẽ là tấm khiên bảo vệ mình an toàn trước bão giông.
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Sài Gòn hơn 5 năm qua có một cái nhóm mang tên Bạn cần tôi tặng - Saigon give, mà sự có mặt của nó, không chỉ đơn thuần là chuyện về vật chất bạn cần - tôi tặng, mà còn hơn thế nữa.
Năm năm trước, mùa xuân 2020, tôi tham gia khóa tu xuất gia gieo duyên, chủ đề “Sống tỉnh thức, chết bình an”.
Trong thời đại số hóa, Phật giáo đã có sự chuyển mình mạnh mẽ qua các phương tiện truyền thông.
Sau thời pháp thoại tối qua với nhóm thiền sinh ở Hà Nội, tôi nhận được một câu hỏi khá đặc biệt từ một bạn thiền sinh mới.
Nhiều lúc ngồi ngẫm nghĩ về nhân tình thế thái, thấy cũng hơi chạnh lòng.
Đối với người Phật tử, để trưởng dưỡng đạo tâm, quy y Tam bảo và thọ nhận 5 giới (5 nguyên tắc sống đạo đức, chánh hạnh) chính là một phát nguyện đầu tiên, quan trọng.
Lá cờ thể hiện lòng tôn kính Đức Phật, biểu tượng của giáo pháp, của ánh sáng trí tuệ mà Ngài đã khai sáng cho nhân loại.
Phật giáo không nằm ở những tờ giấy được dán trên tường, mà nằm ở sự tu tập, giữ gìn giới hạnh và thực hành lòng từ bi.