Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 07/08/2019, 10:18 AM

Nghĩ về lễ Vu Lan

Lễ Vu lan là lễ của Phật Giáo, là mùa báo hiếu, cầu nguyện cho cha mẹ đã khuất bóng. Lễ này mang đầy ý nghĩa tâm linh sâu sắc để tôn vinh, ghi nhớ công ơn của các đấng sinh thành, khuyên con người làm nhiều việc thiện, làm lành, lánh dữ.

>>Đại lễ Vu Lan báo hiếu 2019

Lễ Vu lan là lễ của Phật Giáo, là mùa báo hiếu, cầu nguyện cho cha mẹ đã khuất bóng. Lễ này mang đầy ý nghĩa tâm linh sâu sắc để tôn vinh, ghi nhớ công ơn của các đấng sinh thành, khuyên con người làm nhiều việc thiện, làm lành, lánh dữ. Ảnh: Internet

Lễ Vu lan là lễ của Phật Giáo, là mùa báo hiếu, cầu nguyện cho cha mẹ đã khuất bóng. Lễ này mang đầy ý nghĩa tâm linh sâu sắc để tôn vinh, ghi nhớ công ơn của các đấng sinh thành, khuyên con người làm nhiều việc thiện, làm lành, lánh dữ. Ảnh: Internet

Bài liên quan

Đến hẹn lại lên, cứ vào tháng 7 âm lịch hàng năm thì có rất nhiều người dân Việt Nam lại chuẩn bị mọi động thái để chào đón mùa Vu Lan (dân gian còn gọi là mùa Vu Lan báo hiếu). Cũng có một số nơi còn gọi là tháng 7 “cô hồn”, ngày 15/7 âm lịch là ngày “ Xá tội vong nhân”. Tuy nhiên theo quan niệm của Phật giáo thì không có tháng “cô hồn”, không có ngày “xá tội vong nhân” mà đây là sự suy diễn của một số người và được truyền miệng từ hàng ngàn năm qua.

Tục cúng Vu Lan có nguồn gốc từ Trung Quốc và du nhập sang Việt Nam từ rất lâu với câu chuyện báo hiếu của Mục Kiền Liên (có nơi gọi là Mục Liên) khi mẹ mình là bà Thanh Đề bị bắt xuống địa ngục chịu nhiều nhục hình tra tấn do gây ra nhiều tội ác ở dương trần. Đây chỉ là câu chuyện huyền thoại để giáo dục con người làm thiện, lánh dữ, hiếu thảo với đấng sinh thành. Sau đó theo dòng thời gian, người ta mới nghĩ ra động tác cài bồng hồng lên áo với những ai đang còn mẹ; bông hồng trắng với người mất mẹ.

Riêng người đang qui y thì cài bông hồng vàng. Lý giải về việc cài bông hồng Vàng nhân ngày lễ Vu Lan, nhiều bậc chân tu cho biết: Thay vì cài bông hồng đỏ hoặc trắng để chỉ cho cha mẹ hiện tiền, việc đó rất là đúng, hợp với trời đất nhưng người tu sĩ còn có cha mẹ rộng hơn, lớn hơn, cao cả hơn. Đó là tất cả chúng sinh, vì thế cài bông hồng vàng để tỏ rõ lý tưởng cao quý này.

Thay vì cài bông hồng đỏ hoặc trắng để chỉ cho cha mẹ hiện tiền, việc đó rất là đúng, hợp với trời đất nhưng người tu sĩ còn có cha mẹ rộng hơn, lớn hơn, cao cả hơn. Đó là tất cả chúng sinh, vì thế cài bông hồng vàng để tỏ rõ lý tưởng cao quý này. Ảnh: Internet

Thay vì cài bông hồng đỏ hoặc trắng để chỉ cho cha mẹ hiện tiền, việc đó rất là đúng, hợp với trời đất nhưng người tu sĩ còn có cha mẹ rộng hơn, lớn hơn, cao cả hơn. Đó là tất cả chúng sinh, vì thế cài bông hồng vàng để tỏ rõ lý tưởng cao quý này. Ảnh: Internet

Theo đạo Phật, màu vàng là màu của giải thoát như Vô thượng phước điền y, màu của Đất. Trên đất, chúng ta có thể dẫm, đạp, cày xới, khạc nhổ hay làm bất cứ gì...đất vẫn trơ trơ, vì đất là sức sống, là nhẫn nhục, cưu mang tất cả, chấp nhận tất cả. Vì coi tất cả chúng sinh là cha mẹ, là quyến thuộc, họ hàng và quan trọng nhất là những vị Phật tuơng lai. Màu vàng còn là màu của tuệ giác, tượng trưng cho sự buông bỏ, xả ly, không chấp thủ và thành tựu giải thoát.

Bài liên quan

Do vậy, dù hòa mình trong ngày Vu lan thắng hội nhưng nguời tu sĩ cũng muốn mượn màu sắc của hoa màu vàng để nói lên tinh thần đúng nghĩa của mùa Vu lan là sự giải thoát. Về nghi thức cài hoa hồng lên áo nhân ngày lễ Vu Lan, theo GS.TS. Ngô Đức Thịnh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, nghị thức nầy xuất phát từ một áng văn viết về mẹ mình của Thiền sư Thích Nhất Hạnh năm 1960. Trong một chuyến công tác tại Nhật Bản, thiền sư rất lạ khi thấy người Nhật thành kính gài tặng ông một bông hoa trắng lên ngực áo. Sau khi tìm hiểu và biết được ý nghĩa cao đẹp của việc này, ông đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật 

Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành.

Lễ Vu Lan là dịp để bản thân mình tự vấn đã sống như thế nào, đã làm gì, đã báo hiếu ra sao với những người đã tạo ra mình, đã vất vã nuôi mình khôn lớn. Cạnh đó, mùa Vu Lan còn là thời điểm rất tốt lành, thuận lợi để người lớn giáo dục con cháu về lòng hiếu thảo, sự tha thứ, quan niệm sống tốt với mọi người xung quanh.

Trong mùa Vu Lan, nhiều người tìm đến cửa Phật để đọc kinh cầu nguyện cho cha mẹ được nhiều sức khỏe ( nếu còn sống); vong linh cha mẹ phiêu diêu nơi miền cực lạc (nếu đã qua đời). Ảnh: Internet

Trong mùa Vu Lan, nhiều người tìm đến cửa Phật để đọc kinh cầu nguyện cho cha mẹ được nhiều sức khỏe ( nếu còn sống); vong linh cha mẹ phiêu diêu nơi miền cực lạc (nếu đã qua đời). Ảnh: Internet

Bài liên quan

Trong những ngày này, nhiều người tìm đến cửa Phật để đọc kinh cầu nguyện cho cha mẹ được nhiều sức khỏe ( nếu còn sống); vong linh cha mẹ phiêu diêu nơi miền cực lạc (nếu đã qua đời). Cạnh đó còn diễn ra rất nhiều hoạt động nhân ái, từ thiện như: tặng quà cho người nghèo; phát thức ăn chay cho người khó khăn. Nhiều cơ sở kinh doanh mua bán không thu tiền ăn uống với thực khách. Cạnh đó còn nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ chủ đề nhân ái, hiếu thảo…Nhiều gia đình tổ chức chúc phúc ông bà, cha mẹ; đưa người lớn đi nghỉ dưỡng, tham quan…

Tuy nhiên, nhiều người vẫn hết sức bức xúc và lo âu bởi xã hội vẫn còn tồn tại những trường hợp ngược đãi cha mẹ, thiếu quan tâm chăm sóc, thậm chí có cả trường hợp sát hạt cha mẹ ruột do không thỏa mãn yêu cầu đặt ra của bản thân. Bên cạnh đó nhiều người tuy mang tiếng đi chùa nhưng tâm địa xấu xa, tàn độc; đi chùa để lấy tiếng là người hiếu thảo nhưng trên thực tế họ sống ngược lại. Song song đó nhiều người đi chùa không hiểu thấu đáo ý nghĩa của mùa Vu Lan; ăn mặc thiếu nghiêm túc, cư xử thiếu văn hóa, văn minh. Ngoài ra nhiều người còn tổ chức đốt vàng mã rất lãng phí với suy nghĩ : càng đốt nhiều thì càng có hiếu với người đã khuất. Đau lòng hơn đã có nhiều trường hợp bất hiếu với song thân trong thời gian dài nhưng khi cha mẹ qui tiên thì tổ chức đám tang rình rang để lấy tiếng với dư luận và mỗi khi mùa vu lan về lại tổ chức rất hoành tráng, xa xỉ.

Thiết nghĩ, tổ chức cầu nguyện cho cha mẹ được hạnh phúc, sống lâu là việc làm tốt đẹp nhân văn của dân tộc ta cần duy trì, phát huy nhưng không vì thế mà tham gia những hoạt động vô bổ, mê tín, di đoan, lãng phí, tốn kém thời gian và tiền bạc. Có như vậy mọi người mới có được một mùa Vu Lan đầy đủ ý nghĩa.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Xem thêm