Thứ ba, 04/09/2018, 14:28 PM

Nhớ lồng đèn tuổi thơ

Thời buổi hiện đại, trẻ con không còn thú vui mừng đón Trung thu; không còn cảnh rủ rê nhau làm đèn như xưa bởi quá nhiều lồng đèn điện tử tràn ngập thành thị lẫn nông thôn với đủ loại, đủ màu, đủ giá tiền từ những chiếc máy bay, tàu chiến, “rô bốt”, đèn kéo quân… với giá từ vài chục ngàn đến cả triệu đồng. Giá nào cũng có. Cứ ra siêu thị, các quầy bán lưu động là có tất cả.

Sáng nay chở đứa cháu nội đi học, cháu cứ nằng nặc đòi mua cho được chiếc lồng đèn “rô bốt” điện tử mà mỗi khi ấn vào nút điều khiển sẽ phát ra những âm thanh rất kinh dị đi kèm những tia chớp đủ màu với giá 100.000đ, xuất xứ đèn từ Trung Quốc 100%. Hỏi nguyên nhân thì cháu trả lời hồn nhiên: xem trên mạng nên thích.

Nhớ lại mùa Trung thu trước, tôi đã đi xin được hơn 100 chiếc lồng đèn ngôi sao từ một người bạn. Mỗi chiếc trị giá chỉ 10.000đ. Khi đến tặng cho một trường tiểu học vùng ven của thành phố, tôi rất bất ngờ khi chứng kiến cảnh tượng nhiều em học sinh nhận đèn với sự vui mừng hớn hở ra mặt. Nhiều em không được nhận đèn đã bật khóc nức nở. Tôi thật chạnh lòng như có lỗi thật nhiều với các em vì tình huống bất ngờ này. Hôm nay giá như tôi không mua chiếc lồng đèn trị giá 100.000đ thì đã có thể mua đến 10 chiếc lồng đèn rẻ tiền để mang đến tặng học sinh nghèo.
                                           Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Hồi nhỏ, lũ học trò nghèo dưới quê chúng tôi rất hồ hởi chờ đón tết Trung thu trong niềm phấn khích vô chừng. Đứa thì đốn trúc làm sườn lồng đèn; đứa thì tạo dáng máy bay, xe tăng, tàu thủy, ngôi sao, con gà, bươm bướm...; đứa thì “trét” hồ dán khuấy từ bột mì tinh. Nhiều đứa vót trúc đứt tay máu tuôn lênh láng nhưng nhất định không bỏ cuộc chơi. Có đứa còn lấy lon sữa bò, vỏ lon nước ngọt đục lỗ xé ra thành sợi để làm đèn bên trong sẽ ghim đèn cây, bên dưới là một vỏ lon khác nối với một cây cầm. Mỗi khi đẩy đi chiếc lon bên trên xoay tròn phát ra những quầng sáng chớp nhoáng liên tục rất đẹp mắt.

Vui nhất là vào những ngày cận tết Trung thu (khoảng 12/8 âm lịch trở đi) là chúng tôi kéo nhau đi thành từng đoàn tay cầm lồng đèn ca hát những lời hát quen thuộc “…Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng Cuội già, ôm một giấc mơ…” hay là “Tết Trung thu xách đèn đi chơi. Em xách đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ảnh trăng Rằm”. Buồn nhất là những đêm chuẩn bị xách đèn đi khắp xóm làng thì trời mưa lớn, cả bọn tiu nghỉu đội mưa xách đèn về trong nét mặt buồn thiu.

Thời buổi hiện đại, trẻ con không còn thú vui mừng đón Trung thu; không còn cảnh rủ rê nhau làm đèn như xưa bởi quá nhiều lồng đèn điện tử tràn ngập thành thị lẫn nông thôn với đủ loại, đủ màu, đủ giá tiền từ những chiếc máy bay, tàu chiến, “rô bốt”, đèn kéo quân… với giá từ vài chục ngàn đến cả triệu đồng. Giá nào cũng có. Cứ ra siêu thị, các quầy bán lưu động là có tất cả.

Mùa Trung thu đã cận kề. Tôi lại nhủ lòng sẽ đến với trẻ em vùng sâu như những năm trước, vẫn với những chiếc lồng đèn giấy rẻ tiền nhưng rất có ý nghĩa với học sinh nghèo; để tìm lại cảm giác chờ đón Trung thu trong tâm hồn như khi xưa tôi bé.

Song Anh    

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chuyện kỳ bí từ một cây sao

Phong tục tập quán 21:37 06/10/2018

Hướng dẫn chúng tôi đến tận gốc cây sao to lớn đang ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền hoặc, tâm linh, ông Lý Thum, ngụ ấp Đại Thọ nói khẽ: “Cây sao này nghe nói đã trên 700 năm rồi mà vẫn tươi tốt quanh năm. Nhiều người tới đây thắp nhang cầu nguyện lắm vì cây rất “thiêng”. Đã có những câu chuyện tâm linh xảy ra với người đã dám cưa cây để lấy gỗ. Từ đó ban đêm không ai dám bén mảng đến đây”.

Rộn ràng làng nghề làm lồng đèn giấy

Phong tục tập quán 09:20 23/09/2018

Điều đáng phấn khởi là công việc này rất đơn giản, dễ làm, không cần vốn, người cao tuổi lẫn trẻ em đều có thể thực hiện do không phụ thuộc thời gian, sức khỏe, trình độ học vấn.

Trung thu sắp về nơi xóm nhỏ…

Phong tục tập quán 14:03 14/09/2018

Ánh trăng vằng vặc ngày rằm chia sẻ niềm vui trong trẻo, hạnh phúc cho con trẻ mọi nhà dù nơi giàu có, hay còn nghèo khó như ở xóm  Ao Đình ngày nay... Trăng Trung Thu sẽ rất tuyệt vời! Muôn đời vẫn vậy…

Hương cốm gọi thu về

Phong tục tập quán 12:07 13/09/2018

Cứ mỗi độ gió heo may về, giăng giăng ngập tràn lối phố thì cũng là thời khắc báo hiệu một mùa thu bắt đầu tới! Mùa thu ở mỗi vùng miền lại mang đến cho con người ở đó những khoảng khắc, nét thi vị riêng biệt mà khi đi xa người ta thường không dễ gì quên được. Với thủ đô Hà Nội, mùa thu được mọi người biết tới không chỉ có cái hanh hao của nắng vàng, chút gió heo may se se lạnh, lá vàng rụng rơi ngập phố, mà ở đó còn có còn có mùi hương hoa sữa nồng nàn, những trái sấu chín vàng rụng hoài trên ngõ vắng, và mùi của hương cốm…

Xem thêm