Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 09/02/2020, 05:47 AM

Nội dung của Giới luật

Người xuất gia nếu không lấy giới luật làm trang nghiêm thì có xứng đáng là một vị xuất gia không? Song, Giới luật là bước đầu tiên làm nền tảng để đạt được mục đích mĩ mãn nếu không có “Chỉ trì Giới và Tác trì Giới” thì làm sao đạt được lý tưởng của một vị Tỳ kheo.

> Những nguyên tắc cần thiết cho người xuất gia

Bài liên quan

Trong khế Kinh, đức Phật dạy: “Dục đắc lợi tha, tiện tu tự lợi” nghĩa là muốn làm cho người khác lợi lạc thì chính mình trước nhất phải lợi lạc. Cho nên, Tổ Quy Sơn dạy: “Phù xuất gia giả phát túc siêu phương,  tâm hình dị tục thiệu long Thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo Tứ ân, bạt tế Tam hữu …”

Như thế đủ thấy, một người xuất gia đâu phải chuyện tầm thường, mà mang trong mình một trọng trách nặng nề, là khuôn mẫu của nhân thiên, nếu không lấy giới luật làm trang nghiêm thì có xứng đáng là một vị xuất gia không? Song, Giới luật là bước đầu tiên làm nền tảng để đạt được mục đích mĩ mãn nếu không có “Chỉ trì Giới và Tác trì Giới” thì làm sao đạt được lý tưởng của một vị Tỳ kheo.

Người xuất gia nếu không lấy giới luật làm trang nghiêm thì có xứng đáng là một vị xuất gia không? Song, Giới luật là bước đầu tiên làm nền tảng để đạt được mục đích mĩ mãn nếu không có “Chỉ trì Giới và Tác trì Giới” thì làm sao đạt được lý tưởng của một vị Tỳ kheo.

Người xuất gia nếu không lấy giới luật làm trang nghiêm thì có xứng đáng là một vị xuất gia không? Song, Giới luật là bước đầu tiên làm nền tảng để đạt được mục đích mĩ mãn nếu không có “Chỉ trì Giới và Tác trì Giới” thì làm sao đạt được lý tưởng của một vị Tỳ kheo.

Chỉ trì Giới

Giới Tỳ kheo có thể được gọi là Giới Cụ Túc. Là vì giới ấy thể hiện trọn vẹn đời sống mẫu mực của một thánh quả A la hán. Cho nên, Giới Cụ túc của Tỳ kheo là 250 giới và Tỳ kheo ni 348 giới. Điều này được ghi rõ trong Giới bổn Tỳ kheo và Tỳ kheo ni, như vậy danh mục của giới bổn Pàtimokha được chia như sau:

Pháp Ba La Di (Parajika):

Bài liên quan

Dịch là khí, nghĩa là bỏ hẳn ra ngoài thánh chúng, không được cùng chúng thuyết Giới, Yết ma, Bố tát, Tự tứ  v.v… tất cả công đức đều bị quăng bỏ. Cũng dịch là vô dư nghĩa là không có pháp gì chữa trị. Vi phạm Giới này không có chỗ sám hối cũng dịch là Cực Ác, nghĩa là không có pháp nào nặng hơn pháp này, lại còn có nghĩa lui sụt : phạm Giới này đạo quả không có phần, không được ở chung; Đọa lạc : sau khi xả thân chịu đọa lạc. Cũng dịch là Tha Thắng vì khi phạm Giới này thì tất cả mọi người đều khi rẻ. Hơn nữa, người xuất gia là đoạn trừ phiền não, hàng phục ma quân, nhưng lại bị ma quân hàng phục, làm mất đi sự tôn trọng, tôn kính trước kia. Như vậy, Ta La bị chặt đầu không tái sanh nên gọi là Đoạn đầu, hoặc ví như cây kim bị sứt lỗ không còn dùng được, hay tảng đá bị bể làm hai. Cũng vậy, người phạm giới này mất đi phẩm hạnh Tỳ kheo nên dịch là Hạt giống cháy, nghĩa là khi gieo hạt giống xuống ruộng tốt, siêng năng tuới bón, mà không sanh được mầm.

Pháp diệt tránh này mang tính chất luận, đây là những nguyên tắc để giải quyết sự bất đồng, tranh luận trong Tăng đoàn.

Pháp diệt tránh này mang tính chất luận, đây là những nguyên tắc để giải quyết sự bất đồng, tranh luận trong Tăng đoàn.

Cũng dịch là Tự Đọa phụ xứ, nghĩa là tự mình sa vào chỗ không vừa ý. Thiên này Tỳ kheo có 4 và Tỳ kheo ni có 8:

 Pháp Tăng già bà thi sa (Sanghàvaseva):

Tăng Già Bà Thi Sa dịch là Tăng Tàn, loại này Tỳ kheo có 13 và Tỳ kheo ni có 17.

Bài liên quan

Trong 13 pháp của Tỳ kheo, thì 9 Giới đầu vừa làm vừa phạm, 4 Giới sau ba phen can giám không bỏ mới phạm. Tỳ kheo phạm mỗi pháp, biết mà che dấu phải cho hành biệt trụ, che giấu mấy ngày là biệt trụ mấy ngày, và sau đó cho hành sáu đêm Ma-na-đỏa và khi ấy mới xuất tội, phải đủ túc số 20 Tăng.

Trong 17 pháp của Tỳ kheo Ni, 9 Giới trước thì vừa làm vừa phạm, 8 Giới sau ba phen can giám không bỏ mới phạm mỗi pháp, biết mà che giấu phải cho hành biệt trú, vì bản chất yếu sau đó mới xuất tội. Phải trong 2 bộ đại tăng đủ túc số 40 người (20 Tỳ Kheo và 20 Tỳ Kheo ni)

Pháp bất định (Anivaka):

Tỳ kheo có 2, Tỳ kheo ni không có. Đây là hai trường hợp phạm Giới của một Tỳ kheo do một cư sĩ trụ tín chứng từ sơ quả đến đệ tam quả, báo cho tăng chúng biết, bấy giờ Tăng gì hợp lại để định tội vị Tỳ kheo ấy, do chưa quyết định được tội gì cho nên phải đưa ra sự việc ấy giữa Tăng để định tội, cho nên gọi là Pháp Bất Định.

Pháp Ni tát kỳ ba dật đề (Nissgiỳa Pàcittya):

Ni tát kỳ ba dật đề dịch là Xả Đọa, ở đây Tỳ kheo và Tỳ kheo ni đều có 30 pháp. Phần lớn pháp này liên quan đến các đồ dùng cần thiết như áo, tiền bạc để mua sắm bình bát, dược phẩm trị bệnh, v.v… mà một số vị chỉ có thể giữ trong một số ngày nhất định. Nếu vi phạm giới này, vị ấy phải ra trước Tăng để xả bỏ các vật dụng trên và sau đó phải thành tâm sám hối, nếu không vị ấy sẽ phạm tội đọa.

Không được nêu tội Tỳ kheo, không được tác pháp ức niệm, tự ngôn tự đối với Tỳ kheo, không được ngăn Tỳ kheo xét tội, ngăn thuyết giới, ngăn Tự tứ và nói lỗi của Tỳ kheo, nhưng Tỳ kheo được nói lỗi của Tỳ kheo ni.

Không được nêu tội Tỳ kheo, không được tác pháp ức niệm, tự ngôn tự đối với Tỳ kheo, không được ngăn Tỳ kheo xét tội, ngăn thuyết giới, ngăn Tự tứ và nói lỗi của Tỳ kheo, nhưng Tỳ kheo được nói lỗi của Tỳ kheo ni.

Pháp Ba dật đề (Pàcittya):

Ba dật đề dịch là Đọa, ở loại này Tỳ kheo có 90 pháp, Tỳ kheo ni có 178 pháp. Đây là loại Giới có liên quan đến cách nói năng, tiếp xúc đối xử với các Tỳ kheo và Tỳ kheo ni, thái độ vào nhà cư sĩ, cách xử sự đối với người ngoài và một số điều sinh hoạt thường ngày như ăn uống, ngủ nghỉ v.v… Nếu vị nào phạm Giới này cần phải sám hối trước Tăng chúng, nếu không sám hối thì bị phạm tội đọa.

Pháp Ba la đề đề xá ni (Patidesaniya):

Loại này Tỳ kheo có 4, Tỳ kheo ni có 8. Ba La Đề Xá Ni dịch là hướng bỉ hối, theo cảnh mà đối trị lập tên. Nếu vị nào phạm Giới này thì phải đến riêng trước vị Tỳ kheo khác mà sám hối, không được để lâu. Tội này khác hơn các tội khác là vì ở đây chỉ mong cầu lòng tham ăn uống, làm hư hoại lòng tin của người khác.

Pháp chúng học (Sekhiyà Dhamma):

Bài liên quan

Chúng học là dịch từ Sekhiỳa, nguyên nghĩa là huấn luyện, học tập. Đây là những pháp học mà vị Tỳ kheo phải học tập và thực hành trong cuộc sống hằng ngày. Đó là những điều khoản đi đứng, nằm ngồi, ăn uống v.v… Sự thể hiện tác phong đạo đức của một vị Tỳ kheo sống đời sống phạm hạnh. Tuy nhiên, các Giới điều này không mấy quan trọng nếu vi phạm Giới này thì chỉ bị xem là những hành vi sai quấy nhỏ nhặt, nhưng vì bao gồm trong sự sinh hoạt hàng ngày của Tỳ kheo nên đức Phật phải quyết định đưa ra Giới bổn. Nếu vô tình vi phạm phải tự sám hối, nếu cố ý phạm phải đến trước Tỳ kheo trong cùng một trú xứ mà sám hối cho ba nghiệp thanh tịnh. Loại này Tỳ kheo và Tỳ kheo ni đều có 100 pháp.

Pháp diệt tránh (Adbikarana Samathà):

Từ Adbikarana có nghĩa là tố tụng, tranh cãi, kiện thưa. Từ  Samathà có nghĩa là sự im lặng, ngưng bặt. Pháp diệt tránh này mang tính chất luận, đây là những nguyên tắc để giải quyết sự bất đồng, tranh luận trong Tăng đoàn.

Đức Phật phân loại một cách hệ thống do các đệ tử tranh chấp. Phân loại này có bốn, gọi là bốn Tránh sự.

Đức Phật phân loại một cách hệ thống do các đệ tử tranh chấp. Phân loại này có bốn, gọi là bốn Tránh sự.

Về bảy Tụ:

Tụ Ba La Di: đứng về tên giới gọi là Thiên, đứng về bên tội thì gọi là tụ. Tỳ kheo nào mà phạm vào mỗi giới trong Ba La Di kết tội thuộc về tội Ba La Di.

Bài liên quan

Tụ Tăng Già Bà Thi Sa: Tỳ kheo nào phạm vào mỗi giới trong thiên Tăng già bà thi sa thì kết tội Tăng già bà thi sa.

Tụ thâu lan giá: là phương tiện tội (tức là nhân tội) của Ba la di và Tăng Tàn.

Tụ ba dật đề: Tỳ kheo nào phạm vào mỗi pháp trong thiên Ba dật đề, kết tội thuộc tụ Ba dật đề.

Tụ ba la đề đề xá ni: Phạm mỗi pháp trong thiên Ba đề đề xá ni.

Tụ ác tác: Phạm mỗi pháp trong một 100 pháp chúng học, kết tội Đột kiết la, nhưng đứng về thân nghiệp tạo tác thì kết tội thuộc Ác tác (tội nhẹ thuộc về thân).

Tụ ác thuyết : đứng về khẩu nghiệp (tội nhẹ thuộc về khẩu). Riêng Tỳ kheo ni đức Phật truyền thêm Bát Kỉnh Pháp :

1. Tỳ kheo ni dù 100 tuổi khi thấy Tỳ kheo dù mới thọ giới phải đứng dậy chào đón, lễ bái, thỉnh ngồi.

2. Không được mắng Tỳ kheo.

3. Không được nêu tội Tỳ kheo, không được tác pháp ức niệm, tự ngôn tự đối với Tỳ kheo, không được ngăn Tỳ kheo xét tội, ngăn thuyết giới, ngăn Tự tứ và nói lỗi của Tỳ kheo, nhưng Tỳ kheo được nói lỗi của Tỳ kheo ni.

4. Phải thỉnh Tỳ kheo cầu thọ Cụ túc giới.

5. Nếu phạm Tăng Tàn, phải ở giữa hai bộ đại Tăng nữa thánh hành ý hỷ.

6. Nửa tháng phải đến Tỳ kheo Tăng cầu thỉnh giáo thọ.

7. Không được Kiết hạ an cư ở chỗ không có Tỳ kheo.

8. Sau khi An cư phải đến giữa Tỳ kheo cầu ba việc Tự tứ là thấy, nghe, nghi.

Nghĩa vụ hay phân sự (tăng sự) nào được Tăng thực hiện không như pháp, đều trở thành tránh sự, đều phải đem ra thảo luận và giải quyết.

Nghĩa vụ hay phân sự (tăng sự) nào được Tăng thực hiện không như pháp, đều trở thành tránh sự, đều phải đem ra thảo luận và giải quyết.

Bảy pháp Diệt tránh:

Đây là bảy việc nhằm dứt bốn sự tránh trong Tăng chúng. Mặc dù các nguyên tắc sống chung đặt trên nền tảng hòa hợp, nhưng trong đời sống cộng đồng không sao tránh khỏi những xáo trộn, phiền toái xảy ra mà thuật ngữ và Luật tạng gọi là Tránh Sự.

Qua đó, đức Phật phân loại một cách hệ thống do các đệ tử tranh chấp. Phân loại này có bốn, gọi là bốn Tránh sự.

Bài liên quan

Ngôn tránh: Sự tranh chấp xảy ra do tranh luận, cãi nhau về một vấn đề thông thường, các Tỳ kheo hay tranh cãi về mười tám việc đó là: Pháp phi pháp, luật phi luật, phạm phi phạm, trọng khinh, hữu tàn vô tàn, thô ác phi thô ác, thường hành phi thường hành, chế phi chế, thuyết phi thuyết.

Mích tránh: Sự tranh chấp do tìm tòi, nói chính xác hơn là vạch đường tìm lối, căn cứ trên những sự kiện vụn vặt để quy thành chuyện lớn. Tránh sự này do bởi một vị Tỳ kheo khác không nhất thiết và vu khống (vì ác ý) nhưng cũng không đúng hẳn sự thật hoàn toàn (vì thiện ý, nhưng nhận định sai dữ kiện).

Phạm tránh: Tránh sự do phạm tội. Tội ở đây chỉ sự vi phạm các học xứ trong giới bổn. Trong đó, trừ tội phạm Ba la di không thể sám hối, còn lại tùy theo nặng nhẹ mà Tăng xử trị. Giả sử có Tỳ kheo nào bao che tội lỗi của vị ấy, cũng là một vi phạm cần xử trị. Như vậy, tránh sự này không có nghĩa là tranh chấp, đơn giản đó là sự việc không tốt đẹp đã xảy ra, cần dập tắt để duy trì sinh mạng thanh tịnh của Tăng.

Sự tránh: Sự ở đây chỉ các tăng sự, bao gồm nhiều lĩnh vực, hoặc liên hệ cá nhân như truyền giới sám hối, hoặc liên hệ cụ thể như Bố tát, Tự tứ… Nghĩa vụ hay phân sự (tăng sự) nào được Tăng thực hiện không như pháp, đều trở thành tránh sự, đều phải đem ra thảo luận và giải quyết.

Thất Diệt tránh pháp được xem là những phương pháp để dập tắt các cuộc tranh chấp, đưa tới được hóa giải .

Thất Diệt tránh pháp được xem là những phương pháp để dập tắt các cuộc tranh chấp, đưa tới được hóa giải .

Vì vậy trong đời sống cộng đồng nếu có tránh sự khởi lên cần phải giải quyết để duy trì đời sống thanh tịnh và hòa hợp. Do đó, Thất Diệt tránh pháp được xem là những phương pháp để dập tắt các cuộc tranh chấp, đưa tới được hóa giải được trình bày như sau:

*Hiện tiền Tỳ ni (Sammukha Vinaya): Theo nguyên tắc này, tất cả những phát biểu về cuộc tranh chấp phải được nói ra trong đại chúng với sự có mặt của hai phía tranh chấp, tránh tất cả những sự phát biểu và bàn bạc riêng tư. Những phát biểu thường có tác dụng gây thêm sứt mẻ và hận thù.

*Ức niệm Tỳ ni (Sati Vinaya): Ức niệm tức là nhớ lại trong buổi họp mặt sự hiện diện của cả hai phía tranh chấp. Các đương sự phải hồi tưởng lại những gì đã thực sự xảy ra và tuần tự trình bày tất cả những điều đó theo trí nhớ của mình, với tất cả những chi tiết và nếu có thể thì đưa ra những bằng chứng chính xác. Đại chúng sẽ im lặng lắng nghe cả hai bên để có mọi dữ kiện mà thẩm sát vấn đề.

Bài liên quan

*Bất si Tỳ ni (Amudha Vinaya): Bất si có nghĩa là không cứng đầu, không ngu dốt, chỉ vì tâm trí không bình thường. Trong buổi họp mặt có sự hiện diện của cả hai phía tranh chấp, đại chúng trông chờ các đương sự bày tỏ thiện chí hòa giải của mình với tất cả khả năng của mình. Thái độ ngoan cố được xem là một điểm tiêu cực căn bản. Trong từng trường hợp đương sự nêu lên lý do là vì mình lúc đó tâm trí bất thường, cho nên đã vô tình phạm vào quy luật thì đại chúng phải nương vào đó để giảm luật án cho đẹp lòng đôi bên.

*Tự ngôn Tỳ ni (Tatsvabhaisya Vinaya): Tự ngôn là tự mình nói ra, tự mình công nhận sự vô ý, sự vụng về hoặc sự yếu đuối của mình, không cần sự hạch hỏi của đối phương hay của đại chúng. Đại chúng trong đó đôi bên nói ra những nhược điểm của mình, dù là những nhược điểm nhỏ nhặt. Tự nhận lỗi mình tức là khởi sự cho cuộc sống xuống kỳ tranh chấp. Điều này sẽ khuyến khích đối phương cũng làm như vậy để cuối cùng thiện chí của hai bên sẽ đủ sức đưa đến hòa giải cho nhau.

Công việc xử lý trong Tăng đoàn đều lấy lợi ích tập thể làm tiêu chuẩn, trên phương thức xử lý cũng đặc biệt tôn trọng ý kiến của chúng Tăng.

Công việc xử lý trong Tăng đoàn đều lấy lợi ích tập thể làm tiêu chuẩn, trên phương thức xử lý cũng đặc biệt tôn trọng ý kiến của chúng Tăng.

*Đa ngữ Tỳ ni (Pratijnakaraka Vinaya): Đa ngữ là lấy biểu quyết bằng đa số. Sau khi đã nghe hết tất cả hai bên đã được chứng kiến nổ lực và thiện chí của hai bên, đại chúng sẽ biểu quyết bằng cách đầu phiếu, mà thuật ngữ gọi là Hành xà la hay Hành Trù. Thể thức đầu phiếu có ba:

- Một là hiển lộ, tức là bỏ phiếu công khai.

- Hai là phú tàng, tức là bỏ phiếu kín.

- Ba là nhĩ ngữ, tức là rỉ tai.

Thể thức đầu phiếu hoàn toàn do người chủ trì Hành xà la điều động theo quan điểm riêng của mình.

Bài liên quan

*Tội xứ sở Tỳ ni (Yadhuyasikiya Vinaya): Đây là án lệnh tối hậu về tội tướng và cách thức hối cải được đưa ra đại chúng để quyết định bằng phương pháp bạch tứ yết ma, nghĩa là một tuyên cáo rồi hỏi lại ba lần, nếu trong ba lần này mà tất cả đều im lặng không ai lên tiếng phản đối thì bản án lệnh có hiệu lực. Tất nhiên là các đương sự chỉ có thể tuân hành chứ không có quyền phản đối, bởi vì cả hai bên lúc đầu đã phát nguyện tin tưởng vào phán quyết của đại chúng.

*Thảo phú địa Tỳ ni (Tonastaraka Vinaya): Thảo phú địa là rơm cỏ phủ lên đất sình lầy. Trong buổi họp mặt có sự hiện diện của hai bên tranh chấp, hai vị Trưởng lão đức độ được chỉ định để bảo trợ cho hai phía. Các vị này thường được đại chúng tôn kính và nghe lời. Các Ngài ngồi chăm chú nghe, rất ít nói nhưng khi nói thì ảnh hưởng rất lớn. Tiếng nói của các vị trưởng lão này nhằm hàn gắn những vết thương, kêu gọi thiện chí, hòa giải và tha thứ cũng như phủ rơm lên mặt đất sình lầy để cho mọi người bước lên mà không bị lấm chân. Điều này chỉ thấy rằng, cả hai phía đều không đáng kể mất đi sự gay go và đại chúng sẽ đi đến một án lệnh nhẹ nhàng làm vơi dịu mát lòng cả hai bên, sau đó cũng không ai nhắc lại chuyện cũ nữa.

Qua đó, ta có một nhận định rằng, bảy pháp Diệt tránh nằm trong bổn Giới, vì đó cũng là một quy định. Quy định này nêu các nghĩa vụ mà Tỳ kheo phải Tác trì. Một là nghĩa vụ đối với bản thân, khi tránh sự phát khởi với chính mình thì phải diệt trừ đúng lúc theo pháp Diệt tránh đã định. Hai là nghĩa vụ đối với chúng Tăng khi có sự tránh khởi lên nơi một vị Tỳ kheo khác, sinh mạng một phần của Tăng bị khuyết. Do đó, Tỳ kheo nào biết rõ như vậy phải áp dụng pháp Diệt tránh để diệt trừ. Với mục đích phục hồi nguyên thể thanh tịnh và hòa hợp của Tăng như vậy. Thất Diệt Tránh Pháp nêu lên được nghĩa của tác trì và cá nhân mỗi Tỳ kheo không nổ lực tu tập thánh đạo phải ý thức rằng nghĩa vụ tác trì của mình bằng tinh thần tự giác, giác tha viên mãn.

Giới luật của đức Phật chế ra đều có đủ mười cú nghĩa để cho thấy tính quan trọng của Giới pháp.

Giới luật của đức Phật chế ra đều có đủ mười cú nghĩa để cho thấy tính quan trọng của Giới pháp.

Mười Cú Nghĩa:

Giới luật của đức Phật chế ra đều có đủ mười cú nghĩa để cho thấy tính quan trọng của Giới pháp.

1. Nhiếp Thủ Ư Tăng: Giới luật Phật chế là giành cho Tăng thọ trì. Nếu người ở chùa lâu mà không thọ trì Giới pháp thì cũng không gọi là Tăng. Do lấy Giới luật trang nghiêm khiến cư sĩ sanh ngưỡng mộ thâm tín Phật pháp, xuất gia thọ Giới.

2. Linh Tăng hoan hỷ: Nhờ Giới luật mà chúng Tăng hành trì nghiêm túc, có Giới hạnh oai nghi, sống đời sống thanh tịnh, chính điều này làm Tăng hoan hỷ.

Bài liên quan

3. Linh Tăng an ổn: Khi chúng Tăng có Giới pháp làm kềm chế sự lộng hành sai trái của mỗi người, do đó không ai làm phiền ai cả.

4. Linh vị tín giả tín : Vị Tăng có Giới pháp gây niềm tin Tam Bảo cho những người chưa có niềm tin.

5. Dĩ tín giả linh tăng trưởng: Vị Tăng có Giới pháp làm cho người có niềm tin tăng trưởng.

6. Nan điều giả linh điều: Điều phục những người có tánh ương ngạnh, căn cứ vào Giới luật mà chữa trị.

7. Tàm quý giả đắc an lạc: làm cho người tàm quý được an lạc.

8. Đoạn hiện tại hữu lậu: ngăn trừ được những điều hữu lậu lo âu phiền muộn, sợ hãi đang phát sanh trong hiện tại.

9. Đoạn vị lai hữu lậu: ngăn chặn đề phòng những lậu hoặc và phiền não bất Thiện pháp trong đời vị lai không cho phát sanh.

10. Linh chánh pháp cửu trụ: làm cho Chánh pháp trường tồn.

Qua đó, Ngài Thái Hư tóm tắt thành ba điều:

1. Tri liệt tính để thành thánh đức: Mọi người vốn có tánh đức cao thượng, nhưng vì bị những thứ tánh chấp, tâm tính tầm thường, hèn mọn che lấp không phát hiện ra, chỉ  khi nào hành trì Giới pháp thì mới thay đổi, từ đó thành tựu được đức tánh cao thượng.

2. Điều tiểu kỷ để thành đại quần: Mọi người đều có cái ta riêng hẹp hòi ích kỷ. Khi hành trì Giới pháp, nó điều hòa cái ta nhỏ bé thành cái ta chung, lấy đại chúng làm ta, cùng mục đích giải thoát và độ sanh.

3. Khiến chánh pháp trường tồn: người có trang nghiêm Giới luật mới có khả năng hoằng dương Đạo pháp.

Trong phạm vị Tăng già, thành phần chủ yếu là Tỳ kheo và Tỳ kheo ni. Yếu tố xác định tư cách không chỉ là chức năng mà còn là bản chất, vì thế sự thanh tịnh và tác thành của mỗi thành viên trong Tăng già Phật giáo đều dựa trên căn bản của các pháp yết ma.

Trong phạm vị Tăng già, thành phần chủ yếu là Tỳ kheo và Tỳ kheo ni. Yếu tố xác định tư cách không chỉ là chức năng mà còn là bản chất, vì thế sự thanh tịnh và tác thành của mỗi thành viên trong Tăng già Phật giáo đều dựa trên căn bản của các pháp yết ma.

Tác trì Giới :

Yết ma là gì?  Yết ma (Karma) dịch là nghiệp, có nghĩa là “tác pháp biện sự”. Công việc xử lý trong Tăng đoàn đều lấy lợi ích tập thể làm tiêu chuẩn, trên phương thức xử lý cũng đặc biệt tôn trọng ý kiến của chúng Tăng. Mỗi hội nghị xử kiện đều lấy ý kiến của chúng Tăng và tôn trọng biện pháp chủ trương của Trưởng lão để thống nhất các sự việc.

Song trong phạm vị Tăng già, thành phần chủ yếu là Tỳ kheo và Tỳ kheo ni. Yếu tố xác định tư cách không chỉ là chức năng mà còn là bản chất, vì thế sự thanh tịnh và tác thành của mỗi thành viên trong Tăng già Phật giáo đều dựa trên căn bản của các pháp yết ma. Theo cuốn “Yết ma yếu chỉ” của Hòa Thượng Thích Trí Thủ phân chia thì tổng quát có ba loại:

1. Tâm niệm Yết ma: Là tự mình nghĩ và nói lên lời, không cần phải có người thứ hai nghe như tâm niệm bố tát, tâm niệm tự tứ, v.v…

2. Đối thú Yết ma: Là sự tác pháp giữa hai hay ba người, một người nói, một hoặc hai người nghe. Trong thực chất cả hai loại trên không phải là yết ma, nhưng chỉ do sự tác pháp tuân hành theo những quy định của Tăng, duy trì có điều là không hội đủ túc số Tăng để thành Tăng pháp nên cũng được xem là một pháp Yết ma.

3. Tăng Yết ma: có ba loại:

- Đơn bạch: chỉ có một lần tác bạch giữa chúng Tăng, tức thì Tăng pháp được thành tựu.

- Bạch nhị:  lần bạch, một lần yết ma thì Tăng sự được thành tựu.

- Bạch tứ: một lần bạch ba lần yết ma thì việc tác pháp mới thành tựu.

Theo thống kê tổng quát của yết ma thì có 48 pháp đơn bạch yết ma. Thường các Tăng sự trong 48 pháp này vốn đơn giản, chỉ cần một lần tác bạch là đủ.

Bài liên quan

Có 78 pháp Bạch nhị yết ma, các sự này có tầm quan trọng hơn loại trên, vì vậy, sau khi tác bạch xong cần phải có sự biểu quyết một lần của Tăng.

Có 39 pháp Bạch tứ yết ma, tức là một lần bạch, ba lần biểu quyết. Đây là trường hợp của những Tăng sự quan trọng nhất. Tăng sự chỉ thành tựu sau một lần tác bạch và ba lần biểu quyết thuận.

Tóm lại: Tăng già Yết ma là hành sự của Tăng căn cứ trên nền tảng là sự thanh tịnh và hòa hợp, gồm những nguyên tắc đòi hỏi phải tuyệt đối tuân theo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phấn chấn hơn lên

Kiến thức 09:00 27/04/2024

Làm thế nào, bằng phương pháp khả thi cụ thể nào giúp ta siêng năng, tinh tấn, phấn chấn hơn lên hướng về những mục tiêu tốt đẹp mà ta đã vạch ra là điều rất cần thiết cho tất cả mọi người, mọi giới kể cả các vị tu hành.

Thuốc trị bệnh tham sắc

Kiến thức 08:05 27/04/2024

Đến bệnh tham sắc. Đây cũng thuộc loại bệnh trầm trọng. Bệnh này lấy thuốc quán bất tịnh để trị.

Vì sao chúng ta không thường niệm Phật Thích Ca lại niệm Phật A Di Đà?

Kiến thức 07:57 27/04/2024

Niệm Phật A Di Đà là do Bổn Sư Thích Ca dạy niệm, như cha mẹ sanh con phải đem giao cho thầy dạy, học vấn thành công là do thầy lập ra. Niệm Phật A Di Đà cũng vậy.

Phật dạy thần chú phá trừ những việc xấu ác

Kiến thức 17:33 26/04/2024

Nếu người trì tụng muốn làm pháp này được thành tựu, trước cần phải sạch sẽ trai giới, phát tâm chí thành tụng đà-ra-ni 10 vạn biến cho được thuộc làu rồi, nhiên hậu mới tùy chỗ làm phép được thành tựu.

Xem thêm