Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 24/10/2019, 07:26 AM

Phá bỏ thai nhi bị dị tật có chịu quả báo nghiệp tội không?

Trong kinh Hoa nghiêm, phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện dạy rằng: “Chúng sinh thương yêu nhất là sinh mạng, chư Phật thương yêu nhất là chúng sinh. Cứu được thân mạng chúng sinh thì thành tựu được tâm nguyện của chư Phật.”

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về vấn đề phá thai

Hỏi: Con vừa lập gia đình nhưng cũng hơi lớn tuổi và đang mang thai được hơn ba tháng. Vì gia đình bên chồng từng có tiền sử bệnh do tiếp xúc với chất hóa học màu da cam. Con đi khám bác sĩ thì được biết đứa con đang mang thai bị dị tật, không những có thể bị bệnh down mà có lẽ sẽ thêm dị tật, không biết sẽ sống được bao lâu, nếu lớn lên cũng sẽ rất khổ. Bác sĩ có lời khuyên nên về suy nghĩ bỏ đi nhưng tùy ý gia đình. Gia đình con và chồng đều khuyên con nên bỏ. Tuy nhiên, là một Phật tử tín tâm, con biết chắc có lẽ duyên nghiệp gì đó nên con bị quả báo nay. Tuy nhiên, con cũng rất hiểu và đang phân vân với sự thuyết phục của gia đình. Nếu con của con sinh ra sẽ rất khổ, không bình thường, cả con và con của con sẽ đều rất khổ vậy thì không nên sinh đứa bé tránh ác nghiệp. Nhưng thầy ơi, con cũng sợ mình sẽ mang tội sát sinh. Xin thầy cho con biết với những trường hợp mang thai con bị dị tật, nguy hiểm đến tính mạng cho mẹ và con thì việc phá thai như vậy là có mang tội không? Xin thầy cho con biết con nên làm gì cho đúng? Con xin cảm ơn thầy rất nhiều.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đáp:

Theo nhà Phật, thì hoàn cảnh gia đình Bạn thuộc nghiệp dĩ (gen) cũng không có gì là bi đát, tuy nhiên có khổ tâm đấy, nhưng đã khổ rồi thì nên dùng “đức từ” để chia sẽ cho chúng sinh, đừng tiếp tục gây thêm khổ lụy cho chúng sinh (thai nhi).

Trái nào không có quả nhân

Đã gieo thì hái cân phân rõ ràng

Kiếp chúng sanh phải trôi lăn

Nhưng rồi cũng đặng quà phần thới lai

Không nên tiên liệu an bày

Gây thêm cảnh khổ tương lai cho người

Ráng mà chịu thì vui tươi

Hơn là giải quyết ngậm ngùi đau thương

Ăn năn đã muộn cuối đường

Nên theo Phật lý tương lai sáng ngời

Thầy sẽ kể cho các Bạn một câu chuyện thế gian với nhan đề là “Nàng Ngón Út”.

Xưa có gia đình ông bà đã ngoài 40 không con. Một hôm đến tháp thờ thần cầu con và trên 10 tháng sau Bà sanh một người con gái chỉ bằng ngón tay út nên gọi là”Nàng Ngón Út”. Ở đây ta tạm gọi là “Nàng Út”.

Trải qua năm tháng ông bà đã già mà nuôi Nàng Ngón Út không thấy lớn, to lên. Một hôm nghĩ ra kế: đem con bỏ vào rừng, cất nhà cho ở và không bỏ đói, tuy nhiên chỉ có điều sống chết mặc kệ.

Bài liên quan

Nhưng người con gái Nàng Út thắm thoát tuổi đã 20, vẫn không lớn, nhưng làm việc lao động rất hiệu quả, như trồng dưa hấu có trái để ăn.

Một hôm có vị hoàng tử đi săn ghé qua nhà Nàng Út, thấy có rẩy dưa, nhưng gần như không chủ, Hoàng tử sai quân hái đem ăn rất ngọt, tuy nhiên ăn nửa quả thì no, còn nửa quả để lại.

Lúc hoàng tử ra về Nàng Út tiếc quá nên ăn nốt nửa quả còn lại. Nhưng không ngờ ngày tháng trôi qua Nàng Út lại có thai, rồi đến ngày nở nhụy khai hoa, sanh một trai thật kháu khỉnh, mẹ thì nhỏ con thì ngày càng lớn giống vị hoàng tử năm trước ghé thăm rẩy dưa.

Một hôm hoàng tử trở lại thăm rẫy dưa, thấy có đứa trẻ giống mình in hệt, thông minh đẹp đẻ, hỏi ra thì là con của Nàng Út, do ăn nữa quả dưa của hoàng tử để lại mà thọ thai.

Hoàng tử đem mẹ con về cung, Nàng Út dâng bánh “Trứng Gà và Đường - Sakaya” cho Nhà Vua, dâng bánh “Nếp Hương nhân đậu - Pay nung” cho Hoàng Hậu

Về sau hoàng Tử Út và Nàng Út được tác thành và được tấn phong làm vua và hoàng hậu kế nghiệp Phụ Vương.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Qua cậu chuyện trên, được trích trong sách ngụ ngôn “Vườn Cổ Tích Việt Nam của Phạm Xuân Thông - Thiên Sanh Cảnh biên soạn. Đây chỉ là sách để răn đời hướng thiện con người ăn ở cho có lòng nhân từ, không nên chuộng những gì đẹp, xấu thì bỏ đi, như con các Bạn được biết dù là quái thai, nhưng ta phải bình tĩnh, thật tĩnh táo, chờ đợi con mình ngày sao ra sao? Tuy là sách nhưng chắc chắn sẽ bồi bổ năng lượng cho gia đình các Bạn.

Nếu sinh ra lành lặn tốt đẹp thì nuôi, còn nếu con Bạn thật sự yểu số chưa sinh hoặc mới sinh đã qua đời, âu đó là nghiệp dĩ của con Bạn. Ngay từ bây giờ không nên sát hại thai nhi, Bạn sẽ ân hận suốt đời.

Bài liên quan

Nàng Út cũng là quái thai đó, cũng bị mẹ cha ruồng bỏ, làm hại đem bỏ con vào rừng cho cọp beo ăn, nhưng không ngờ Nàng Út còn có một dư phước là trí tuệ nên được tiến vào cung vua. Là một chuyện có thật hay không, chúng ta không cần biết, nhưng nếu Bạn tin tưởng, thì đó là năng lượng giúp Bạn giải khổ. Đây là sách chuyện để khuyên đời không nên thất vọng trước bất cứ việc gì mà ta không vừa ý, thêm năng lượng cho đời cho con người có cách sống lạc quan, cuối cùng sẽ hưởng lấy quả vị ngọt ngào như quả dưa hấu...

Với nhà Phật ngay từ bây giờ Bạn nên niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, tưởng niệm, nhìn ngắm Quán Thế Âm Bồ Tát và để tâm niệm hồi hướng chia sẻ cho thai nhi, hằng ngày phải siêng năng tụng niệm cho đến khi sanh, Bạn sẽ trọn vẹn một người mẹ kính yêu của đứa con bất hạnh, việc lành sẽ đến với bạn, sự lạc quan sẽ đến với Bạn.

Mặc khác, Bạn nên gần gũi Bác sĩ phụ sản nhiều hơn để chăm sóc cả mẹ lẫn con, nhờ Bác sĩ tư vấn nhiều hơn để có niềm tin lạc quan. Sư tin tưởng Bạn sẽ được Phật, Bồ Tát độ trì, mọi việc sẽ qua đi, không còn có sự đau buồn, khổ não. Bác sĩ phụ sản hiện nay sẽ là vị Bồ Tát cứu hộ Bạn đó.

Sát sinh rất tổn hại

Kinh Lăng Nghiêm nói: “Do lòng ưa thích ái dục lưu chuyển thành chủng tử; do ham thích giao cấu phát sanh, hấp dẫn nghiệp dĩ tương đồng. ”, một khi bà mẹ thọ thai, tức có sanh mạng (thai nhi).

Bạn ơi! Phá thai nằm trong giới sát, thuộc về sát sinh thai nhi nên vẫn là phạm tội sát nhân. Trên căn bản, nếu như là sẩy thai tự nhiên, hoặc là thai chết trong bụng, thì đó là do sinh mạng của thai nhi tự nhiên kết thúc, cho nên không kể phạm giới sát. Tuy nhiên, nếu như cố ý làm việc phá thai, đây tức là phạm giới sát.

Bài liên quan

Ngày 15/4/Quý Mão (1963), đang lúc còn là sa di, thầy được quý trưởng lão dạy học và hướng dẫn tụng Kinh Từ Bi Thủy Sám cả năm trời, vừa để sám hối tôi lỗi từ trong muôn vạn kiếp, cũng vừa sám hối chia sẻ hồi hướng cho nam nữ Phật tử gần xa về núi học Phật pháp. Lễ sám văn rất mầu nhiệm, lạy từng vị Phật rất diệu mầu, giúp cho Sư tu hành không thối chuyển, dù trải dài năm tháng nhiều khó khổ gian nan nhưng không bỏ đạo, đồng thời được nghe điển tích ngài Ngộ Đạt Quốc sư, người biên soạn sám văn, nên rất ưu ái Đại Sư.

Năm 1990 tại Quan Âm tu viện, Sư từng hướng dẫn cho Nam Nữ Phật tử Đạo tràng Bát Quan Trai lễ sám từ những năm 1990 đến 1999, giúp cho Phật tử tu tiến thanh tịnh hơn người, đa số phát tâm ăn chay trường. Nay xin lược trích kể lại câu chuyện của Ngộ Đạt Quốc Sư, như sau:

Thời nhà Đường có một vị cao tăng hiệu là Ngộ Đạt. Khi còn là Pháp Sư do quá tài năng và trí tuệ tuyệt vời, mới làm Sa Di mà thuyết giảng kinh Niết Bàn cho Tăng chúng tu học, được nhà vua phong làm Quốc Sư, có lần ông gặp một Nhà Sư đang bị bệnh tại một ngôi chùa. Nhà Sư ấy trên người đang bị lở loét, bốc mùi hôi thối rất ghê, do vậy người ta ai cũng lo tránh cho xa. Chỉ có một mình Ngộ Đạt thường thương xót lại chăm sóc cho ông ta, và bệnh tình của nhà Sư cũng đã dần dần khá lên. Sau này lúc chia tay, Nhà Sư cảm kích nói với ông: “Sau này nếu như ông gặp nạn thì có thể tới Tứ Xuyên, Bành Châu, Cửu Lũng Sơn tìm tôi. Trên núi đó có một đám cây tùng làm mốc đánh dấu chỗ tôi ở”. Nói xong thì rồi đi.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Về sau, nhờ đức hạnh cao thâm, Ngộ Đạt được hoàng đế Đường Ý Tông rất tôn kính và phong làm Quốc Sư, đối với ông vô cùng sủng ái. Nhưng một ngày nọ, trên bắp đùi của Ngộ Đạt Quốc Sư tự nhiên mọc ra một vết loét có hình mặt người, đầy đủ cả mắt mũi miệng “mụt ghẻ biết nói”. Mỗi lần lấy thức ăn nước uống đút cho thì nó đều có thể mở miệng ra ăn uống hệt như người. Nhiều lần Ngộ Đạt Quốc Sư thỉnh mời các vị danh y tới chữa trị nhưng tất cả đều bó tay.

Một ngày, Ngộ Đạt Quốc Sư đột nhiên nhớ lại lời dặn dò của vị tăng bệnh lúc chia tay, nên bèn lên đường vào núi tìm kiếm. Cuối cùng vào lúc trời nhá nhem tối, Ngộ Đạt quả nhiên tìm được mấy đám cây tùng cao vút tận mây. Còn vị Tăng kia đã đứng ở trước một cung điện lớn bằng vàng và ngọc bích huy hoàng tráng lệ, chờ đợi ông. Vị Tăng ấy ân cần tiếp đãi Ngộ Đạt Quốc sư và giữ ông ở lại đó.

Ngộ Đạt Quốc sư bèn kể về căn bệnh kỳ quái và nỗi thống khổ của bản thân, vị Tăng kia nói với ông: “Không cần phải vội, ở dưới núi đá lởm chởm này có dòng suối trong vắt, đợi đến sáng sớm ngày mai ông tới đó dùng nước suối ấy rửa thì sẽ khỏi bệnh thôi”.

Bài liên quan

Bình minh ngày hôm sau, khi Ngộ Đạt Quốc sư tới cạnh dòng suối trong vắt ấy, đúng lúc đang muốn vốc nước để rửa đột nhiên nghe thấy “vết loét mặt người” kia lại mở miệng kêu to: “Khoan rửa đã! Ông có tri thức uyên thâm, thông kim bác cổ, nhưng không biết là ông đã đọc câu chuyện về Viên Áng và Triều Thác trong sách “Tây Hán thư”, hay chưa?”.

Ngộ Đạt Quốc sư trả lời: “Đã từng đọc qua rồi!”.

Vết “loét mặt người” nói: “Nếu ông đã đọc rồi, tại sao không biết chuyện Viên Áng giết Triều Thác chứ! Kiếp trước ông chính là Viên Áng, còn Triều Thác chính là ta. Lúc đó bởi ông tâu lời sàm ngôn với hoàng đế, hại ta phải bị chém ngang lưng tại Đông Sơn. Mối thù sâu hận lớn này, ta suốt mấy kiếp liền đều tìm kiếm cơ hội trả thù, nhưng vì suốt 10 kiếp ấy ông đều là một vị cao tăng, vả lại giữ gìn giới luật nghiêm cẩn, khiến ta không có cơ hội để báo thù. Lần này ông vì được hoàng thượng quá sức sủng ái cho nên tâm danh lợi đã động, đạo đức có chỗ tổn khuyết cho nên ta có thể đến gần ông tìm cách trả thù.

Hiện nay nhờ có tôn giả Mông Già Nhược Già (hóa thân làm vị tăng bị bệnh ngày trước) ban cho ta nước phép tam muội, giải thoát cho ta. Thù xưa giữa chúng ta đến đó cũng đã được giải rồi!”(kinh Từ Bi Thủy Sám)

Công đức phóng sinh

Trong kinh Hoa nghiêm, phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện dạy rằng: “Chúng sinh thương yêu nhất là sinh mạng, chư Phật thương yêu nhất là chúng sinh. Cứu được thân mạng chúng sinh thì thành tựu được tâm nguyện của chư Phật.”

Trong kinh Hoa nghiêm, phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện dạy rằng: “Chúng sinh thương yêu nhất là sinh mạng, chư Phật thương yêu nhất là chúng sinh. Cứu được thân mạng chúng sinh thì thành tựu được tâm nguyện của chư Phật.”

Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng: “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn.” Người phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn. Phóng sinh tức là tha chết, không giết mạng sống yếu hèn, yếu hơn Bạn, dù sanh mệnh đó nằm trong tay ta cũng thế, việc làm phóng sanh giúp các Bạn tiến đến giải thoát những khổ đau trong cuộc sống.

Công đức phóng sanh rộng lớn vô biên, không thể tính đếm, đại khái có 10 công đức như sau:

1. Không có nạn đao binh, tránh được tai họa chiến tranh tàn sát.

2. Sống lâu, mạnh khỏe, ít bệnh tật.

3. Tránh được thiên tai, dịch họa, không gặp các tai nạn.

4. Con cháu đông đúc, đời đời xương thạnh, nối dõi không ngừng.

5. Chỗ mong cầu được toại nguyện.

6. Công việc làm ăn phát triển, hưng thạnh, gặp nhiều thuận lợi.

7. Hợp lòng trời, thuận tánh Phật, loài vật cảm ơn, chư Phật hoan hỷ.

8. Giải trừ oán hận, các điều ác tiêu diệt, không lo buồn, sầu não.

9. Vui hưởng an lành, quanh năm đều được an ổn.

10. Tái sanh về cõi trời, hưởng phước vô cùng. Nếu có tu Tịnh Độ thì được vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc.

Trong kinh Hoa nghiêm, phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện dạy rằng: “Chúng sinh thương yêu nhất là sinh mạng, chư Phật thương yêu nhất là chúng sinh. Cứu được thân mạng chúng sinh thì thành tựu được tâm nguyện của chư Phật.”

Trong kinh Phạm Võng, Bồ Tát Giới Sám Văn có dạy: “Phật tử không được tự mình giết hại, dạy người giết hại, dùng phương tiện giết hại, tán thành việc giết hại, hoặc thấy người khác giết hại mà vui mừng tán thành. Tất cả các loài có sự sống, có sinh mạng, đều không được giết hại. Bồ Tát phải luôn phát khởi, gìn giữ tâm từ bi, hiếu thuận, dùng phương tiện mà cứu mạng, bảo vệ cho tất cả chúng sanh. Người thích sát sanh thì làm ngược với bốn tâm vô lượng: từ, bi, hỷ, xả. Như vậy là phạm vào tội ba la di của hàng Bồ Tát.”

Kinh Chánh pháp niệm xứ có dạy: “Tạo một ngôi chùa chẳng bằng cứu một sanh mạng.” Công đức phóng sinh to lớn đến như thế!

Việc phóng sanh có những điểm rất dễ thấy như sau:

Bài liên quan

1. Nhân quả báo ứng như bóng theo hình, mảy may không sai chạy. Gieo nhân gì thì gặt quả ấy, đó là chân lý ngàn đời không thay đổi. Phóng sanh tức là cứu sống sinh mạng. Đã gieo nhân lành ắt phải được quả lành. Cản trở và phê phán việc phóng sanh tức là làm phương hại việc cứu sống sanh mạng. Đã gieo nhân ác ắt phải gặt quả ác.

2. Muôn loài chúng sanh đều có sự sống, đều biết tránh nơi hung dữ, tìm chỗ an lành; đều biết tham sống sợ chết, đều có vui, buồn, yêu, ghét... Người thực hiện việc phóng sanh thì loài vật đều âm thầm cảm ơn và luôn mong có dịp báo đáp.

3. Muôn loài chúng sanh đều có đủ tánh Phật như chúng ta, nếu so sánh với nhau đều không hơn, không khác. Chỉ vì ác nghiệp trước đây sâu nặng, nên chúng phải sanh làm các loài súc sanh. Ngày nào nghiệp chướng tiêu trừ, phát tâm tu tập thì cũng đều có thể chứng thành quả Phật. Vì thế, ngày nay thực hiện việc phóng sanh, cứu được một mạng sống, cũng giống như cứu được một vị Phật trong tương lai.

4. Muôn loài chúng sanh cùng với ta trong luân hồi từ vô thủy đến nay đều đã từng là anh em, thân quyến. Vì thế, ngày nay thực hiện việc phóng sanh cũng giống như cứu vớt người thân của mình.

5. Muôn loài chúng sanh cùng với ta trong luân hồi quá khứ đều đã từng là oan gia cừu địch. Vì thế, ngày nay thực hiện việc phóng sanh là cơ hội có thể hóa giải oán thù, chấm dứt sự oan oan tương báo.

Phóng sanh công đức khôn lường

Gia đình an lạc, luôn thường an vui

Không nên hủy họai thai nhi

Ngày sau tội chướng không gì cứu ngăn

Trăm năm cuộc thế trôi lăn

Tử sanh sanh tử thê tằng đam mê

Ái dục chận đứng đường về

Làm cho tâm trí não nề khôn nguôi

Bạn ơi cố gắng tu bồi

Quan Âm tưởng niệm cuộc đời an vui

Ráng nuôi con khỏi ngậm ngùi

Đừng làm sát hại thai người không nên

Tương lai thai báo đáp đền

Ân cha nghĩa mẹ trước trên đó mà

Thai nhi nào cũng con ta

Phải nên bảo dưỡng mới là phận trên

Chừng nào vô thường gọi tên

Thai nhi thọ yểu do tiền định thôi

Không gieo nghiệp sát sanh người

Ngày sau còn tiếng để đời khó nghe.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hóa giải ác mộng

Hỏi - Đáp 19:40 04/11/2024

Hỏi: Hiện tôi có chút vướng mắc là thường xuyên gặp ác mộng, mỗi lần như vậy thì thân thể mệt mỏi, tâm tư khá bất an và lo sợ. Mong được hướng dẫn cách thức tu tập thế nào để chuyển hóa những ác mộng đó?

Ngồi thiền có bị vong nhập?

Hỏi - Đáp 17:45 02/11/2024

Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?

Bạn phải là người đủ đầy trước

Hỏi - Đáp 10:36 01/11/2024

Hỏi: Thầy ơi, tại sao mối quan hệ của con với người yêu luôn căng thẳng, mâu thuẫn và ngột ngạt. Mà chia tay người ấy thì con cảm thấy cô đơn. Thầy giúp con với!

Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?

Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024

Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?

Xem thêm