Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 28/08/2019, 14:39 PM

Phải hay được: Ý nghĩa và triết lý ẩn sâu

Hiện pháp lạc trú là một nghệ thuật sống có hạnh phúc. Nếu hạnh phúc trong hiện tại thì chắc chắn tương lai sẽ hạnh phúc, còn nếu không có hạnh phúc trong hiện tại thì tương lai cũng không thể có hạnh phúc. Vì vậy chúng ta nên trân quý cuộc sống ngày hôm nay.

>>Phật tử có thể đọc loạt bài về Lời Phật dạy

Vạn pháp duy tâm tạo. Con người là kết quả của những gì mình nghĩ. Nếu một người nói và làm với tâm trong sáng thanh tịnh, hạnh phúc sẽ luôn đi theo anh ta như hình với bóng.

Vạn pháp duy tâm tạo. Con người là kết quả của những gì mình nghĩ. Nếu một người nói và làm với tâm trong sáng thanh tịnh, hạnh phúc sẽ luôn đi theo anh ta như hình với bóng.

Hiện tại rất đẹp, quá khứ đã đi qua, tương lai thì chưa tới. Mình chỉ có giây phút thực sự sống là hiện tại, nếu sống sâu sắc mình có thể tiếp nhận trời xanh, mây trắng, chim hót, thông reo, hoa nở… những nhiệm màu của sự sống.

Ý tưởng đơn giản của chánh niệm là không cho phép bản thân lạc lối trong sự nuối tiếc quá khứ hay quá lo lắng về tương lai. Quá khứ có thể cho bạn nhiều kinh nghiệm nhưng cuộc sống của bạn là giây phút hiện tại.

Bài liên quan

Hạnh phúc theo Đạo Phật rất đơn giản, bất cứ người nào cũng đạt được hạnh phúc đó, miễn sao đi đúng con đường đức Thế Tôn đã vạch ra. Trong kinh Đức Thế Tôn dạy về sự chấm dứt khổ đau như sau: “Này các Tỳ kheo, trong tất cả pháp, dù là pháp hữu vi hay vô vi, pháp giải thoát ly tham (viràga,) là cao cả nhất. Ấy nghĩa là giải thoát khỏi kiêu mạn, diệt trừ tham, nhổ tận gốc sự chấp thủ, cắt đứt sự tiếp tục, dập tắt khát ái, giải thoát, chấm dứt, Niết - bàn.”

Nếu ta theo con đường Đức Phật đã dạy thực hành một cách kiên tâm trì chí, nếu ta tinh tấn đào luyện và thanh lọc bản thân, nếu ta đạt đến mức phát triển tâm linh cần thiết, một ngày kia ta có thể thực chứng Niết-bàn ngay trong ta, không cần phải nhọc trí vì những danh từ lớn lối bí hiểm. Cho nên hạnh phúc trong Phật giáo cũng vậy, người nào thật sự tu tập đoạn trừ tham ái, chấp thủ chính người ấy mới cảm nhận được hạnh phúc.

Chân lý hạnh phúc không chờ đợi ở kiếp sau, và cũng không cần tìm kiếm một nơi nào khác, chân lý có thể hiện hữu ngay bây giờ và ở đây. Trong tất cả mỗi người ai cũng có một nguồn hạnh phúc chân thật, nhưng con người không biết nhìn nhận hạnh phúc này, mà đi tìm cầu cái hạnh phúc giả tạm kia.

Chuông lòng thánh thoát từ tâm

Pháp âm thơm ngát, khói trầm quyện bay

Lòng an, tâm tịnh mỗi ngày

Dứt phiền não đoạn, tỏ bày tánh chơn ... (Hoa Mai)

Nguồn gốc mọi khổ đau trên thế gian đều bắt nguồn từ tâm bám chấp

Nguồn gốc mọi khổ đau trên thế gian đều bắt nguồn từ tâm bám chấp

Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại, chúng ta đang bị cuốn vào vòng xoáy với nhiều nỗi lo và áp lực mà đôi khi quên đi hạnh phúc của bản thân và gia đình. Đặc biệt là giới trẻ - họ là những người đang cảm thấy phải chịu nhiều áp lực từ nhiều phía như gia đình, học tập, công việc...Từ đó trong lối sống và cách nghĩ của họ luôn nghĩ mình phải làm cái này, mình phải làm cái kia...Thế nhưng nếu chúng ta hiểu được cuộc sống này được tạo ra  là một sự hạnh phúc, những giây phút chúng ta đang sống thật may mắn...chúng ta nên làm cho những giây phút ở hiện tại được hạnh phúc...thì sẽ không còn những ý nghĩ là "phải" làm. 

Bài liên quan

Khi nhắc về câu chuyện và những suy nghĩa "phải hay được" của các bạn trẻ hiện nay, Đại đức Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng đã có chia sẻ thật ý nghĩa: “Khi các con làm việc, nếu các con nghĩ “phải” làm việc là mệt lắm, hễ sếp giao nhiều việc thì các con sẽ bị mệt ngay. "Phải" đi làm, "phải" làm việc, cái gì cũng "phải" cho nên chóng mệt. Còn như các Thầy là "được" làm việc, "được" cống hiến thì lại vui. Các sư thầy ở chùa mà không được Thầy giao việc, không được làm việc là buồn lắm. Vậy nên quan niệm sống của các Thầy khác với các con. Các Thầy không đặt nặng sống "phải" kiếm ra tiền, không phải nhiều tiền mới là mục đích của cuộc sống, mà mình phải sống có giá trị, phục vụ được mọi người thì cuộc sống mới có ý nghĩa. Nên cống hiến chính là lý tưởng của Thầy. Càng cống hiến cho mọi người, càng phục vụ cho mọi người, càng làm cho mọi người an lạc thì Thầy càng vui. Thầy lấy niềm vui của mọi người là niềm vui của Thầy nên Thầy ít khi bị mệt.

Bởi vậy, các con hãy thay chữ "phải" thành chữ "được": “Ôi! Hôm nay mình được sống, mình vẫn được đi làm, vẫn được phục vụ”. Có như thế dẫu đi làm lương không nhiều nhưng vẫn được phục vụ mọi người thì vẫn lợi ích các con ạ. Cuộc sống như thế mới thật giá trị!”

Hạnh phúc trong Phật giáo là sự từ bỏ “tham ái, chấp trước” có nghĩa là không vướng bận bất kỳ mọi hoàn cảnh nào, ở trong khổ đau vẫn thấy an vui, hạnh phúc.

Hạnh phúc không bao giờ đến với người không biết tri ân những gì mình đang có.

Hạnh phúc không bao giờ đến với người không biết tri ân những gì mình đang có.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm sao giữ lại

Góc nhìn Phật tử 19:30 22/04/2024

Làm sao giữ được tình ban sớm /Chưa kịp hoàng hôn đã úa màu./Ta trách sao người thay đổi vội/ Chắc gì...ta chẳng đổi thay đâu!

Ta luôn biết ơn vì tình thương và sự hy sinh của bố mẹ

Góc nhìn Phật tử 14:30 22/04/2024

Bố mẹ - những người yêu thương, nuôi dưỡng ta từ những ngày đầu đời đến tận bây giờ. Cuộc sống trôi qua, những gian khó, những niềm vui, đều là những chặng đường mà bố mẹ đã bên ta, chia sẻ mọi khó khăn và hạnh phúc.

Tu là cải tạo mình

Góc nhìn Phật tử 09:13 22/04/2024

Ngày nào tôi ăn muối nhiều một chút (nhất là chao, tương, mắm dưa chay) là khuya 0 giờ đau đầu tới 2 giờ 30, ảnh hưởng cho thời thiền kế đó.

Thái độ cầu học cầu tu của người Phật tử

Góc nhìn Phật tử 07:57 22/04/2024

Trên hai mươi lăm thế kỷ về trước, Đức Từ Phụ đã từng khẳng định đạo Phật là đạo của từ bi, trí tuệ và giải thoát. Người Phật tử muốn tu theo đạo Phật cũng phải tu sao cho được từ bi và trí tuệ để một ngày không xa nào đó cũng sẽ được giải thoát như Đức Phật.

Xem thêm