Pháp Phương tiện là gì?
Pháp Phương Tiện như là một phương cách đặc biệt nhưng phổ thông mà Đức Phật vì bản hoài của mình mà khai mở pháp môn phương tiện.
Phương là phương pháp; tiện là tiện dụng, phương tiện hiểu theo nghĩa này là phương pháp tiện dụng, phương pháp dùng một cách thích hợp và thuận tiện. Từ nghĩa này ta có thể nói rằng; Pháp Phương tiện chính là phương pháp tiện dụng mà Đức Phật dùng để giáo hóa chúng sinh nhận rõ được chân như thật tính của các pháp và của chính mình. Nhưng giải thích như thế thì quá giản đơn không thể bao hàm hết ý nghĩa của Pháp Phương tiện mà Đức Phật đã xử dụng.
Vậy chúng ta cần phải hiểu hai chữ phương tiện theo nghĩa rộng hơn. Theo Hòa thượng Thích Thiện Siêu hai chữ phương tiện được hiểu như sau: Phương là giáo lý chân chính, tiện là ngôn ngữ xảo diệu. Giáo lý thậm thâm mà không dùng lời xảo diệu thì mới vô thuyết tâm, nhờ ngôn ngữ xảo diệu mà từ giáo lý vô ngôn trở thành giáo lý đa ngôn.
Thật vậy, nói đến chân tâm là nói đến sự vô ngôn, vắng bặt suy lường nếu không dụng ngôn ngữ làm phương tiện thì ai nói, ai nghe, nói cái gì và nghe cái gì? Nếu đã dùng ngôn ngữ, hình ảnh, cảnh tượng... để nói, để chỉ về nó tức đã xử dụng phương tiện ngôn ngữ, hình ảnh, cảnh tượng...
Cũng theo Hòa thượng Thích Thiện Siêu thì chữ phương tiện có hai nghĩa rộng và hẹp. “Về nghĩa hẹp: phương là phương pháp, tiện là thuận tiện, thích đáng. Phương pháp thích đáng để dẫn đến mục đích, một ý muốn đó là phương tiện. Về nghĩa rộng: tất cả các cách thức trình bày thuyết giảng dùng đến ngôn ngữ sắc tướng v.v. thậm chí cả đến sự ra đời của Phật cũng đều là phương tiện”.
Chữ phương tiện theo tiếng Nhật là “hò ben” từ ghép của hai chữ “hò” (phương 方) và “ben” (tiện 便). Hò ngoài nghĩa là vuông còn có nghĩa là đúng. Ben là phương pháp hay phương tiện. Do đó hò “hò ben”nghĩa là phương pháp đúng. Như vậy, phương tiện nhằm chỉ ý niệm một phương pháp soi sáng áp dụng thích hợp.
Kết hợp hai cách định nghĩa trên đấy ta có thể nói; phương tiện là một phương pháp đúng, thích đáng, soi sáng áp dụng thuận tiện, thích hợp cho người hay trường hợp để dẫn đến mục đích, một ý muốn.
Thật ra, chữ phương tiện được rất nhiều nhà học Phật nghiên cứu định nghĩa và giải thích, song không ngoài hai ý trên. Mở rộng ra ta có thể hiểu Pháp Phương tiện như là một phương pháp đúng, đầy đủ tiện ích, thích đáng mà Đức Phật dùng để soi sáng cho hết thảy chúng sinh thấy rõ được sự thật của các pháp là vô tướng và nhận rõ Phật Tri Kiến của chính mình. Hay nói một cách cụ thể hơn Pháp Phương tiện chính là phương pháp đúng đắn tiện ích mà Đức Phật xử dụng nó để thực hiện bản hòai của mình là “ Khai Thị Chúng Sinh Ngộ Nhập Phật Tri Kiến”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Xem thêm