Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 20/07/2020, 11:34 AM

Phong cách của một vị giảng sư

Hoằng pháp là làm cho Phật pháp lan truyền rộng rãi khắp nơi, giúp cho chúng sanh được lợi ích, là bổn phận của người đệ tử Phật, nhằm giữ cho Phật pháp trường tồn, chúng sanh lợi lạc và để báo ân Đức Phật.

 >>Góc nhìn Phật tử

 “Hoằng pháp vi gia vụ lợi sanh vi bổn hoài”

Câu nói bất hủ trên là phương châm cho hàng Tăng sĩ trên bước đường phụng sự đạo pháp. Xuất phát từ tinh thần đó, để tiếp nối mạng mạch hoằng dương chánh pháp của đức Phật và chư vị Tổ sư. Người giảng sư phải tự phát huy trí lực, thể lực, nghị lực để thể hiện nếp sống đạo hạnh, hiểu biết đúng, việc làm lợi ích cho đời, tốt đẹp cho đạo. Từ đó, thắp sáng ngọn đèn chánh pháp, hướng dẫn con người tìm về chánh đạo, tu tâm dưỡng tánh, xóa dần những hệ lụy thương đau.

“Hoằng pháp vi gia vụ lợi sanh vi bổn hoài”

“Hoằng pháp vi gia vụ lợi sanh vi bổn hoài”

Và công việc hoằng pháp, nếu xét một cách khách quan, có thể nói mỗi vị giảng sư thuyết pháp đều có sức thuyết phục riêng, có những nét cá biệt thu hút được sự lắng tâm theo dõi của quần chúng.

Bài liên quan

Có ba điều quan trọng mà giảng sư cần phải rèn luyện cho được, đó là ngôn ngữ, cử chỉ và tâm lượng. Trong kinh diễn tả là ba nghiệp thân, khẩu, ý phải thanh tịnh. Thân nghiệp thanh tịnh tạo nên một ngoại hình dễ cảm, thân tướng hiền từ, đức độ. Vị giảng sư phải nói năng rõ ràng, dứt khoát và dễ hiểu. Lời nói mang âm điệu hiền hòa, dễ mến sẽ thuyết phục người nghe từ giới bình dân cho đến hàng tri thức. Ngoài phần thân và khẩu thanh tịnh, hành giả phải an trú trong chánh pháp.

Giáo lý của Đức Phật là lẽ sống của đời ta nên ta thường tư duy, chiêm nghiệm và tu tập đúng theo lời Phật dạy. Vị giảng sư thực hành như vậy, thì giảng kinh thuyết pháp một cách tự tại, do nơi nội tâm tràn đầy pháp bảo. Đặc biệt, nếu giảng sư thực hành các pháp ấy thuần thục trong cuộc sống, khi hành đạo gặp đối tượng giáo hóa thì từ tâm lưu xuất muôn pháp, pháp đó phù hợp với căn tính hành nghiệp đương cơ giúp cho người bình an, lợi lạc.

Người có nhân cách mới có đủ điều kiện để nói chuyện nhân cách, mình có tự tin mới có năng lực để thức tỉnh kẻ khác, tâm linh có tịnh sáng mới thánh hóa được lòng người.

Người có nhân cách mới có đủ điều kiện để nói chuyện nhân cách, mình có tự tin mới có năng lực để thức tỉnh kẻ khác, tâm linh có tịnh sáng mới thánh hóa được lòng người.

Trau dồi đạo đức

Bài liên quan

Tác phong đạo đức là sự hiện diện của mãnh lực nội tại tâm linh, mãnh lực ấy tuy vô hình mà mầu nhiệm, nó thể hiện qua ý tưởng, ngôn ngữ và hành động. Ý tưởng trong sáng, ngôn từ hòa nhã, cử chỉ thanh tao, hành động lương thiện, tác phong đạo hạnh là ở chỗ đó, mà thuật ngữ đạo Phật gọi là “Đạo phong”.

Như thế, tác phong đạo đức ở đây không có nghĩa là trau chuốt bên ngoài mà được, nó phải được trau dồi từ bên trong tâm tánh. Ấy là phải thọ giới pháp và chuyên tu giới hạnh, tụng kinh bái sám, tu tập thiền định để diệt trừ tham muốn vọng động bất chánh.

Người có nhân cách mới có đủ điều kiện để nói chuyện nhân cách, mình có tự tin mới có năng lực để thức tỉnh kẻ khác, tâm linh có tịnh sáng mới thánh hóa được lòng người.

Hoằng pháp là làm cho Phật pháp lan truyền rộng rãi khắp nơi, giúp cho chúng sanh được lợi ích, là bổn phận của người đệ tử Phật, nhằm giữ cho Phật pháp trường tồn, chúng sanh lợi lạc và để báo ân Đức Phật.

Hoằng pháp là làm cho Phật pháp lan truyền rộng rãi khắp nơi, giúp cho chúng sanh được lợi ích, là bổn phận của người đệ tử Phật, nhằm giữ cho Phật pháp trường tồn, chúng sanh lợi lạc và để báo ân Đức Phật.

Nội tâm tu tập

Bài liên quan

Nội tâm tu tập là phẩm chất quan trọng nhất đối với một vị tu sĩ Phật giáo nói chung, và đối với một vị giảng sư nói riêng. Tất nhiên, nội lực này không phải do nghiên cứu thuần túy, học tập mà có được. Nó là thành quả của một quá trình học tập và ứng dụng giáo lý của đức Phật vào trong đời sống hằng ngày ngang qua ba nghiệp, thân, khẩu, ý. Nó chính là chất liệu Từ bi - Trí tuệ của đạo Phật tẩm ướt thẩm thấu vào thân tâm, tạo nên tư cách của một vị giảng sư kiểu mẩu về đạo đức và trí tuệ của đạo Phật.

Có thể nói rằng, sức mạnh nội tại của một vị giảng sư, sẽ khiến cho niềm tin của tín đồ, quần chúng trở nên kiên cố đối với Tam bảo. Sức mạnh này sẽ phát ra một năng lượng bình an, sức mạnh nội tại này như một cơn mưa mùa hạ, nhanh chóng làm dịu đi cái bức bách, mà nó đã tạo nên sự bất an, khó chịu cho mọi người.

phatgiao-org-vn-Phai-can-than-khi-giang-kinh-thuyet-phap-3

Một vị Phật tử của tín đồ Phật giáo là cộng nghiệp tốt cho cộng đồng và xã hội. Bởi vì, cứ mỗi lần được tiếp xúc, thân cận, gần gũi với những mẫu người chân chánh, cảm giác bình an, thư thái, thanh thản, nhẹ nhàng sẽ là trọng tâm của người ta. Bởi vì, hương vị giải thoát của vô tham, vô sân, vô si của vị giảng sư tỏa ngát, khiến cho tâm hồn của người ta cảm thấy lắng dịu mọi ưu phiền lo lắng. Đây quả là phẩm chất mà nhân loại đang cần.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nhất tâm niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024

Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.

Nhớ về một người Thầy

Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024

Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.

Những người Thầy khả kính

Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024

Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.

Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận

Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024

Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.

Xem thêm