Thứ ba, 12/09/2023, 10:00 AM

“Quy luật của muôn đời” (8)

Bước chân vào tu tập thiền chữa bệnh, tôi học theo lối thực dụng, phổ cập, bổ sung rồi lại phát hiện thêm rằng giác ngộ, một cụm từ định tính, định lượng rõ ràng cũng rơi vào hý luận cho nên con đường của Đức Phật cứ bị bẻ vụn, chẻ nhỏ, tam sao thất bản...

Hành trì Tứ niệm xứ. 

“…Có một con đường có thể giúp chúng sanh thực hiện được thanh tịnh, vượt được lo lắng sợ hãi, diệt trừ được khổ não, chấm dứt được khóc than và đạt tới chánh pháp. Con đường ấy là con đường “an trú trong bốn lãnh vực quán niệm”.

“…Nếu các đức Như Lai thời quá khứ đã từng đạt tới quả vị chánh giác, không còn vướng mắc vào bất cứ gì, đó cũng là nhờ đã lập tâm an trú trong bốn lãnh vực quán niệm. Nương theo bốn lãnh vực quán niệm, các ngài đã đoạn trừ được năm sự ngăn che, thanh lọc được những cấu uế của tâm thức, vượt được tình trạng ốm yếu của tuệ giác, tu tập theo bảy yếu tố giác ngộ và đạt tới quả vị giác ngộ chân chính cao nhất…” (Bản dịch Tứ Niệm Xứ (TNX) của Làng Mai). 

Toàn bộ lời Phật dạy thật sự rất nôm na, đơn giản, không cầu kỳ nhưng khổ nổi qua kết tập, thêm thắt, suy diễn…giờ đã đã có đến hàng vạn pháp môn và con người không thể học và hành đúng theo trình tự. Người ta thi nhau tán dương chỉ để luận, chỉ để chứng minh trí tuệ cao thâm, năng lực thông thuộc của bậc thức giả hơn là năng lực hành trì của bậc giác ngộ. Còn sự giải thoát của chúng sinh lại càng âm u, mờ mịt hơn! 

Bước chân vào tu tập thiền chữa bệnh, tôi học theo lối thực dụng, phổ cập, bổ sung rồi lại phát hiện thêm rằng giác ngộ, một cụm từ định tính, định lượng rõ ràng cũng rơi vào hý luận cho nên con đường của Đức Phật cứ bị bẻ vụn, chẻ nhỏ, tam sao thất bản…Sự ngộ nhận, rối nhiễu trong tiếp cận khiến người ta phức tạp hoá vấn đề. Tứ niệm xứ thay vì là một phương pháp quán chiếu và giải quyết những dính mắc, chướng ngại trên bốn chỗ để thực hiện được thanh tịnh, “an trú trong bốn lãnh vực quán niệm” lại được chuyển thành pháp quán chiếu tâm linh, thành pháp “thiền định”? 

“Quy luật của muôn đời” (7)

01

Cách tiếp cận thực dụng lại nắm bắt được chân ngôn, một phần cũng do cách nhìn trực diện vào nó chứ không luận từ Đông sang Tây, từ Nam sang Bắc. Tứ niệm xứ là pháp hành trong 37 phẩm trợ đạo, đạt được thánh quả trên con đường giải thoát, Đức Phật không vì bệnh tật, không do chữa bệnh nhưng con đường sau khi chứng đắc được Ngài hoạch định lại bắt đầu từ “chữa bệnh”. Sự chuyển hóa, thay đổi, từ u mê sang mẫn tiệp, từ bệnh tật, phiền não sang khoẻ mạnh, thanh lọc được những cấu uế của tâm thức, vượt được tình trạng ốm yếu của tuệ giác, tu tập theo bảy yếu tố giác ngộ và đạt tới quả vị giác ngộ chân chính cao nhất…", không thể dẫn dắt những con người uế nhiễm, bệnh tật, liệt tuệ đến bến giác.

Này chư Hiền, ở đời có bốn hạng người. Thế nào là bốn? Chư Hiền, ở đây, có hạng người có cấu uế, nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Lại nữa chư Hiền, ở đây, có hạng người có cấu uế, và như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Lại nữa chư Hiền, ở đây có hạng người không có cấu uế, nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế". Lại nữa, chư Hiền, ở đây, có hạng người không có cấu uế và như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế".(Trung Bộ Kinh-5/ Kinh không uế nhiễm)

Đức Phật khẳng định “Sống với cái hạ liệt thì không thể chứng đạt sự cao thượng”. Chính vì vậy, tứ niệm xứ (thân, thọ, tâm, pháp) là một trong những bước đầu tiên cùng với tứ chánh cần (ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện) ngũ căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân) ngũ lực (tín, tấn, niệm, định, huệ) là toàn bộ phương pháp quán chiếu, dọn dẹp, theo dõi những biến đổi nhỏ nhất, hàng ngày, hàng giờ trên con đường hành trì ly dục. Bên cạnh nó Tứ thần túc (TTT), Thất giác chi (TGC), Bát chánh đạo (BCĐ) là từng phần công năng được sinh khởi trong từng lộ trình Giới - Định - Tuệ tức ba bậc giác ngộ-hộ trì-chứng đạt. Không có đủ tri kiến giải thoát, không thể nhận ra những bậc chứng đạt trên lộ trình. Tu mà không biết mình tu đến đâu, đang ở đâu thì đích thị là tu mù, chỉ lòng vòng bên ngoài để bọn ma tăng lợi dụng, mượn đạo, tạo đời, mặc chúng sinh chìm đắm, phiêu du trong luân hồi sinh tử. 

1. Giác ngộ (Giới) Sơ thiền: đó là giai đoạn tịnh chỉ ý thức, thọ trì 5 chi thiền tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm, bạn đã ly dục. Thân tâm đã sạch những lậu hoặc thô tháo, tham sân si đã muội lược. Bạn đã có đủ 3 đức (ăn, ngủ, độc cư) 3 hạnh (nhẫn nhục, tuỳ thuận, bằng lòng). TTT khi ấy có dục như ý túc, TGC khi ấy có: niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, Bát chánh đạo khi ấy có chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Ngoài 37 phẩm Đức Phật cũng đã chú giảng 7 pháp đoạn trừ lậu hoặc (7 pháp) thì ngay trong giai đoạn này chúng ta lại có tri kiến, phòng hộ, thọ dụng.

2. Hộ trì: (Định) - Nhị và tam thiền đó là giai đoạn tịnh chỉ tầm tứ (nhị thiền) tịnh chỉ xúc tưởng (tam thiền) trong Tứ thần túc có tinh tấn như ý, định như ý, Thất giác chi có hỷ giác chi, khinh an giác chi, và định giác chi, Bát chánh đạo có chánh tinh tấn, chánh niệm, 7 pháp lúc này kham nhẫn, tránh né, trừ diệt. 

3. Chứng đạt (Tuệ) -Tứ thiền, bạn hoàn toàn tịnh chỉ hơi thở, dứt trừ cảm thọ, điều hành thức ấm để tiến tới tam minh. TTT lúc này có Tuệ như ý túc, TGC có Xả giác chi, 7 pháp lúc này có tu tập. Đây chính là giai đoạn rốt ráo với thành tựu thiên nhãn minh, túc mạng minh, và lậu tận minh.

Tóm tắt lộ trình tu tập là như thế để thấy:

1. Tứ thánh định (TTĐ) là con đường duy nhất, bước đi từ thấp đến cao, là căn bản là sự xác chứng hành trình tu tập nếu muốn đạt đến quả vị tối thượng, hoàn toàn diệt sạch lậu hoặc vi tế trong  thân tâm. 

2. Ngoài tứ thánh định chúng ta còn tứ vô lượng tâm (TVLT) (Từ, Bi, Hỷ, Xả) Kết hợp cả hai (Tứ thánh định và Tứ vô lượng tâm) thành bài kinh Bát Thành mà vị thánh đa văn A-nan đã thuyết.

Nhưng khác nhau ở chỗ tứ vô lượng tâm là ly dục, làm chủ khổ ách, tham luyến, giải thoát khỏi luân hồi. Còn tứ thánh định thì khi nhập sơ thiền là đã làm chủ sanh y đến bậc tứ thiền tức có thể làm chủ cả Sanh - Già - Bệnh và cái chết. Làm chủ cái chết tức bạn hoàn toàn chủ động kéo dài hay kết thúc sớm cuộc đời của mình một cách tuỳ hỷ. 

Học Phật chính là học cái chân ngôn, học theo kiểu thực dụng thì tránh được bản tính thích hý luận, tránh được bội thực, tránh được sự hoang tưởng, đố kỵ. Thực ra những lời rất gần gũi của Làng Mai cũng không tránh khỏi những nhầm lẫn nhất định bởi chính quán xét “nó” một cách thụ động. Ngược lại. hành trì tứ niệm xứ cần câu hữu nó với tứ chánh cần (TCC) (ngăn ác, diệt ác…). Giữa nó với TCC có sự liên hệ hỗ tương. Nhiều vị tôn túc, chức sắc, gọi TNX như giai đoạn hai sau xả tâm ly dục ( có nghĩa rằng song song giai đoạn thiền định) mà gọi “nó” là pháp tu thiền định lại càng sai, đến mức, nhiều tu sinh mới cứ ao ước “chóng vào đến giai đoạn Tứ Niệm Xứ” để thực hành tu định. 

Xin trình bày theo cách thực dụng hơn, cụ thể hơn: 

“Quán thân trên thân để khắc phục tham ưu ở đời. Quán thọ trên các thọ để khắc phục tham ưu ở đời…”. Khắc phục tham ưu ở đời như thế nào? Người ta chỉ viện dẫn lý thuyết, ức chế ý thức vào pháp như lý tác ý khắc phục tham ưu, tại sao chỉ có như ly tác ý, tại sao không dùng rất nhiều pháp dứt trừ, loại bỏ những uế trược, những dính mắc, tham ưu kia bằng nhiều phương pháp vật lý, trực tiếp khai thông hiệu quả nhanh hơn, rõ ràng hơn. Đi kinh hành, vận động thể dục, xoa bóp điểm đau, tập dịch cân kinh, tập võ…Đức Phật đã dạy đến 7 pháp đoạn trừ lậu hoặc tại sao không biết dùng nó (trị kiến, phòng hộ, thọ dụng, kham nhẫn, tránh né, trừ diệt, tu tập) để hỗ trợ giải thông những uế trược, dính mắc trên dòng chảy năng lượng mỗi ngày. Đức Phật đã bảo “ Hãy thắp đuốc lên mà đi” chẳng ai chịu thắp mà cứ nhắm mắt đi theo những lý thuyết thô cứng, mù mịt và thốt lên những lời tụng ca ngất ngưỡng. 

Tại sao Tứ niệm xứ phải được hành trì ngay khi ta bắt đầu hoc Phật? Ngay khi bắt đầu tu, bởi vì đó cũng chính là hành trình xả tâm, ly dục ngay khi còn ở cấp sơ đẳng. Phương pháp “ăn chay ngày một bữa” cũng chính là hành trình Tứ niệm xứ, lặp lại sự quân bình tứ đại của thân: từ nhà máy chế biến, khí hoá, cung cấp năng lượng thanh tịnh cho hoạt động cơ thể được điều hoà, không có dính mắc ách trược, không lóng cặn, cản trở dòng chảy khí huyết trong bạn và cả trên tâm: ý thức lực làm chủ dục, tham, nhiếp phục tham ưu tận bên trong tâm thức. Khi đã nhập được sơ thiền tức bạn đã có dục như ý túc (dục, tinh tấn, định, tuệ- đó là bốn bậc trong tứ như ý túc). 

Vậy Tứ niệm xứ là gì? Là phương pháp “dọn dẹp” thân tâm. Nói đơn giản giai đoạn thanh tịnh thân (bước 1 - giác ngộ) thanh tịnh tâm (bước 2- hộ trì- tức thiền định) và thanh tịnh thân tâm ( bước 3 - Chứng đạt quả vô thượng bồ đề). 

Nếu bạn gia nhâp thiền chữa bệnh thì ngay giai đoạn thử thách đầu tiên bạn sẽ cảm nhận sự nghẽn tắt dòng chảy năng lượng bằng sự ngữa ngáy, như kiến bò trên mặt, đau buốt ở đâu đó, nhất là trên khu vực thần kinh toạ, thậm chí nước mắt, nước mũi, mồ hôi vã ra như tắm. Dòng chảy năng lượng khiến bạn có cảm giác như ai bẻ chân, bẻ tay bạn, đau buốt… bạn đang quán thân trên thân để khắc phục tham ưu…Những tham ưu cần khắc phục ấy chính là uế trược, là nghẽn tắt cần giải quyết đẩy ra khỏi cơ thể để có một sắc thân thanh tịnh. Khi đã vào sơ thiền, bạn sẽ ít cảm nhận những nghẽn tắt vì nó bắt đầu vào giai đoạn của sự tế vi, khó thấy hơn. Nhưng giai đoạn quyết định để nhập tứ thiền thì mọi thứ bắt đầu rõ ràng hơn bởi sức sống cuối cùng trước khi bị nhiếp phục của thọ, của xúc, của tưởng. Những cảm giác tế vi mà ngoài bạn không ai có thể “thấy”, nhưng với bạn lại rõ mồn một từ các đầu chi, từ bàn tay, bàn chân, các đầu mút của 12 đường kinh mạch, vì sao? Vì đó là giai đoạn rốt ráo đoạn diệt tất cả lậu hoặc sâu thẳm bên trong tưởng ấm, tưởng lực, trong hành uẩn, trong các thọ…

Tôi muốn nói chi tiết hơn nhưng sẽ là đa ngôn, sẽ đầy lý thuyết. Bạn đọc hãy xem đây là mồi lửa ban đầu, đem về mà thắp lên ngọn đuốc âm u, tăm tối. Tôi tin nếu thử đặt ra câu hỏi vui “Mục đích của Đức Thế Tôn  trong hành trì tu tập Thiền định là gì?” Sẽ có hàng trăm, hàng ngàn câu trả lời nhưng chắc chắn tìm ra câu trả lời đơn giản nhất, chuẩn xác nhất cũng hơi hiếm đấy. Tôi sẽ đưa ra câu trả lời vào bài sau. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm