Quyền lực (2)
Như câu chuyện mẹ chồng nàng dâu, thực sự, tôi không ác cảm với đàn bà vì mẹ tôi cũng là đàn bà. Tôi thương tất cả những bà vợ, đồng thời tôi sợ tất cả những bà mẹ.
Câu chuyện “Mẹ chồng từng là nàng dâu” là nỗi day dứt không nguôi trong tôi từ những ngày còn trẻ, cộng với nỗi băn khoăn về tương lai con cái ở vùng đất mà “đèn dầu leo lét”. Năm 1984, tôi mang cả gia đình 1 vợ 3 con về huyện. Ở nhờ nhà một người quen, tôi làm việc ở phòng Xây dựng huyện.
Như câu chuyện mẹ chồng nàng dâu, thực sự, tôi không ác cảm với đàn bà vì mẹ tôi cũng là đàn bà. Tôi thương tất cả những bà vợ, đồng thời tôi sợ tất cả những bà mẹ. Ở nhờ chưa đầy năm, tôi phải gấp rút “dọn đi” vì xung đột với chủ nhà. Về “nhà tập thể” phòng Xây dựng được chưa đầy năm lại dọn đi vì phòng Xây dựng giải thể. Tôi lại về phòng Văn hoá, trú tạm dãy tập thể Huyện uỷ và rồi chuyển công tác về Huyện uỷ…Tôi cứ long bong chuyển đổi cả vì hai nhu cầu: nhu cầu công tác và nhu cầu chỗ ở! Thế nhưng vẫn đầy đủ uy tín vì vừa “cán bộ Huyện uỷ” vừa là cộng tác viên báo Sông Bé, cộng tác viên Đài Truyền Thanh huyện…
Việc về huyện tôi nhằm vào hai mục tiêu: Tương lai con cái và lánh nạn “mẹ chồng nàng dâu”. Không thể có một gia đình êm ấm khi mà chịu lực tác động bên ngoài. Nhưng việc lánh nạn của tôi vẫn không thoát “lực tác động” bên ngoài ấy. Tôi cứ phải luôn dàn xếp những vụ xung đột trong nhà tập thể. Dù là phó Bí thư chi bộ khối Đảng kiêm Bí thư chi Đoàn Thanh niên, tôi cứ phải động não bởi những vấn đề “đối ngoại”. Tôi thương tất cả những người đàn bà và tôi sợ tất cả những người đàn bà là vì vậy.
Tôi chuyển về tỉnh năm 1991, đến năm 1997 là 6 năm, tôi chuyển nhà đến 4 lần. Lúc này, tôi không phải là người chủ động mà vì nhu cầu “kinh doanh” của vợ. Vợ tôi giỏi nghề may, nếu may đồ khách, mỗi ngày hai, ba bộ là thừa sức sống, nhưng đầu óc kinh doanh lớn, cứ muốn có một cửa hàng quần áo may sẵn không phụ thuộc khách hàng, cứ ưng ý thì mua, không thôi, đừng chê khen. Và tính toán kinh tế của bà ấy trên lợi nhuận “tính nhẩm”. Những bộ đồ treo trên vách giá phụ liệu chỉ 2,3 nhưng nếu bán ra đến vài chục lần. Khổ nổi toàn đồ treo, một tháng chỉ bán 1, 2 bộ, chưa đủ tiền phụ liệu. Mỗi lần đi chợ mua phụ liệu buộc tôi phải “gom” thêm. Gia đình vì vậy luôn nợ tiền góp, thỉnh thoảng bán một, hai bộ chưa đủ góp lại “gom” thêm. Cái kho đồ cũ không còn chỗ treo mỗi ngày một đầy lên.
Tôi có người đàn bà “cực giỏi” lại không biết tận dụng. Cứ âm thầm chịu đựng, khi con cái trưởng thành, đứa lớn (hiện là luật sư) khi ấy đang công tác ở trại giam Bến Lớn. Có lần đi làm về muộn bị mẹ hạch hỏi thì mỉm cười: “Hôm nay nhà sếp có con heo lăn ra chết, qua phụ rồi nhậu luôn, đang nhậu ổng nói mà cười lộn ruột. Nuôi heo heo chết, nuôi gà, gà chết có con vợ nuôi hoài nó hổng chết”, người đàn bà của tôi sững cồ: “Chi dạ.ạ.ạ., vợ chết cho chết đói cả lũ hả”.
Từ lâu tôi đã im hơi lặng tiếng. Cho nên khi tôi chất đồ đạc lên ba gác, người ta đứng nhìn nhau và hỏi nhau “Ủa việc gì vậy?”, chẳng ai biết việc gì đang xảy ra. Mua được xuất đất, trả chưa hết tiền, lương và nhuận bút còm cõi vèo phát là hết, mua đất theo kiểu trả góp. Vừa trả góp tiền đất vừa phải phụ “gom” thêm tiền để đi chợ Tân Bình mua phụ liệu. Bao nhiêu năm tôi dặn lòng cố chuyển đổi từ từ. Ngay loài thú săn mồi, người ta còn thuần phục, huấn luyện làm xiếc được hà huống con người. Cuối cùng, trước khi làm thủ tục ly hôn, tôi quay về làm căn nhà đơn sơ cho mấy mẹ con rồi tôi…ra nhà trọ. Xin thề có vong linh thằng con tôi - một luật sư chỉ còn vài tháng nữa thôi là ra nghề, “Tôi chưa hề biết đồng tiền của “doanh nghiệp may này” ra sao. Thậm chí, khi tôi bán chiếc xe “beo con” để đắp thêm tiền xây nhà còn phải trích ra 2 tháng tiền thuê ki-ốt cho “người đàn bà quyền lực”. Và lý do ly hôn, tôi trình bày là “Tôi là đứa bất tài, vậy thôi”. Vì là thuận tình ly hôn, không tranh chấp tài sản, căn nhà tôi để cho mấy mẹ con, chẳng có nợ nần chung. Vậy là xong, ngôi nhà mà tôi bàn giao có nguyên gian kho đồ cũ không bán được, để chuột làm ổ, có lẽ chỉ chờ đóng gói cho từ thiện.
Giờ con cái thành đạt, đứa lớn- xưa là cán bộ quản giáo nay là luật sư, tậu được nhà riêng, khấm khá. Thằng út sắp là luật sư bỏ dở sang thế giới bên kia. Thằng giữa tài xế vừa sắm xe chạy dịch vụ, nhà cửa đàng hoàng, hai đứa cháu nội đang học luật. Mảnh đất và cái nhà ngày xưa ở Thủ Dầu Một chỉ vài chục triệu giờ bán được 6,7 tỉ.
Bán được mảnh đất, “người đàn bà quyền lực” (giờ thì chẳng còn ai cạnh tranh quyền lực) của tôi về Chánh Phú Hoà - Bến Cát mua ba xuất đất liền kề để chuẩn bị chia phần cho 3 “thằng”. Có hay không có nhu cầu thì đó cũng là “3 thẳng” chung mảnh đất, không tách rời, không chuyển nhượng. nó sẽ là mảnh đất thờ. Bà ở căn đầu, nhà thằng lớn: LS Minh, không tin được, bà ấy tuyên bố: “Tao cho ở chứ muốn đuổi lúc nào thì đuổi”, ám chỉ thằng Út không khéo chia phần nó bán tất, và giờ thằng út đã…ra đi không trở lại.
Tôi thương tất cả những bà vợ là vì vậy, tất cả nổ lực, cuối cùng nhà thờ lại cũng mang tên dòng tộc, ghi họ tên… một thằng đàn ông. Kể cũng tội, con người cứ quanh quẩn danh với sắc, Iợi với thực với thùy.
Hôm qua 21 ngày cho Thái, mấy đứa bạn thân của nó hỏi ý kiến tôi để đến chơi. Tôi bảo để bác thăm dò tình hình xem ổn không. Cuối cùng thì ổn và có 3 đứa đến Huynh, Tuấn, Hiệp…còn Văn đang đi học ở Bình Thuận gọi điện về. Tôi bảo chút nữa mấy đứa quay clip gửi con cho “tức chơi”.
Cái chết của Thái là một nỗi buồn, nỗi ám ảnh trong bạn bè, anh em, cật ruột. Một ám ảnh libido thật sự, nhưng Thái tỉnh táo hoàn toàn. Và như tôi đã nói, tất cả mọi sự vật, hiện tượng, mọi con người bạn đều có thể nhìn ra cả hai mặt. Thiện và ác, lành và dữ, tốt và xấu. Biết nhìn mặt tốt, mặt tích cực để nó cho chúng ta động lực để tiếp tục duy trì sự sống, để tiếp tục đảm đương gánh nặng thiện pháp là vậy. Thái đã chọn lựa ra đi để có một gia đình, một mái ấm, một dòng tộc, bè bạn…tất cả vì nhau, thương nhau hơn, đừng chấp ngã, đừng định kiến, mở lòng để cho cuộc sống đáng sống hơn. Nhưng như Einstein: “Thay đổi một định kiến khó hơn phá vỡ một nguyên tử”. Tôi cũng không chắc Thái đã làm được điều không thể đó là “phá vỡ một nguyên tử”
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dành cho bạn
Truyện ngắn: Điều hạnh phúc nhất
Góc nhìn Phật tử 13:50 14/11/2024Bé Sony đã ngủ từ lâu. Nằm trên giường, môi con mím lại, chúm chím, trông đáng yêu vô cùng.
Mẹ là chính một kỳ quan
Góc nhìn Phật tử 16:30 13/11/2024Mẹ là vằng vặc trăng rằm/ Cho con ánh sáng soi thềm bóng đêm/ Mẹ là điểm tựa trước đèn/ Cho con tỉnh giấc ngủ quên giữa đường...
Tu tập đúng mang lại sự cân bằng và hài hòa cho gia đình
Góc nhìn Phật tử 11:20 13/11/2024Sự tu tập đòi hỏi một trái tim sâu sắc và ý thức nhạy bén để hiểu rõ về cân bằng giữa gia đình và phụng sự. Sự cân bằng này sẽ giúp người chồng và người vợ cảm nhận được sự liên kết mạnh mẽ giữa việc phục vụ xã hội và hạnh phúc gia đình.
Nhàn hạ đích thực
Góc nhìn Phật tử 20:08 12/11/2024Trong một buổi chiều mùa thu yên ả, khi ánh mặt trời dịu dàng rải xuống từng tia nắng ấm, tôi ngồi dưới bóng cây bồ đề trong sân chùa, lặng lẽ quan sát những chiếc lá rụng lác đác trên mặt đất.
Xem thêm