Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 27/09/2022, 18:00 PM

Tai nạn lớn bất chợt xảy đến thì phải làm sao đây?

Thế giới này dù có loạn thế nào, ta cũng không loạn. Tai nạn không thể tránh được, tai nạn đến rồi, người niệm Phật chúng ta ở ngay trong tai nạn vãng sanh là việc tốt, không phải việc xấu.

Audio

Giả sử “Lửa cháy lớn khắp tam thiên'', “tam thiên” là “đại thiên thế giới”. Giả sử như tai nạn lớn bất chợt xảy đến thì phải làm sao đây ?

Không sao, nhờ oai đức của Phật, tất có thể siêu thoát (“Thừa Phật oai đức tức năng siêu”).

Lúc bấy giờ vẫn phải quyết sanh Tịnh Độ, không cần lo lắng. Khi có kiếp nạn lớn, Phật sẽ hiện thân đến tiếp dẫn quý vị. Nhất định phải có lòng tin, phải thật sự tin tưởng lời Phật nói, bất luận gặp phải tai nạn gì, đều có thể tùy lúc mà vãng sanh.

Đây là Phật đã “thọ ký” cho chúng ta, thật sự ban cho chúng ta, những người niệm Phật một viên “thuốc an tâm”, không phải hoài nghi nữa. Gặp kiếp nạn gì, đều phải nhất tâm niệm Phật, đừng hoảng hốt, đừng sợ hãi…!

Không cần nghĩ đến hiện tại, quá khứ, tương lai, trong tâm chỉ nghĩ đến A Di Đà Phật, kiếp nạn của hiện tại, quá khứ, tương lai đều sẽ không còn nữa.

Trong An Lạc Tập, đoạn này nói rất hay, "nhược năng thường tu niệm Phật tam muội", thật tâm niệm Phật, "năng trừ tham sân si", niệm Phật cho đến lúc gạt bỏ được tham sân si mạn nghi. "Vô vấn hiện tại, quá khứ, tương lai, nhất thiết chư chướng tất giai trừ dã", không cần nghĩ đến hiện tại, quá khứ, tương lai, chỉ nghĩ đến A Di Đà Phật, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, kiếp nạn của hiện tại, quá khứ, tương lai đều sẽ không còn nữa. "Ngu si thiểu trí, tâm tắc hồ nghi". Niệm Phật trừ si, nghi tình tự đoạn.

Chí tâm niệm Phật, khắc phục được tai nạn gió lửa

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ngài Liên Trì và Linh Phong nói rằng: "Phật hiệu đầu vu loạn tâm, loạn tâm bất đắc bất Phật". Liên Trì Đại Sư, Ngẫu Ích Đại Sư, Linh Phong là Ngẫu Ích Đại Sư, Liên Trì là Tổ sư đời thứ 8, Ngẫu Ích là Tổ sư đời thứ 9, là hai vị Đại Sư được kính ngưỡng nhất, được bái phục nhất, họ đều nói đem "Phật hiệu đầu ư loạn tâm", loạn tâm là gì? Vọng niệm, vọng niệm nhiều không sợ, niệm Phật. Vọng niệm nhiều hơn nữa, cũng không cần để ý đến nó, tập trung tất cả tinh thần của chúng ta vào Phật hiệu, chỉ nghĩ đến Phật hiệu, không nghĩ đến vọng niệm, vọng niệm tự nhiên sẽ ít đi, tự nhiên sẽ không còn nữa, không cần phải sợ vọng niệm.

"Tôi niệm Phật vọng niệm nhiều quá, không dám niệm nữa", sai rồi, vọng niệm càng nhiều thì càng phải niệm Phật. Nếu niệm Phật rồi mà vọng niệm vẫn nhiều, tôi đã từng dạy học trò, học trò đi làm thí nghiệm, hiệu quả rất tốt. Tôi dùng cách nào? Máy niệm Phật, quý vị đeo tai nghe máy niệm Phật, đừng làm ồn người khác. Quý vị vặn volume to lên, chỉ nghe được bên tai A Di Đà Phật, những vọng niệm khác sẽ không thể len vào. Mở volume to lên, mở to sợ làm ồn người khác, đeo tai nghe, dùng máy niệm Phật. Những âm thanh lớn này sẽ lay động bản thân, đuổi đi những vọng niệm, biện pháp này rất hiệu quả. Đây là cách Tổ Sư bày chúng ta niệm Phật.

Sống một ngày, niệm Phật một ngày – không nên lo sợ tai nạn ngày mai – tâm luôn an định – đó mới là người tự tại!

Thế giới này dù có loạn thế nào, ta cũng không loạn. Tai nạn không thể tránh được, tai nạn đến rồi, người niệm Phật chúng ta ở ngay trong tai nạn vãng sanh là việc tốt, không phải việc xấu.

Người chết ngay trong tai nạn, có người đi đến thế giới Cực Lạc, có người đi đến cõi trời, có người đổi cái thân này lại trở lại, họ lại đầu thai, lại trở lại, có một số người đến ba đường ác.

Cũng đồng là chết ngay trong tai nạn, nhưng chỗ đi không như nhau, cho nên không lo lắng, không khiếp sợ, tâm luôn là an định không nên bị cảnh giới xoay chuyển.

Nơi chúng ta đi thì tốt rồi, nếu như tai nạn đến rồi, kinh hoàng, lo lắng, khiếp sợ, vậy thì khẳng định đến ba đường ác. Chính họ không làm chủ được nên đã bị cảnh giới chuyển.

Cho nên hiện tại chúng ta ở thế gian này, sống một ngày tính một ngày, không nên nghĩ còn có năm tới. Tôi ngay đến ngày mai cũng không nghĩ.

Như vậy chúng ta mới tự tại ! Nghĩ đến ngày mai làm gì? 

Ngày mai vẫn chưa đến, hôm nay có được thời gian của một ngày, cố gắng niệm một ngày Phật, tụng một ngày kinh, bạn nói xem, thật nhiều tự tại.

Đó chính là người đại phước đức, đó chính là người đại tự tại!

>> Kính mời quý vị cùng xem video "Bí mật về một Niệm cuối cùng trước lúc lâm chung" qua bài trả lời phỏng vấn của Hòa Thượng Tịnh Không để hiểu thêm về vấn đề này:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tứ y, tứ bất y là gì?

Hỏi - Đáp 15:00 27/03/2024

Hỏi: Xin cho biết xuất xứ của giáo lý Tứ y cùng ý nghĩa và phương thức ứng dụng của giáo lý này trong tu tập.

Tu học để làm gì?

Hỏi - Đáp 09:20 27/03/2024

Tu học không phải để mình được bình an, được lợi ích, mà là để thấy ra sự thật về chính mình và đời sống...

Thầy có khi nào nổi giận không?

Hỏi - Đáp 11:00 26/03/2024

Hỏi: Thầy có khi nào nổi giận điên lên không? Lần cuối Thầy nổi giận là khi nào? Xin Thầy nói thêm về sự tha thứ.

Đi chùa khó làm ăn liệu có đúng không?

Hỏi - Đáp 11:45 25/03/2024

Hỏi: Mấy năm trước, tôi đi chùa lễ Phật sám hối vào các ngày 14 và 30. Hai năm trở lại đây, tối nào tôi cũng đi tụng kinh. Bạn trai của tôi cứ đổ thừa là do tôi đi chùa nên khó làm ăn, la rầy và cấm tôi không được đi chùa nữa.

Xem thêm