Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 09/04/2021, 09:42 AM

Tại sao ta nghèo?

Từ “nghèo khổ” không được đức Thế Tôn đề cập trong Khổ đế, mà nó được hình thành trong ngôn ngữ của người thế gian. Thân nghèo thường đi với phận hèn, đi theo sự thua thiệt, sự khinh khi và cũng có lúc là miệt thị.

Từ khi xã hội loài người bị phân hóa, những người chiếm giữ được nhiều của cải vật chất và nô lệ, bên cạnh những người không có tài sản gì, thì cũng chính từ đó, sự phân chia giai cấp và sự giàu nghèo được hình thành. Chúng ta sống xa những thời kỳ đó đã hơn hai ngàn năm, nhưng sự ảnh hưởng của nó vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay, và đó cũng là nhân tố gây nên bao sự đấu tranh, tội lỗi, gây nên bao hậu quả bất chấp mọi đau khổ của người khác. Có bao giờ ta tự hỏi tại sao chúng ta nghèo chưa? Và là một người Phật tử, ta phải làm sao để thoát ra được cái nghèo đó một cách đúng chánh pháp? Nghèo có khổ không? Nghèo của thế gian khác gì với nghèo trong đạo pháp?…

Độ người nông dân nghèo

1. Nghèo ngoài thế gian:

- Khách quan: Do điều kiện địa lý, thiên tai hạn hán, đất nước loạn lạc, giặc giã, bệnh tật.

- Chủ quan: Do thiếu hiểu biết trong làm ăn, không lao động hoặc không có kinh nghiệm lao động, làm ít tiêu xài nhiều, phóng túng, không có những người bạn lành, sử dụng tài sản không đúng mục đích.

Kinh Giáo Thọ Thi-ca-la-việt ghi: “Có sáu nguyên nhân phung phí là đam mê rượu chè, du hành đường phố phi thời, la cà hí viện đình đám, đam mê cờ bạc, giao du bạn ác, quen thói lười biếng”.

Trong kinh Tăng Chi Bộ III, đức Thế Tôn có dạy: “Sự nghèo khổ là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời do không có sở hữu, sống túng thiếu, phải mắc nợ, chấp nhận tiền lời, khi thời hạn đến không trả được tiền lời bị người hối thúc, theo sát gót, bị truy tìm và bắt trói”.

Từ “nghèo khổ” không được đức Thế Tôn đề cập trong Khổ đế, mà nó được hình thành trong ngôn ngữ của người thế gian. Thân nghèo thường đi với phận hèn, đi theo sự thua thiệt, sự khinh khi và cũng có lúc là miệt thị.

Nghèo khổ sanh nhiều bất thiện nghiệp. Kinh Bát Đại Nhân Giác có chép: “Bần khổ đa oán, hoạnh kết ác duyên. Bồ-tát bố thí, đẳng niệm oán thân, bất niệm cựu ác”. (Nghèo khổ sinh oán hận, tạo nhiều ác duyên. Bồ-tát cần bố thí, không phân biệt ghét thương, không nhớ nghĩ việc ác đã qua).

Mỗi người đệ tử Phật cần lưu tâm cải thiện đời sống của mình, nhằm thoát ra đời sống nghèo nàn về vật chất và tinh thần

Mỗi người đệ tử Phật cần lưu tâm cải thiện đời sống của mình, nhằm thoát ra đời sống nghèo nàn về vật chất và tinh thần

2. Nghèo trong đạo pháp:                                                

Không có lòng tin, không có hổ thẹn, không biết sợ hãi, không siêng năng, thiếu hẳn trí tuệ.

Kinh Hoa Nghiêm chép: “Tín vi đạo nguyên công đức mẫu, tín năng trưởng dưỡng chư thiện căn, tín năng siêu xuất chúng ma lộ, tín năng đắc nhập Tam-ma-địa, tín năng giải thoát sanh tử hải, tín năng thành tựu Phật Bồ-đề”.

3. Phương pháp thoát nghèo:

Hăng say làm ăn, có tính toán suy lường kỹ càng trước khi làm một việc gì đó. Chi tiêu hợp lý, biết bố thí để tạo quả giàu có về sau.

Thực hành văn, tư, tu để đạt đến trí tuệ vô thượng, điểm then chốt là niềm tin bất động vào Tam Bảo, thành tựu giới luật đưa đến thiền định, mới giải quyết tất cả cội gốc của mọi đau khổ, sanh tử.

Như vậy, mỗi người đệ tử Phật cần lưu tâm cải thiện đời sống của mình, nhằm thoát ra đời sống nghèo nàn về vật chất và tinh thần. Chúng ta muốn là người giàu có chân chính lương thiện, thì cần nỗ lực hăng say trong những phương pháp trên. Và đặc biệt, muốn được giàu có đích thực theo đúng chánh pháp, thì cần kiện toàn đầy đủ về cả hai yếu tố thân và tâm. Chỉ có gia tài Phật pháp mới thật sự là sự giàu có bền vững, nó nhờ vào lòng tịnh tín Tam Bảo và thành tựu giới luật.

Phật giáo nhìn nhận vấn đề giàu nghèo như thế nào?

Tâm Quý

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thiền là nơi tìm lại sự cân bằng và bình an bên trong mình

Sống an vui 09:45 04/05/2024

Thiền không phải là một cuộc đua, nơi ta phải cố gắng vượt qua bản thân hay đạt được điều gì đó. Thiền không phải là việc ép buộc tâm trí yên bình hay kiểm soát những suy nghĩ.

Chúng ta đều xứng đáng được thanh thản

Sống an vui 08:45 03/05/2024

Tỉnh táo một chút, điềm tĩnh một chút, nghĩ thoáng một chút thì trên đời này không có gì là không thể nhẹ buông. Và chúng ta đều xứng đáng được thanh thản!

Để thực sự hiểu về hạnh phúc, cần nhìn vào bên trong

Sống an vui 08:00 02/05/2024

Trong cuộc sống hiện đại, khát vọng hạnh phúc không phải là điều xa lạ với bất kỳ ai. Mỗi người đều khao khát được sống trong niềm vui, sự an ấm và hạnh phúc đích thực. Nhưng liệu chúng ta đã thấu hiểu đúng nghĩa của hạnh phúc hay chỉ là theo đuổi những cảm giác thoải mái, thoả mãn tạm thời?

Hãy vỗ về trái tim và tự nói rằng bạn yêu thương bản thân mình

Sống an vui 18:00 01/05/2024

Bạn có thể an ủi bạn bè, chia sẻ những gánh nặng cuộc sống và cùng nhau vượt qua mọi khó khăn. Nhưng đôi khi, chính bạn lại quên đi việc quan tâm đến bản thân mình. Đó là lúc cần phải nhớ rằng, việc yêu thương và chăm sóc bản thân cũng rất quan trọng.

Xem thêm