Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tại sao trái đạo lý Phật giáo, các chùa vẫn tổ chức cúng sao giải hạn?

Giáo lý Phật giáo nhìn nhận tục cúng sao giải hạn là mê tín dị đoan, nhưng tại sao một số chùa vẫn tổ chức những buổi cúng sao rất lớn, thu hút hàng nghìn người tham gia?

Nhìn nhận về hiện tượng này, GS.TS Đỗ Quang Hưng - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo cho rằng: Nhiều chùa đang biến mình trở thành nơi cung ứng các dịch vụ tâm linh, vì việc này mang lại nguồn lợi về kinh tế.

Xuất hiện nhiều dịch vụ cung ứng tâm linh

GS.TS Đỗ Quang Hưng chia sẻ: Trong giới học thuật, từ 20 năm trước đã sử dụng một thuật ngữ để chỉ khuynh hướng phát triển của Phật giáo trong xã hội hiện đại. Khi lần đầu tiên trong lịch sử, Phật giáo đã xuất hiện một số nơi gọi là “thị trường cung ứng nhu cầu về dịch vụ tâm linh”.

Phật giáo trong cái gọi là hiện đại hóa, dấn thân xã hội có một chiều kích tự biến mình trở thành cơ sở để cung ứng dịch vụ tâm linh, khai thác lợi thế mạnh nhất của tôn giáo mình. Ví dụ, ăn chay cũng là một dịch vụ, nó rất tiến bộ và đang mang lại nguồn thu lớn cho một số cơ sở Phật giáo".
 GS.TS Đỗ Quang Hưng - Ảnh: Bảo Toàn 
Tại sao dịch vụ cúng sao giải hạn lại phát triển rầm rộ ở một số chùa chiền của Việt Nam đến vậy? Theo nhà nghiên cứu tôn giáo này, do một bộ phận người dân mất niềm tin nên tạo ra khoảng trống tâm linh quá lớn. 

Tôi biết có gia đình rất nghèo vẫn dành tiền cúng lễ. Dù có nghèo mấy, đến ngày nọ ngày kia vẫn phải cố để nơi tâm linh nào đó gửi gắm. Trong khi đó, Phật giáo có lợi thế là gần với con người, gần với đời sống tâm linh của người dân Việt Nam. Phật giáo hiện nay có những đóng góp rất lớn trong việc làm kinh tế, nhưng dịch vụ cúng sao giải hạn lại là vấn đề rất nhức nhối. Nó trái với giáo lý của Phật giáo, nhưng lại bị lợi dụng để đưa vào thành một dịch vụ tâm linh, được một số nhà chùa cung ứng cho người dân” - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo thẳng thắn.

Có nên chiếm lĩnh đường phố để thực hiện hoạt động cúng bái

Tình trạng người dân đến chùa cúng sao giải hạn, ngồi tràn ra ngoài đường, gây ùn tắc giao thông đã không còn hiếm. Thậm chí, năm nào cũng diễn ra điều này. 
 Đầu năm mới, người dân Việt Nam vẫn có quan niệm đến chùa chiền cúng sao giải hạn để cầu bình an. Ảnh: Trần Vương
GS.TS Đỗ Quang Hưng đưa ra quan điểm: “Người dân đứng ngồi ra tận đường lớn để cúng sao, điều này không chỉ ảnh hưởng đến những gia đình ở gần đó, mà còn gây khó khăn cho người dân tham gia giao thông. Về mặt tôn giáo học, xã hội học thì việc làm này đã chiếm lĩnh các không gian công cộng, vi phạm Luật Giao thông".

Cũng theo ông, Nhà nước quy định mọi công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, nhưng trong quá trình thực hiện tín ngưỡng, cũng nên chú ý để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của những người khác.

Đặng Chung
Nguồn: https://laodong.vn/xa-hoi/tai-sao-trai-dao-ly-phat-giao-cac-chua-van-to-chuc-cung-sao-giai-han-593350.ldo
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Bài thơ về cơm chùa

Phật pháp và cuộc sống 17:16 26/04/2024

Tôi còn nhớ hôm đó, khi mặt trời đã lừ đừ lặn về hướng Tây xa xa có những rặng núi xanh rì, tôi ra khỏi tam quan của chùa để trở về nhà…

Phiên chợ 0 đồng tại Điểm an sinh xã hội chùa Thiền Giác (TP.Thủ Đức)

Phật pháp và cuộc sống 15:20 26/04/2024

Sáng ngày 26/4/2024 (nhằm ngày 18/3 ÂL), Thượng tọa Thích Đạo Phước, Ủy viên HĐTS, Phó ban - Chánh Thư ký Ban TTTT TƯGH, trụ trì chùa Thiền Giác (phường Phú Hữu, Tp.Thủ Đức, TP.HCM) kết hợp cùng Uỷ ban MTTQVN phường Phú Hữu tổ chức Phiên chợ 0 đồng chủ đề "Phú Hữu nghĩa tình - Kết nối chia sẻ yêu thương”.

Thấy chú rùa bị bán ở ven đường, cô gái đã vận động giải cứu thành công

Phật pháp và cuộc sống 14:50 26/04/2024

Hôm qua, 25/4 là ngày đặc biệt của Phật tử Giác Sen (quê Nông Sơn, Quảng Nam, đang làm việc tại TP.Đà Nẵng) vì đã cùng những người bạn giải cứu thành công "bạn rùa" đang bị bán để lấy thịt.

Tưởng vậy nhưng không phải vậy

Phật pháp và cuộc sống 11:34 26/04/2024

Từ Khổng Tử, một hiền triết, cho đến Trương Sinh, một con người đa nghi, đều không tránh khỏi được “TƯỞNG là vậy mà không phải là vậy”.

Xem thêm