Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Thời gian tu tập hành trì (Phần 3)

Sống xuất thế hay xuất tục là sống nội tâm có sự di chuyển từ trong ra ngoài, từ trong cõi uế độ đầy phiền não u mê tự giác tự độ đi ra cõi Tịnh Độ đầy thanh thản an vui. Con đường đi từ trong ra ngoài này là con đường giải thoát, con đường Diệt Khổ.

Sống tại thế: Sống ở đời, có mối liên hệ về mặt tâm linh với tất cả mọi người xung quanh, xác nhận đây là thọ nghiệp thế gian, nghiệp nhân cũng như nghiệp quả, nghiệp lành cũng như nghiệp dữ, thấy rõ vai trò của tự thân và tha nhân trong cuộc sống tập thể cộng đồng trong gia đình và ngoài xã hội. Sống thọ nghiệp cảm nhận cũng như tác nghiệp hành động, vui buồn mừng giận như tất cả mọi người khác do vọng tình vọng thức lôi cuốn dẫn dắt trong cõi Ta-bà. Lối sống này của người con Phật trong thời gian tại thế khi chưa phát nguyện nhất tâm tu hành. Khi nhận thức ra điều này, con người mới phát tâm tu Phật vì lý do thấy mình không làm chủ cuộc sống tâm linh của chính mình.

Sống xuất thế: Con người thọ nghiệp thế gian, sinh hoạt hàng ngày do nghiệp lực dẫn dắt giống như đào kép diễn tuồng trên sân khấu. Người chưa tu hành đóng tuồng trên sân khấu đã sống cả Thân và Tâm của người diễn viên. Cả tam nghiệp thân-khẩu-ý đều phải diễn xuất theo nội dung vở tuồng do người khác là tác giả đã soạn và theo chỉ dẫn của người đạo diễn. Khi người diễn viên Thân vẫn tiếp tục đóng vai nhân vật đã nhận trên sân khấu, cười khóc đứng ngồi đều không do chính Tâm mình chủ động thực hiện, người diễn viên vẫn giữ Tâm diễn viên như lời khen dành cho đào kép giỏi là diễn xuất đã nhập vai, người này có thêm một tâm thức của người quan sát, đó là Tâm của khán thính giả đang xem tuồng. Khi bắt đầu có tâm quan sát này tức Quán tâm, người diễn viên đã sống với tâm thức ở ngoài nội dung vở tuồng, có thể chủ động khen hay chê vai tuồng mình đang diễn, không còn bị tác giả vở tuồng và đạo diễn chi phối hướng dẫn nữa, khi đó có sinh hoạt nội tâm ngoài cuộc đời. Theo Phật học, đó là sống xuất thế. Có sống xuất thế đạo hạnh mới trở nên thanh tịnh, có tịnh hạnh thì định lực mới vững chắc và mới phát tuệ trên đường tu Giải Thoát.

Thời gian tu tập hành trì (Phần 2)

03

Sống nhập thế: Trong ba lối sống, sống nhập thể đòi hỏi công phu tu hành nhiều hơn cả. Sự khác biệt đại cương như sau:

Sống tại thế là sống ở đời, giữ nguyên tình trạng ô uế ở tự thân và ở tha nhân trong sinh hoạt tập thể cộng đồng. Tất cả mọi người ai cũng như ai đều bị nhiễm tam độc Tham Sân Si. Người sống tại thế không phát tâm chủ động tích cực chuyển hóa tâm thức ở tự thân và ở tha nhân, giống như người định cư cam chịu ở yên một chỗ đầy phiền não u mê. Do đó mới có danh xưng gọi thế gian là cõi hồng trần (chốn bụi hồng), cõi Ta-bà hay cõi Uế Độ.

Sống xuất thế hay xuất tục là sống nội tâm có sự di chuyển từ Trong ra Ngoài, từ trong cõi Uế Độ đầy phiền não u mê tự giác tự độ đi ra cõi Tịnh Độ đầy thanh thản an vui. Con đường đi từ Trong ra Ngoài này là con đường Giải thoát, con đường Diệt Khổ. Cất bước đi trên con đường này là khởi tâm tu Tịnh hạnh, giống như người sống trong ao tù nước đọng có bùn nhơ tanh hôi nay đi sang sống ở nơi có nước trong sạch sẽ mát mẻ.

Sống nhập thế là sống nội tâm có sự di chuyển từ Ngoài vào Trong, từ ngoài cõi Uế Độ tức từ cõi Thanh Tịnh đi vào trong cõi Uế Độ để giác tha độ tha làm cho cõi này trở nên Thanh Tịnh không còn khổ não. Cất bước đi trên con đường này là khởi tâm tu Bồ-tát hạnh, giống như người sống ở nơi sạch sẽ an lành tự nguyện vào nơi có bùn nhơ tanh hôi để quét dọn lau chùi cho nơi này trở nên sạch sẽ an lành. Nhờ đó, khắp mọi nơi đều là cõi Thanh Tịnh, tất cả mọi người ai cũng được sống trong an vui, hạnh phúc.

Cuộc sống thế gian là cõi Uế Độ, ở yên tại chỗ là tâm thức kẻ phàm phu dung tục vô minh cam phận do nghiệp lực an bài định đoạt, sướng nhờ, tin rằng số hên, khổ chịu, tin rằng số rủi, niềm tin này là Tà tín, Mê tín, tin ở điều không đúng với Sự Thật. Đi ra Ngoài là tâm thức người khởi tín tâm phát nguyện tu hành theo chánh pháp để chuyển nghiệp tự giác tự độ nghĩa là tự Cứu mình thoát khổ do nguyện lực hướng dẫn và thúc đẩy, tin theo lý Nhân Quả, sướng hay khổ là do chính mình gieo Nhân thiện hay Nhân ác, niềm tin này là Chánh tin. Đi vào Trong là tâm thức người khởi tâm Bồ đề phát nguyện tu hành theo Bồ-tát hạnh để giác tha độ tha nghĩa là Vào đời để Cứu đời với tâm Đại Từ Đại Bi.

(còn tiếp). 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Niệm Phật vô cùng linh ứng, vô cùng kì diệu

Nghiên cứu 14:40 04/05/2024

Tôi đang thực tập tại khoa sản, một hôm gặp một phụ nữ vì thai nhi đã chết nên nhập khoa để phẫu thuật. Bà vốn đang buồn khổ vì đứa con đã chết, nay phải đối diện với sự mổ xẻ lại càng lo lắng đau khổ gấp bội, tinh thần rất rối loạn...Tôi đến thăm và khuyên bà niệm Phật.

Cứu rùa và cái kết ly kỳ sau 16 năm

Nghiên cứu 10:05 03/05/2024

Lòng từ của ông Lâm và lòng tri ân của con rùa nhiếp phục, mọi người đều thề rằng từ đây về sau họ sẽ không bắt, không giết, không ăn con rùa đó nói riêng và tất cả loài rùa nói chung, lời thề nguyện này cho đến hôm nay vẫn còn tồn tại và có hiệu lực trong thôn này.

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Giết rắn cả đàn, hậu họa khó lường

Nghiên cứu 10:30 28/04/2024

Trần Lạc Hạo mắc phải một căn bệnh kỳ quái. Không biết tại sao toàn thân đau nhức và mền nhũn như bún, không thể cử động hay tự sinh hoạt được. Các bác sĩ cho rằng đây là trường hợp lạ, lần đầu tiên họ gặp trong đời.

Xem thêm