Chủ nhật, 15/09/2024, 10:46 AM

Thai nhi hình thành trong 45 ngày có thể nạo phá không?

Hỏi: Có rất nhiều phụ nữ trong thiên hạ đều cho rằng, sau khi vừa phát hiện mình có thai liền hấp tấp tranh thủ trong 45 ngày vội vàng đem nó nạo bỏ. Bởi vì lúc ấy họ cho rằng 45 ngày nó còn chưa thành hình người cho nên không gọi đó là giết người, cách nghĩ kia của họ có đúng không?

Con có vấn đề con xin thưa: Sinh mạng là bắt đầu từ lúc nào ạ? Có phải nói trong một sát na thần thức ấy vừa nhập thai thì sinh mạng của bé đã bắt đầu rồi?

Thế nhưng có rất nhiều rất nhiều phụ nữ trong thiên hạ đều cho rằng, tức là sau khi vừa phát hiện mình có thai liền hấp tấp tranh thủ trong 45 ngày vội vàng đem nó nạo bỏ. Bởi vì lúc ấy họ cho rằng 45 ngày nó còn chưa thành hình người cho nên không gọi đó là giết người, cho nên trong 45 ngày vội vàng kết liễu là xong, tự mình còn cảm thấy nhẹ nhỏm nữa chứ, thưa Ngài, cách nghĩ kia của họ có đúng không?

Phỏng vấn Pháp sư Tịnh Không về việc yêu quý sinh mạng và quả báo của nghiệp phá thai

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đáp:

Sai rồi, hoàn toàn sai lầm. Nói cho cô biết, thần thức là không có sanh diệt, bất sanh bất diệt mà. Khi nó vừa đầu thai, tuy rằng hết sức nhỏ tí ti, việc này hiện nay các nhà lượng tử vật lý học cũng đã phát hiện, lúc nó chưa thành hình là cái hình gì nào? Hình dạng đầu tiên nhất là gì? Nó còn nhỏ hơn nguyên tử, tôi nói nguyên tử đây cô dể hiểu hơn, nhỏ hơn nguyên tử nhiều lắm, cô xem thử “trung vi tử” nhé.

“Trung vi tử” là nhà khoa học phát hiện ra đó. Trung vi tử có hạch nguyên tử, nó giống như thái dương hệ vậy, có rất nhiều điện tử vây quanh. Điện tử thì giống như tinh cầu hành tinh vậy, đang vây quanh nó. Điện tử thì đã quá nhỏ rồi, vậy một hạt “trung vi tử” là bao lớn?

Là một phần trong một trăm ức phần của một hạt nguyên tử, cũng tức là đem một hạt nguyên tử phân chia ra làm trăm ức phần thì một phần đó gọi là “trung vi tử”, nhỏ như vậy đó. Trong cái nhỏ li ti kia có đầy đủ sắc, thọ, tưởng, hành, thức, đó là sinh mạng. Cho nên nó bất sanh bất diệt, bất kỳ sanh mạng nào nó đều bất sanh bất diệt cả.

Thế nhưng sanh mạng là không thể đơn độc sinh tồn, đó là quần thể, phải nương vào nhau, phải nương tựa vào mọi người. Giống như người chúng ta trong xã hội, cô chẳng thể rời khỏi xã hội. Mỗi người trong xã hội, các nghành các nghề đều có liên quan với tôi. Quần áo tôi mặc đây, quần áo từ đâu mà có? Những bữa cơm tôi ăn kia, cơm gạo từ đâu mà ra? Cô có biết do công sức của bao nhiêu người góp lại mới có chén cơm ấy, mới có những bộ quần áo này? Cô làm sao có thể rời khỏi quần thể chứ? Chẳng có cách nào sinh tồn, chẳng thể nào. Hiện tượng vật chất cực nhỏ li ti kia nó cũng không có cách gì sinh tồn, nó nhất định là do vô số nguyên tử, điện tử, chúng đều là giao lưu qua lại với nhau, liên hệ lẫn nhau như vậy mà sinh tồn đấy.

Chỉ có quần thể mới có thể sinh tồn, đơn độc là chẳng thể sinh tồn, phải hiểu rõ quan hệ giữa chúng ta và quần thể thì lòng yêu thương quần thể mới mong phát huy ra được. Vì bản thân không yêu quần thể là điều sai lầm, đấy là giả dối.

Yêu thương tất cả chúng sanh đó mới thật sự yêu thương chính bản thân mình, vì sao? Vì tôi và chúng sanh đều có quan hệ mật thiết, quan hệ của một thể, một thể cộng đồng sinh mạng, trong Phật pháp gọi là “tự tánh”, gọi là “pháp thân”. Rất may hiện nay nhà khoa học đã phát hiện ra được, khi vừa nói ra tình trạng này, chúng tôi vừa nghe là biết ngay hoàn toàn giống y như trong kinh lời Phật giảng.

Cho nên phải hiểu rằng việc phá thai đây dù mới chỉ có một tuần lễ, hai tuần lễ cũng không thể được, vì sao? Vì lúc ấy nó vừa nhập thai, vừa vào thì nó chính là một sinh mạng.

Nhập thai tức là trong một niệm, trong một sát na ấy cháu đã đến đầu thai, thì cháu và cô đã có duyên rồi, thì đã có quan hệ mẫu tử rồi, quan hệ mẫu tử lúc ấy đã hình thành rồi. Cho nên người mẹ nếu đem cháu giết đi, cái oán thù kia cháu hận biết mấy? Vả lại người phụ nữ kia không có làm tròn trách nhiệm của người nữ. Phụ nữ trách nhiệm lớn nhất đó là tiếp nối đời sau, cô làm sao đem đời sau giết bỏ? Nào có đạo lý này?.

Trích lục từ "Xin Đừng Phá Thai Giết Trẻ", do Hòa Thượng Tịnh Không chủ giảng. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm