Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 09/08/2013, 11:26 AM

Tháng Vu lan đến chùa Từ Hiếu nghe câu chuyện về lòng hiếu thảo

Bỏ lại sau lưng những lo âu, phiền muộn của cuộc sống phàm tục, người Huế thường lên chùa Từ Hiếu để tìm sự thanh thản trong cõi lòng. Để đến lúc phải ra về, vẫn còn một chút ngập ngừng, luyến tiếc, bâng khuâng.

Ở Huế, có đến hàng trăm ngôi chùa cổ nối tiếng, mà mỗi ngôi chùa lại có xuất xứ đặc trưng riêng biệt, có chùa thì gắn liền với nhiều câu chuyện giai thoại thiền môn thần bí, có chùa thì gắn liền với những sự tích răn đời dạy người...và chùa Từ Hiếu lại mang một câu chuyện khá đặc biệt về lòng hiếu thảo.

 

Ngôi chùa tọa lạc tại thôn Dương Xuân, xã Thủy Xuân, Tp.Huế trên một ngọn đồi được bao bọc xung quanh bởi rừng thông xanh mướt. Cách trung tâm thành phố chưa đầy 5km, đường sá đi lại dễ dàng và khí hậu trong lành, mát mẻ nên lượng người lên chùa viếng cảnh thường rất đông. Du khách đến đây không chỉ để chiêm nghiệm đạo “thiền” của Phật giáo mà còn để tìm hiểu một di tích lịch sử, văn hóa gắn liền với triều đại phong kiến nhà Nguyễn.

Bắt đầu từ một câu chuyện chấn động “thiên triều” dưới thời vua Tự Đức (1848-1883)-một ông vua nổi danh hiếu thuận với Phụ vương Thiệu Trị (1841-1847) và Hoàng hậu Từ Dũ. Câu chuyện thiền môn xứ Thuận Hoá xưa kể rằng Tổ sư Nhất Định từ ngày về rừng lập am An Dưỡng tu hành có đem theo mẹ già để chăm lo nuôi dưỡng. Mẹ ngài do tuổi cao sức yếu lại còn thường xuyên ốm nặng, các thầy thuốc đến khám đều khuyên Tổ sư nên bồi dưỡng mẹ bằng cá thịt thì bà mới có cơ may phục hồi thể trạng. Vì vậy, hàng ngày Tổ sư Nhất Định chống thiền trượng xuống chợ Bến Ngự mua cá tươi về nấu cháo nuôi mẹ. Người đời thấy vậy đã có nhiều lời đàm tiếu, họ bàn tán với nhau rằng Hoà Thượng “ăn mặn” (thịt cá) bất tịnh, nhưng Tổ cứ mặc nhiên.

Cảnh chùa
Cảnh chùa

Có lẽ, trong dòng máu tâm linh của Ngài đã thấm sâu câu hò xứ sở tình mẫu tử thiêng liên; thêm vào đó là tâm thức Tổ đã được tu tập với muôn vàng pháp môn của nhà Phật: trong đó có Đạo Hiếu: “phụ mẫu tại đường như Phật tại thế” vì vậy mà Ngài đã luôn tâm niệm miễn sao tự mình giữ được Phật tính thanh tịnh trong mình, ăn uống chẳng qua là phương tiện, huống nữa đây là một công việc báo hiếu mẹ già tuổi cao sức yếu. Câu chuyện đồn động đến thiên triều vua Tự Đức, nhà vua bèn sai binh lính ngày đêm túc trực canh gác xung quanh vườn chùa xem sự việc thực hư thế nào. Quả nhiên binh lính tận mắt chứng kiến Thiền sư xách đãy cá vào chùa, họ theo dõi, mới hay, Thiền sư nấu cá cho mẹ, còn mình thì tự ra vườn lặt lấy những cộng rau khoai lang vàng úa đem vào luộc ăn. Vua Tự Đức nghe thế rất chạnh lòng thương cảm đức hiếu thảo của  sư trong am tranh tận chốn thâm sơn cùng cốc.

Mãi đến khi Tổ sư viên tịch (1847), môn đệ và thiện tín cùng hoàng tộc, quan tướng quý phái các giám quan, cung giám ... trong triều đình nhờ vào đức hiếu thảo của Tổ sư mà được hoá duyên, họ xem việc thờ cúng Tổ sư như là những người con báo hiếu với người Cha tinh thần mà bèn cùng nhau chung sức quyên góp tiền của, làm mới ngôi chùa với nhiều công  trình to lớn trang nghiêm. Sau khi xây dựng xong, tâu lên vua Tự Đức, vua liền nhớ chuyện xưa sắc từ cho chùa danh hiệu “Từ Hiếu Tự” lại cấp thêm 700 quan tiền để tỏ lòng khuyến khích.

Ngoài ý nghĩa lưu truyền phước đức cho con cháu đời sau và cũng để hoằng dương đạo pháp,  điều đặc biệt đối với chùa Từ Hiếu nữa là nơi gửi gắm tâm linh cho những con người goá bụa cô đơn cô quả. Cho nên, chùa Từ Hiếu, ngày nay và ý nghĩa hai chữ Từ Hiếu mà vua Tự Đức ban cho ngoài ý nghĩa là nơi thờ Phật phụng Tăng, một danh lam thắng cảnh của đất Thần Kinh còn là một chứng tích của lòng Từ và đạo Hiếu của nhà Phật giúp chúng ta luôn suy nghĩ về những con người ở đời mà bất hạnh thiếu đi hai tiếng mẹ cha, và càng bất hạnh hơn cho những ai có được cái vinh hạnh ấy, có cha có mẹ mà không biết phụng dưỡng báo đáp thâm ân sinh thành dưỡng dục.

Theo thời gian, mặc dù ngôi chùa đã bị tàn phá nhiều nhưng nhìn chung, kiến trúc tổng thể hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Cấu trúc của chùa bao gồm nhiều phần: cổng chùa, sân vườn, chính điện, hậu điện. Cổng chùa được xây dựng theo kiểu vòm cuốn, bước qua cổng du khách sẽ bắt gặp một hồ nước hình bán nguyệt nuôi cá cảnh và trồng hoa sen. Trong những ngày nắng ấm, hồ sen tỏa hương thơm ngát, đàn cá bơi lội tung tăng tạo nên khung cảnh yên bình nơi cửa Phật.

Ẩn mình sau những hàng cây xanh mướt, chùa Từ Hiếu nhuốm màu hoang sơ, huyền bí giữa đạo và đời. Cảnh chùa được bố trí đẹp mắt, người xem như lạc vào một thế giới nửa thực, nửa mơ. Giữa không gian yên ắng, âm thanh của những tiếng kinh kệ vang lên làm cho lòng người thư thái, hướng tâm hồn đến những điều tốt đẹp. Không vướng bận bụi trần, chùa Từ Hiếu là nơi thư giãn lý tưởng cho những những ai yêu cái đẹp, cái tĩnh tại của vạn vật. Bởi vậy, từ xưa cho đến nay, ngôi chùa cổ kính này được mệnh danh là một trong những danh lam thắng cảnh hiếm có của đất Thần Kinh.

Bỏ lại sau lưng những lo âu, phiền muộn của cuộc sống phàm tục, người Huế thường lên chùa Từ Hiếu để tìm sự thanh thản trong cõi lòng. Để đến lúc phải ra về, vẫn còn một chút ngập ngừng, luyến tiếc, bâng khuâng.


Tác giả: Bảo Anh/Nguồn: www.thethaovietnam.vn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm