Tìm an lạc
Quy y Tam Bảo là điều đúng đắn nhất cuộc đời tôi. Pháp không ràng buộc bởi danh từ xa vời vợi nữa, Phật không là đấng tối cao ảo ảnh mà đã từ từ đi vào tâm khảm của tôi.
Thân gởi bạn!
Biết không, bạn biết không? Đạo Phật như ánh mặt trời chiếu sáng qua cả một hành trình dài của tôi. Hiện hữu khi tôi thức dậy theo tôi trên mỗi bước chân, dù tôi đến nơi nào cũng không rời bỏ tôi. Không chỉ tôi mà ánh thái dương ấy đều sẵn sàng chiếu rọi cho bất kỳ ai.
Tôi nghe người ta thường nói: "Tôi phiền muộn, khổ đau". Vâng, từ sĩ nông công thương từ giàu sang hay nghèo khó, mỗi mỗi con người chúng ta đều có những lo nghĩ riêng. Bởi thế, người ta thường tìm cho bản thân một nơi nương tựa cho tâm hồn khi cuộc sống quá khó vượt qua. Và như thế, tôi tìm đến đạo Phật.
Đó là con đường quay về nơi ba ngôi báu: Phật, Pháp, Tăng; vì sao gọi là ngôi báu, bởi lẽ thế gian tôn quý không gì sánh bằng. Một người chiến sĩ xông pha chiến trận, người mẹ ở quê là chỗ dựa tinh thần để anh có động lực tiến tới, cũng vậy Tam Bảo là nơi nương tựa làm tôi mạnh mẽ vượt qua cam go, thử thách. Vì đó là năng lực vô biên của chư Phật. Sao nói vậy? Phật là giác ngộ, là tánh biết sáng suốt; Pháp là trí tuệ; Tăng là hoà hợp, thanh tịnh. Nên quy y (quay về) Tam Bảo là đi đến: giác ngộ, trí tuệ và thanh tịnh. Tôn giáo nào có điều này thì đó là chơn đạo đem lại ánh sáng cho người tín hành theo, là liều thuốc quý có thể chữa lành những vết thương tâm hồn.
Người xưa nói: "Có tin mới có linh", nhưng ở đây không phải chúng ta mù quáng, mê tín. Phải có lòng tin về nơi Tam Bảo, "Lòng tin là mẹ sanh ra các công đức"( kinh Hoa Nghiêm), như khi ta làm việc gì tin rằng có thật, không tin mình không làm được thì mới thấy những lợi ích thiết thực. Bởi lẽ ngay cả ta còn mờ mịt , nghi ngờ thì ai sẽ ra sức cố gắng, tô bồi cho thành công của ta đây? Có tin thì mới có gắng sức, lòng tin càng sâu thì cái thấy biết nhân quả càng rõ ràng, càng rõ rõ ràng ràng lại càng tin kiên cố, thành công nhờ đó mà đến, đây là chánh tín, là thực tế. Học sinh tin rằng mình học xong thành người tài thì mới cần cù học tập, bác nông dân không tin cuối mùa thu hoạch được hoa màu thì chẳng tốn công cả mùa dầm mưa dãi nắng; và ngay tại lúc chúng ta đang cố gắng đó cũng là lúc bước chân ta an lạc rồi. Tuy hướng chúng sanh đến chơn, thiện, mỹ mà lúc bạn vừa quay đầu hào quang chư Phật luôn gia hộ bạn, tâm hồn bạn liền nhẹ nhàng, thảnh thang. "Quy y tròn một niệm, dứt sạch nghiệp ba kỳ". Đức Phật là bậc đại từ bi, đại trí huệ, trong 49 năm hành đạo Ngài đã thuyết pháp vì sự giải thoát cho hết thảy chúng sanh, các học giả nói rằng nếu những lời dạy của Ngài viết trên lá buông thì tám con voi chở không hết. Ôi! Thế gian này có người nào được như thế. Bạn tin tưởng một thì được một phần an lạc, tin tưởng mười thì được mười phần an lạc.
Phật dạy: "Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành". Đây là lời Phật thường thuyết, không phải tôi tự nói. Như vậy có thể hiểu chúng ta đều có tánh biết, nương vào trí tuệ để nhận ra thật rõ về các khổ được xuất phát từ đâu, dẹp tan mê lầm. Tôi tin chắc rằng nếu tìm hiểu bạn có thể thấy được con đường an vui thực sự.
Tôi phải gởi bài thơ này đến bạn, với tôi đây là chân lý về tâm đã làm thay đổi cuộc sống mông lung của tôi:
Ý làm chủ các pháp
Ý làm chủ, ý tạo
Nếu với ý ô nhiễm
Nói lên hay hành động
Khổ đau bước theo sau
Như xe, chân vật kéo.
Và:
Ý làm chủ các pháp
Ý làm chủ, ý tạo
Nếu với ý thanh tịnh
Nói lên hay hành động
An lạc bước theo sau
Như bóng, không rời hình.
(Trích kinh Pháp Cú số 1&
(Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu )
Thời đại nay, tìm gặp câu kinh này phải nói rất phổ biến, không khó tìm. Tuy nhiên, với tôi ý nghĩa thực tiễn lại rất sâu sắc, đưa tôi đến cuộc sống rất lạ, rất mới mẻ. Cũng nơi tâm này của chúng ta có Phật, mà đây cũng là nguồn gốc khổ đau, nên lòng người thiện ác rối bời! Tâm chúng ta giống như tấm gương bạc quý giá bị chôn vùi trong bụi bẩn lâu ngày. Một khi tấm gương đã sạch ta sẽ thấy rõ ràng gốc khổ như lòng bàn tay vậy. Phải lau tâm ô nhiễm để tìm bản tâm thực sự của mình. Hãy xây dựng lòng tin Phật- người đã giải thoát, giác ngộ; ngài đã làm được. Chúng ta cũng hoàn toàn có thể hãy tùy vào khả năng, đặt ra mục tiêu, sống với mục đích của mình. Điều thiết yếu là chúng ta quay về nơi chân lý, bỏ lần lần những bụi bẩn nơi tâm. Quay về nơi Tam Bảo bạn không phải vụt thành ánh sao, không phải lập tức biến thành một ai đó nhưng như thế bạn đã có một chỗ dựa rồi bạn không trơ trọi nữa.
Bạn xem, người ta phiêu bạt, lạc lối vì họ không có nơi để dựa, không chỗ quay về. Chỉ cần một lần thôi, bạn dừng vội vã, nhớ về Tam Bảo, nào, trí tuệ bạn đang ở đây, đang hiện hữu trong bạn, là ánh sáng, là chân lạc. Vậy tìm ở đâu nữa? Khổ đau như bụi đi qua nhà bạn, đừng vô lý đi theo nó, nó rốt cuộc không phải là bạn. Đức Phật từng ví như trong căn nhà tối dù là trăm năm, nghìn năm thì khi ngọn đèn sáng lên dù nhỏ nhưng bóng tối sẽ biến mất, những mê mờ đó đã dai dẳng đeo bám bạn một năm, mươi năm, kiếp trước hay kiếp này rồi đều phải quy hàng trước ngọn đèn trí tuệ.
Đã từng, tôi thấy mình như kẻ bất hạnh nhất trên đời. Vì sao? Vì vội sống, tôi bị tâm ô nhiễm chi phối, điều khiển như nô lệ. Tôi trách ai đem khổ đến cho tôi? Tôi muốn làm người khác phải khổ hơn, phải đau hơn. Ngờ đâu tôi là người tổn thương nhất! Câu pháp cú này đã thức tỉnh tôi nhận ra cái sai, thấy được bản chất của an lạc và khổ đau đều nơi tâm làm chủ. ("Đừng mong thay đổi một người hay một vật làm cho mình khó chịu, hãy mong thay đổi cái tâm khó chịu của mình", _trích Thượng toạ Chánh Định giảng).
Quả nhiên càng thực hành tôi càng thấy lợi ích thật rõ rệt. Thời gian càng trôi là chừng ấy tôi như được sống. Tôi nhận được nhiều hơn khi biết cho đi, đó là hạnh phúc và phước đức. Còn gia đình tôi họ có thể không hoàn hảo nhưng tôi không phiền lòng, vì đó là nơi tôi có thể mỉm cười. Tôi vui vì tôi bỏ xuống cái nặng: "giựt giành". Tôi không hề buông lơi cuộc đời, trái lại tôi càng tiến lên, có hỷ lạc, tỉnh giác để khi gặp việc có thể sáng suốt hơn. Quy y Tam Bảo là điều đúng đắn nhất cuộc đời tôi. Pháp không ràng buộc bởi danh từ xa vời vợi nữa, Phật không là đấng tối cao ảo ảnh mà đã từ từ đi vào tâm khảm của tôi.
Chuyển hoá tâm ô nhiễm sẽ khiến ta an lạc hạnh phúc bền vững. Ta không còn bị chi phối bởi những ý nghĩ tiêu cực thay vào là một cái nhìn sáng sủa, một cuộc sống tích cực thì lẽ tất nhiên ta sẽ luôn luôn tươi đẹp và đầy ắp niềm vui. Những lạc thú, đều là niềm vui chóng vánh "càng uống càng khát", trong đó dẫy đầy khổ đau là mật đắng giấu trong quả ngọt. Hãy tìm an lạc thực sự trong bạn.
Tôi không cố khoe mẽ với bạn điều gì, điều tôi muốn đơn giản là con đường an lạc và ấm áp kia tôi và bạn sẽ thở và cười.
Thân mến!
Người bạn hữu duyên.
*Bài dự thi được gởi từ Phật tử Nguyễn Thị Thùy Trâm, Pháp danh: Trung Nghĩa. Địa chỉ: Tân Xuân, Hàm Tân, Bình Thuận.
Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT-TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”
Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.
Xem thêm