Tôi đeo khẩu trang
Xin nói ngay, tôi là người không mặn mòi về việc đeo khẩu trang bất cứ lúc nào, vì thế khi ngành y tế khuyến cáo người dân phải đeo khẩu trang ở chỗ đông người để phòng tránh dịch bệnh Covid – 19, tôi luôn tìm mọi cách để tránh né với nhiều lý do.
Chư Tăng Thái Lan đeo khẩu trang tự chế đi khất thực
Đã vậy khi bắt gặp những người đeo khẩu trang trong siêu thị, nhà sách, công sở… hay đang lưu thông trên đường tôi thường tỏ thái độ khó chịu, xem thường. Tôi cứ luôn suy nghĩ chủ quan: bệnh này chỉ xuất hiện tận Hà Nội, Sài Gòn hay tận các tỉnh xa xôi nào đó còn nơi tôi sinh sống thì chẳng bao giờ phát sinh.
Mới đây tôi có đến thư viện Vĩnh Long để đọc sách. Khi bước vào, tôi đã bỏ qua động tác rửa tay bằng nước sát khuẩn dù đã nhìn thấy thông báo yêu cầu đọc giả thực hiện động thái này. Cô thủ thư thấy tôi không đeo khẩu trang nhắc khéo “chú vi phạm qui định rồi nghe, mai mốt cho chú lên trang nhất của báo đó”. Tôi chống chế “Chú đánh rơi khẩu trang trên đường rồi, chút nữa sẽ mua lại”. Nói để nói nhưng kỳ thật tôi có đánh rơi đâu.
Khoảng cách an toàn giữa hai người chính xác là bao nhiêu?
Đang ngồi đọc sách tôi chợt giật mình khi nghe một giọng nói rất ngây ngô bên bàn đối diện “Mẹ ơi, sao bác đó không đeo khẩu trang mà mẹ và con phải đeo vậy mẹ?” Lời nói từ một cháu nhỏ khoảng 6 tuổi khiến tôi thực sự bối rối. Rất may mẹ cháu trả lời “Bác đó có đeo chứ con nhưng do bác đánh rơi mất rồi, chút nữa bác sẽ mua lại và đeo như mẹ con mình thôi”. Tôi thật xấu hỗ vì mình đã để lại những ấn tượng không tốt với người khác, nhất là với một cháu bé.
Tôi ra về và nhanh chóng tìm mua khẩu trang và mang vào với nỗi ray rứt vì mình đã quá chủ quan và phạm luật. Nhìn mọi người xung quanh đều mang khẩu trang từ người chạy xe hon đa khách, người bán hàng rong, công nhân, viên chức nhà nước, nhân viên quán ăn, tiểu thương buôn bán ở các chợ… trong tôi trổi dậy sự cảm thông, ngưỡng mộ vì suy nghĩ và hành động của họ quá kịp thời, văn hóa, thiết thực, đúng qui định. Tôi thầm nhủ mình sẽ đeo khẩu trang nghiêm túc ở chốn đông người để tự bảo vệ sức khỏe bản thân và cho người khác và để không còn thấy ánh mắt trách móc của cô thủ thư tư viện lẫn câu hỏi rất ngây ngô của cháu bé kia. Tôi mong những ai đã rơi vào trường hợp như tôi thì hãy thực hiện những qui định chung trong mùa dịch bệnh, cụ thể nên đeo khẩu trang đúng cách, đúng lúc để trở thành một công dân chấp hành tốt những biện pháp phòng, chống bệnh Covid – 19 trong giai đoạn hiện nay.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con
Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.
Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời
Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Xem thêm