Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 28/01/2024, 10:16 AM

Tri hành và ngôn hành

Biết cái mình biết, biết luôn cái mình chưa biết hay không biết, là một việc khó. Biết rồi mà làm cho đúng, cái biết lại khó hơn.

Như biết bạo thực ắt sinh bệnh, quá ngôn thời đa thất, tham tài có phen tản mạng, nhưng mấy ai là người có gan đè nén cái ham ăn, ham nói, ham tiền của mình, khi sự kích thích của ngoại cảnh quá mạnh. Thật vậy, dễ ngoảnh mặt làm ngơ với một món lợi nhỏ phi nghĩa bao nhiêu, thời khó đừng suy nghĩ bao nhiêu trước một số bạc kếnh xù. Mà suy nghĩ là lòng bị động rồi vậy. Cũng thế, miếng ăn đừng quá vừa miệng, lời khen đừng quá nồng nàn, họa may con người mới có thể giữ gìn tiết độ, bằng không thời thật là thiên nan vạn nan.

Đó là mối tương quan giữa biết với làm.

Còn giữa làm với nói cũng không khác gì. không khác cho nên cổ ngữ mới có câu: "Đàm thiền tự thánh, xúc sự như ngu". Ngồi mà luận đạo, bao nhiêu cái huyền cái thâm, cái chân cái thật, ít khi là khó nói, khó nghe. Nhưng nói để tranh cao hạ, hay nói để mà nói, nghĩ ra không mấy ai là làm không được, khó chăng là ở chỗ nói ít mà làm nhiều, hay ít ra, nói tới đâu làm tới đó.

Nói ít mà làm nhiều là hạng đại trí, đại hùng, đại lực.

Đại trí biết lúc nào phải tiến, khi nào phải lùi, thế nào là hợp đạo, thế nào là sai đạo, những việc nào nên làm, những việc nào không nên. Rồi cứ y theo đó mà hành một cách dõng mãnh, tinh tấn, không cần phô trương, không cần người biết, vì vậy mà nói ít làm nhiều, nhưng luôn luôn vẫn sợ hành bất cập ngôn.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Người chưa được đại trí, nhưng biết trọng lời nói thường sợ vọng ngữ đại ngôn, dối mình gạt người, không ích gì cho mình, cho người, mà còn có hại đàng khác. Do đây mới cố làm tới đâu là nói đến đấy, hay rủi có lỡ lời, thời cố làm cho đúng mức, để khỏi mang tiếng là bịp.

Ngoài đời trong đạo, mỗi người giữ được như hạng này không còn gì quý hơn.

Nhưng thực tế chỉ cho chúng ta thấy gì?

Trong cử chỉ, chưa có một nét gì đáng gọi là quân tử, khinh tài, trọng nghĩa, bụng thẳng lòng son, thế mà nhiều người mở miệng ra là toàn những lời lẽ của Thánh hiền, khiến người tầm thường khâm phục bao nhiêu thì người trí nén cười bấy nhiêu. Đó là ngoài đời. Trong đạo là nơi giới luật phải nghiêm trì, dù xuất gia, dù tại gia, thế mà số người ngôn hành bất hợp nhất, chẳng những không giảm mà càng ngày càng thấy tăng là khác. Càng tăng hơn nữa, từ ngày hoàn cảnh đổi thay.

"Chưa chứng mà nói chứng" là một lời kết tội của đức Phật đối với ai ngôn hành không hợp nhất. Nhưng chưa chứng mà tự hào là đã chứng, để làm gì? Ngoài cái ý tự đề cao, để được ngợi khen, thật không còn thấy lý do nào khác. Nhưng muốn người ta khen để làm gì, há không phải vì lòng mong ước một cái lợi tinh thần hay vật chất nào đó?

Hoặc giả, khuyên người theo Phật mà từ, bi,  hỷ, xả, nhưng ngay đó lại nhắc đến những cái ác của người đã làm khổ mình. Chúng ta thấy chăng cái mâu thuẫn quá lớn lao giữa hai thái độ? Nếu thật phải xả, thời cái gì thuộc về quá khứ, bỏ quách cho rồi, nhắc lại làm chi, để cho mình tức người giận mất hết đức hỷ. Còn nếu thật là từ bi, thì những kẻ ác kia đáng thương chứ nào đáng ghét. Họ đã quá tham, quá chấp, cho nên thành mù quáng ngu mê, say ngủ. Họ đã như thế, họ đã hết là họ, là con người, thời còn bắt tội họ làm chi? Họ đã tự kết án họ rồi, họ là người đang sống trong ngục. Nên thương những con hổ đang âu sầu trong chuồng sắt với câu "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!", hơn nữa là trêu tức chúng, nguyền rủa chúng...

Thiết nghĩ, như thế mới là ngôn hành hợp nhất, mới là cử chỉ xứng đáng của con nhà Phật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bồ đề tâm chính là tâm yêu thương

Góc nhìn Phật tử 17:00 17/05/2024

Bồ đề tâm chính là tâm yêu thương, là trạng thái tâm trí thấm đẫm lòng từ bi và sự đồng cảm sâu sắc đối với tất cả chúng sinh. Nó không chỉ là một khái niệm triết học cao siêu, mà còn là một biểu hiện của tình thương bao la và vô điều kiện.

Tình thương của đức Phật

Góc nhìn Phật tử 10:10 17/05/2024

Tình thương của đức Phật dành cho chúng sinh lúc nào cũng đong đầy như hư không vô tận luôn ôm ấp dưỡng nuôi muôn loài. Nhưng còn đâu đó những chúng sinh vẫn vô tình không biết, hoặc cố tình lãng quên.

Nếu không có Phật Đản sinh?

Góc nhìn Phật tử 13:46 16/05/2024

Nếu không có Phật đản sanh, thế gian ngụp lặn trong đau khổ nhưng không biết là khổ. Bao phen khóc cười đều do tham đắm chi phối, để được phần mình mà bất chấp hậu quả, không từ tàn ác giành giật về.

Phật đản sinh trong tâm mỗi người

Góc nhìn Phật tử 09:36 16/05/2024

Ngày 14 và 15 âm lịch tháng 4 hằng năm, thành truyền thống thiêng liêng: là ngày lễ kỷ niệm Phật đản sanh - ngày quan trọng nhất đối với hàng Tăng Ni, Phật tử nói riêng và chúng sanh nói chung.

Xem thêm