Chủ nhật, 28/07/2024, 18:53 PM

Tu tập phạm hạnh

Phạm hạnh, thánh hạnh hay tịnh hạnh là lối sống trong sạch, thanh tịnh, minh triết của các đệ tử Thế Tôn. Chính đời sống tối giản về thọ dụng, nghiêm túc về giới luật, tinh cần thanh lọc tâm của các Tỳ-kheo được gọi là phạm hạnh.

Chính các yếu tố hỗ trợ này sẽ giúp cho hành giả có nhiều thuận duyên để kiến lập Giới-Định-Tuệ và thành tựu giải thoát.

Phạm hạnh là những phẩm tính cao thượng của bậc Thánh giả A-la-hán. Người xuất gia tu hành phạm hạnh là suốt đời giữ giới, phòng hộ các căn, nuôi mạng thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác nhằm phát huy tuệ giác phá tan chấp thủ năm uẩn. Theo Thế Tôn, luân hồi sinh tử hay giải thoát Niết-bàn đều bắt đầu nơi năm uẩn của thân tâm này. Nếu chấp thủ, dính mắc, còn sanh y đối với năm uẩn thì thuận chiều sinh tử. Ngược lại, cũng từ năm uẩn, nếu ‘yểm ly, ly dục, diệt tận, giải thoát, không sanh’ thì chứng đạt giải thoát.

Người tu suốt đời giữ giới, phòng hộ các căn...

Người tu suốt đời giữ giới, phòng hộ các căn...

“Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

Nếu có các ngoại đạo xuất gia đến hỏi ngươi rằng,  ‘A-nan,  vì  sao  Thế  Tôn dạy người  tu  các  phạm  hạnh’.  Được hỏi như vậy, nên đáp thế nào?

Tôn giả A-nan bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, nếu có người ngoại đạo xuất gia đến hỏi con rằng, ‘A-nan, vì sao Thế Tôn dạy người tu các phạm hạnh?’ thì con sẽ trả lời rằng: Vì để đối với sắc, tu tập yểm ly, ly dục, diệt tận, giải thoát, không sanh, nên Đức Thế Tôn dạy tu các phạm hạnh. Vì để đối với thọ, tưởng, hành, thức, tu tập yểm ly, ly dục, diệt tận, giải thoát, không sanh, nên dạy tu các phạm hạnh. Bạch Thế Tôn, nếu có người ngoại đạo xuất gia hỏi như vậy, thì con cũng sẽ đáp như vậy.

Phật bảo Tôn giả A-nan:

Lành thay! Lành thay! Nên đáp như vậy. Vì sao? Thật vậy, Ta vì đối với sắc mà tu tập yểm ly, lìa dục, diệt tận, giải thoát, không sanh, nên dạy tu các phạm hạnh. Và vì đối với thọ, tưởng, hành, thức, tu  tập yểm ly, ly dục, diệt tận, giải thoát, không sanh, nên dạy tu các phạm hạnh.

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành”.

(Kinh Tạp A-hàm, số 50)

Trong rất nhiều kinh văn, Thế Tôn đề cập đến việc quán chiếu năm uẩn. Đại để như thấy rõ sắc (thân tứ đại) là thường hay vô thường, là vô thường thì sẽ dẫn đến khổ và vô ngã. Luôn thẩm sát, minh sát như vậy! Thọ (cảm thọ), tưởng (tri giác), hành (tâm hành) và thức (nhận thức) cũng đều như thế. Sự quán chiếu này nếu được duy trì thường trực và sâu sắc sẽ dẫn đến ‘yểm ly, lìa dục, diệt tận, giải thoát, không sanh’, vượt thoát chấp thủ năm uẩn, thành tựu tuệ giác vô ngã.

Đời sống phạm hạnh sẽ hỗ trợ tích cực cho sự quán chiếu này. Nên giữ giới hay xa lìa ái dục là cơ sở quan trọng cho thành tựu giải thoát, giải thoát tri kiến. Các bậc thầy từng răn nhắc, ‘không giữ giới mà tu tập thiền định cũng như nấu cát rồi mong thành cơm’ chính là ý này. Nếu tu tập một thời gian mà không thấy tiến bộ thì hành giả cần phải xem lại ngay chính lối sống của mình đã tương ưng với phạm hạnh, tịnh hạnh hay chưa. Nếu chưa thì hãy điều chỉnh cho phù hợp với lộ trình ‘nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ’.

Đệ tử Phật dù tu tập theo bất cứ pháp môn hay tông phái nào đều phải có mặt Giới-Định-Tuệ. Trong đó, giới hay đời sống phạm hạnh, tịnh hạnh là nền tảng. An trú vào phạm hạnh cũng không ngoài mục tiêu ‘yểm ly, lìa dục, diệt tận, giải thoát, không sanh’, là thành tựu giải thoát, Niết-bàn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?

Kiến thức 09:00 25/12/2024

Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.

Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú

Kiến thức 08:46 25/12/2024

Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.

Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?

Kiến thức 20:26 24/12/2024

Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử. 

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)

Kiến thức 10:00 24/12/2024

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.

Xem thêm