Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 08/07/2024, 09:12 AM

Từ thiền Liễu Quán đến thiền song thân: Trải nghiệm bất thối chuyển

Trong cái lạnh cắt da và mưa dầm thúi đất của mùa Đông xứ Huế năm Quý Hợi 1983 tôi chìm sâu trong nỗi thất vọng không ly gia ra nước ngoài được bằng con đường vượt biên.

Lúc đó, từ đáy tâm khảm tôi hé hiện ánh sáng Phật đà như một cứu cánh diệu kỳ giúp tôi từng bước tấn tiến tìm tòi Phật thuyết dù chậm mà chắc. Phần tri thức là thẩm thấu pháp môn niệm Phật miên mật và nghiên cứu dòng thiền Liễu quán của Phật giáo. Phần hành trạng là thiền Song thân ngay trong từng hơi thở kết hợp với từng cử chỉ trong cuộc sống cá nhân  thường nhật.

Nói theo cách chung: dòng thiền Phật giáo lưu truyền từ Phật Thích Ca (624- 544 TCN) đến Tổ thứ 28 là Ngài Bồ Đề Đạt Ma (470- 543). Túc duyên đã đến Ngài rời sinh quán Ấn độ (Tây Trúc) nhằm hướng Trung hoa (Đông Độ) trực chỉ thể theo di ngôn của Tổ thứ 27. Từ Tây Trúc đến Đông Độ, Bồ Đề Đạt Ma cũng là vị Sơ Tổ của Thiền tông Trung hoa cho đến Lục Tổ Huệ Năng (836- 712) như một lối tùy duyên quốc tế hóa dòng thiền Phật giáo đến với nhân loại. Việc truyền Y Bát chấm dứt đến đây nhưng mạch nguồn thiền Phật giáo vẫn cứ tuôn chảy rộng khắp Trung hoa. Dòng thiền phía Bắc của Ngài Thần Tú gọi là Tiệm tu không phân nhánh. Dòng thiền phía Nam của Ngài Huệ Năng gọi là Đốn ngộ đến đời thứ năm phân thành 7 nhánh. Trong đó nhánh thiền tông Lâm Tế có Ngài Nghĩa Huyền được xem là người truyền lửa cho thiền phái này năm 854 sát bờ sông Hồ Đà (Trung quốc). Tôn chỉ của thiền phái Lâm Tế mang tư tưởng: “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” (Không lập cước trên văn tự ngôn ngữ, truyền ngoài giáo điển, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật)

Nói theo cách riêng: năm 1695, chiếu theo lời thỉnh cầu của Chúa Nguyễn Phúc Chu, mười vị sư từ Trung hoa theo thuyền buôn cập cảng Hội An rồi ra Huế yết kiến Chúa và phát triển dòng thiền Lâm Tế. Được sự ấn chứng của Hòa thượng Tử Dung chùa Từ Đàm, Tổ Liễu Quán (1667- 1743) trở thành truyền nhân đời thứ 35 của dòng thiền này. Xét về hành trạng sinh tử đời người, chúng ta nhận thấy Tổ Liễu Quán ý thức rõ và làm chủ được vận mạng bản thân cho đến hơi thở cuối giữa cõi Ta bà này. Ngài sinh năm Đinh Mùi 1667 và chủ động thu thần viên tịch cũng đúng giờ Mùi năm 1743 như một vòng luân hồi mà Ngài đã đốn ngộ thông qua Pháp kệ để lại như sau:

Đường lớn thực tại/Biển thể tính trong.

Nguồn tâm thấm khắp/Gốc đức vun trồng.

Giới định phước huệ/Thể dụng viên thông.

Quả trí siêu việt/Hiểu thấu nên công.

Truyền giữ lý mầu/Tuyên dương chính tông.

Hành giải song song/Đạt ngộ chân không.

(Thiền sư Nhất Hạnh dịch)

Theo tôi biết, dòng thiền Lâm Tế nguyên sơ tại Trung hoa thể hiện sự đốn ngộ qua hét bằng âm thanh, đánh bằng gậy và thực hành công án. Khán thoại thiền của Đại Huệ (1089- 1163) là một trong ba phương pháp thiền của dòng Lâm Tế có sức ảnh hưởng khá lớn tại Việt nam. Chính Ngài Tử Dung đã truyền lại cho Tổ Liễu Quán phương pháp Khán thoại thiền này. Ngài Tử Dung khai thoại cho Tổ Liễu Quán như sau ”Vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ”. Sau bảy năm trời quán chiếu trên ba phương diện: Văn - Tư - Tu, tinh tấn miên mật lắng nghe, quan sát. Trước tiên, Tổ đã quán triệt được tiền trần, bỏ luôn quán trí và cuối cùng diệt hết đế lý. Tổ đã quán chuyển được cái nghe, cái nhìn bên ngoài đến cái nghe, cái nhìn bên trong tới khi chúng triệt tiêu lẫn nhau. Nói cách khác: sau khi đọc “Truyền đăng lục” đến câu: "Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ", Tổ thoạt nhiên tự ngộ. Ít nhất, Tổ Liễu Quán đạt được nhĩ căn và nhãn căn viên thông. Đó là diệu nhân để tác thành ra lưỡng quả thù thắng: 

Thứ nhất, Tổ Liễu Quán đã hòa khớp được vào đại nguyện Từ bi cứu độ của Phật đà mười phương đối với tất cả chúng sanh trong Lục đạo. 

Thứ hai, Tổ Liễu Quán đã khế hợp được sự phò trợ bảo vệ của Đại Bồ tát, Đại Hộ pháp mười phương trên bước đường xiển dương Chánh pháp. 

Chính vì lẽ đó theo tôi: Thiền Liễu Quán như một mạch nước Từ bi Tam muội của Phật pháp miên mật tuôn chảy ra biển lớn giải thoát từ nguồn căn Trí tuệ Bát nhã vốn thuần thiện, trác tuyệt và vô nhiễm.

Chân dung Tổ sư Liễu Quán (1670-1742)

Chân dung Tổ sư Liễu Quán (1670-1742)

Khi dòng thiền này đến Việt nam nó được Ngài Liễu Quán tiếp thu có tính kế thừa chọn lọc, hòa nhập một cách thiết thực vào đời sống cư dân tạo nên một dòng thiền Liễu Quán mang đầy đủ bản sắc Việt. Thiền- Tịnh- Mật tam đồng hành tạo một thế chân vạt cho dòng thiền Liễu Quán tồn tại mãi cùng thời gian, cùng sự hưng trầm của dân tộc Việt. Trải qua một trăm năm đô hộ của thực dân Pháp mà trong đó đạo Phật gần như bị truy bức. Cùng chung nghịch vận đó, dòng thiền Liễu Quán buộc phải thoái bộ giữ vai trò hộ pháp, dùng nhu nhẫn Ba la mật đế chế ngự nạn cương sát giữa thời đại trầm kha của toàn dân tộc Việt. 

Đặc biệt, năm 1963 truyền nhân dòng thiền Liễu Quán có Hòa thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân. Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức không cháy ở nhiệt độ cao nhất 4000c và trở thành biểu tượng của từ ái Kim cang tâm soi sáng bình an cho nhân loại. 

Nương theo khung hình Thiền - Tịnh - Mật của dòng thiền Liễu Quán, tôi đã áp dụng cho mình lối tu thiền Song thân miên mật trong từng hơi thở kết hợp từng cử chỉ mà vẫn bất biến theo nẻo Trung đạo. Cụ thể, hành trình hơi thở đạt mức Định - Tĩnh - An phải tuân thủ một cách liên tục theo ba bước sau: 

Bước 1: Khi hít không khí vào, ta thầm niệm: “Nam mô Vô lượng quang A Di Đà Phật - Ba”.

Bước 2: Đưa dưỡng khí vào bụng mà cụ thể là huyệt Đan điền (dưới rốn) rồi ta vừa giữ nó lại vừa thầm niệm: “Nam mô Tiêu tai Diên thọ Dược Sư Phật - Mẹ”.

Thực tế, trong thời gian ngưng thở trên bằng một niệm đủ để dưỡng khí được hấp thụ vào cơ thể giúp máu huyết lưu thông một cách tốt nhất. 

Bước 3: Từ từ vừa thở ra vừa thầm niệm: “Om Vajrapani Hum - Tiêu trừ ác nghiệp thân khẩu ý”. 

Theo tôi, hãy quán chiếu từng hơi thở song song với hành trì Niệm Phật như trên kết hợp với thần chú Kim Cang Thủ (Om Vajrapani Hum) theo ba bước như đã trình bày thực sự giúp hành giả đốn ngộ ngay trong kiếp hiện tại này. Tiến trình bốn bước của Niệm Phật bằng trì danh (tên Phật)- quán tướng (cha-mẹ) - quán tưởng (Tiêu tai - Diên thọ cùng vô lượng quang của Phật) và thực tướng (thường - lạc - ngã - tịnh) của bản thân nhờ vào tha lực hộ trì của chư Phật A Di Đà và Dược Sư. Đồng thời thần chú Kim Cang Thủ sẽ hổ trợ một cách tích cực nhất cho hành giả trừ buông tà niệm, vững bước men theo Chánh đạo hướng tới cuộc sống an yên ngay trong hiện kiếp.

Sau cùng, trong hành trình tiếp cận Phật giáo, tôi nhận thấy sự hình thành của thiền phái Liễu Quán là thiết yếu cho Chánh pháp Như lai và là nền tảng thiết yếu cho thiền Song thân của cá nhân tôi. Nó tưới mát đạo vị Bát Nhã không chỉ cho dãi đất miền Trung vốn khắc nghiệt này mà còn đóng góp không nhỏ cho sự hưng thịnh và bền vững của nền văn hóa Việt vốn đậm đà bản sắc riêng.

Cuối cùng, tôi xin lấy bài thơ sau như thay cho lời kết của tiểu phẩm này cũng là lời răn huấn bản thân luôn hướng thiện một cách bất thối chuyển chính từ địa ngục khổ sầu của lạm-hận-dại: 

Gục đầu

Ta sinh lạm gục đầu bên cửa lợi 

Ngẩng cổ lên mộng vỡ lỡ ưu sầu 

Ta thôi lạm tỉnh người bên Tứ nhiếp

Tấn bước miên Trung đạo Phật soi đường.

Ta ôm hận gục đầu bên chai rượu

Ngẩng cổ lên trời hỡi thập niên rồi

Ta thôi hận lắng lòng bên Trí Dũng 

Trọn Từ tâm nương Lục độ tri hành.

Ta ấp dại gục đầu bên chén tửu

Ngẩng cổ lên Tình hỡi phải theo chồng

Ta thôi dại thân tâm Thiền Tịnh Mật

Vẹn mỗi giây niệm Phật pháp môn đầu!

(Trích từ Chùm thơ Tùy duyên – NĐM)

Thế lại – Huế, Mãn Hạ Giáp Thìn (2024)

Cẩn ghi

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự an lạc thanh tịnh của bậc đã đoạn tận lậu hoặc

Góc nhìn Phật tử 09:49 21/09/2024

Đức Phật luôn duy trì cuộc sống du phương trong suốt cuộc đời hành đạo của Ngài. Với cách giảng dạy này, người nghe, người học sẽ tiếp thu tốt hơn, hiểu pháp nhanh hơn và thực hành đạt kết quả hơn qua sự tiếp xúc trực tiếp với Ngài.

Nhờ niệm Phật đoàn người thoát nạn

Góc nhìn Phật tử 09:33 21/09/2024

Ngày xưa có đoàn người buôn bán/ Vào biển tìm đẳng bảo, trân châu/ Sá gì bão tố, nông sâu/ Thuyền bơi trong mộng sang giàu lênh đênh

Hoa sen trong đời sống Phật tử: Thanh tịnh giữa đời thường

Góc nhìn Phật tử 14:28 20/09/2024

Trong cuộc sống hàng ngày của người Phật tử, hình ảnh hoa sen luôn gắn liền với tâm hồn và con đường tu tập. Hoa sen không chỉ đẹp mà còn chứa đựng rất nhiều ý nghĩa sâu sắc, giống như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng về cách sống và tu dưỡng.

Kệ Quan Thế Âm

Góc nhìn Phật tử 14:02 20/09/2024

Quán Thế Âm Bồ Tát có rất nhiều nhân duyên với chúng sanh trong cõi Ta Bà này. Ngài lại đủ oai thần và phương tiện để cứu khổ, ban từ, ban bi cho muôn loài.

Xem thêm