Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 25/03/2022, 13:56 PM

“Tứ y” là gì?

Trong Phật học chúng ta có bốn nguyên tắc để căn cứ gọi là tứ y...

1. Y liễu nghĩa kinh bất y bất liễu nghĩa kinh:

Chỉ căn cứ vào kinh liễu nghĩa và không căn cứ vào kinh không liễu nghĩa.

Chúng ta có thể dùng kinh bất liễu nhưng đừng nên cho nó là kinh liễu nghĩa.

2. Y pháp bất y nhân:

Căn cứ vào pháp, đừng nên căn cứ vào người.

Đôi khi có một người tuy đã là giáo thọ nhưng sự thực tập của vị ấy không biểu lộ được Pháp một cách hoàn mỹ.

Có thể vị ấy giảng về uy nghi rất hay nhưng chính vị ấy lại thực tập uy nghi chưa hay gì mấy, thậm chí vị ấy còn hơi khó chịu, nhưng vì vị ấy nắm vững được giáo lý nên mình phải chịu khó nhẫn nại để học cho được giáo pháp mà vị ấy đang có.

Nương vào pháp mà đừng nương vào người, nếu chê người thì mình sẽ mất pháp.

Khi giảng về “y pháp bất y nhân” các Tổ dùng một hình ảnh rất vui: Trong một thùng rác có một viên ngọc. Nếu muốn có viên ngọc thì mình phải chịu, thọc hai bàn tay vào thùng rác bẩn để lấy viên ngọc ra.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Hồi còn là sa di tôi đã được học y pháp mà không y nhân, y vào kinh liễu nghĩa mà không y vào những kinh bất liễu nghĩa.

3. Y nghĩa bất y ngữ:

Nương vào nghĩa lý của kinh mà đừng bị kẹt vào danh từ.

Phải nghe và hiểu được ý nghĩa tiềm tàng trong lời nói.

4. Y trí bất y thức:

Thức là nhận thức, là tâm thức của mình.

Tâm thức đó có thể bị màn phiền não vô minh che lấp nên nó không thật trong sáng.

Khi đã lấy đi được sự giận hờn, si mê, ganh tị thì mình có trí, mình sáng suốt hơn nhiều.

Học hay nghiên cứu kinh bằng tâm thức còn mang nặng đam mê, giận hờn thì sẽ không đạt được.

Vì vậy trong khi học kinh chúng ta phải dùng trí nhiều hơn dùng thức.

Đó là bốn nguyên tắc nương tựa trong khi học kinh gọi là tứ y.

Chúng ta đã nghe nói về phương pháp học hỏi, nghiên cứu.

Người đời gọi là phương pháp học.

Nắm vững được phương pháp chúng ta mới có thể đi sâu và đi xa.

                                                  Trích trong : Giảng Kinh Rong Chơi Trời Phương Ngoại

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đủ phước đức mới thành tựu được hai phương diện “thân vui, tâm cũng vui”

Kiến thức 17:00 01/05/2024

Sống ở đời, hạnh phúc nhất là thân khỏe và tâm an, vật chất và tinh thần đều sung mãn. Nói theo Thế Tôn là “thân vui, tâm cũng vui”, đời sống vật cãhất đầy đủ, thân thể khỏe mạnh đồng thời đời sống tinh thần hiện tại an vui, tâm không còn phiền no, vượt thoát các ác đạo.

Ngủ an lạc, thức an lạc, không ác mộng, được mọi người thương mến

Kiến thức 12:21 01/05/2024

Trong tự nhiên, nước là chất lỏng mềm ướt, vậy mà nước dưới áp lực cao có thể cắt đứt mọi thứ. Nước còn khắc chế được hỏa hoạn, dập tắt lửa dù nó có hung bạo tới đâu.

Phép cầu an đích thực

Kiến thức 11:55 01/05/2024

Đức Phật không thể ban phát cho chúng sanh sự an lành, hạnh phúc, nếu Ngài có thể ''ban cho'' thì chúng sanh trong cõi đời này không một ai khổ cả. Vì thế, là Phật tử hãy biết tự cầu an bằng cách sinh hoạt điều độ, có khoa học.

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (II)

Kiến thức 18:33 30/04/2024

Con người cần nên học theo phương pháp “bắt mạch và trị bệnh” của Phật Dược Sư, không phải là học theo cách lễ Phật Dược Sư như thế nào.

Xem thêm