Tuỳ bút: Chong chóng và gió
Bạn hãy ngắm nhìn những dây chong chóng đủ sắc màu được giăng rợp giữa sân một ngôi chùa. Ngắm nhìn. Chiêm nghiệm.
Có khi nào bạn chợt nghĩ ra cuộc đời mình chẳng khác gì một chiếc chong chóng trong muôn trùng chong chóng không?
Gió thổi tứ bề. Gió thổi tám phương. Gió đến nhẹ thì xoay lòng vòng. Gió quá mạnh thì quay vù vù đến... chóng mặt. Gió liên tu thì xoay vèo vèo không ngơi nghỉ. Gió lặng thì chong chóng cũng lặng im. Gió đứng thì chong chóng cũng không nhúc nhích.
Đôi khi gió vẫn còn đến, vẫn lay động mọi vật, nhưng có những chiếc chong chóng mỏng manh yếu ớt vẫn không bị rung chuyển cục cựa nhờ nương tựa núp sau bóng chở che của bậc tuệ giác từ bi...
Vậy cho nên, chong chóng và gió giao duyên với nhau, hoà vào nhau để thành...
Thơ:
CUNG NGHINH
Gió qua chánh điện tượng ngồi
Hồn thơ lữ khách bồi hồi nhịp thanh
Đá cười hoa nở lá xanh
Hòa cùng chuông gió cung nghinh Phật về...
GIÓ THOẢNG
Nhẹ hơn cơn gió thoảng chiều
Tình yêu đất, dốc hiểm nghèo, ai qua
Hót nghe như tiếng sơn ca
Bên đập đồng cháy mái nhà rưng rưng.
VỰC LÊN
Lao đao chấp chới giữa đời
Tám ngọn gió chướng tơi bời cánh chim
Vũng lầy. Hầm hố. Chông chênh.
Vòng tay từ ái vực lên bầu trời!
GIÓ VỜN
Bình minh mưa mát đất cằn
Hạt khô bung nẩy chồi vàng đón vui
Gió vờn giỡn cợt lả lơi
Nắng lên đất nín, chồi ngồi hoang mang.
CHUYỂN DỜI
Ngoài kia nắng lửa chói loà
Tám ngọn gió chướng sa bà giằng lôi
Vào từng bước khẽ thảnh thơi
Chập chùng cảnh giới chuyển dời rỗng không.
GIÓ MÁT
Tình tơ theo vết chim trời
Chuồn chuồn đạp nước nhớ người thoáng ngang
Đọng tình trên đỉnh phù vân
Một cơn gió lẻ mát tràn tuổi thơ.
LUỒNG GIÓ
Cơn giông sấm giật mây mù
Những luồn gió thốc về từ phương nao?
Chuông còn reo tiếng lao xao
Gió còn lùa lách qua rào nhân duyên.
GIÓ LỘNG
Về đây, tôi đã quay về
Ngàn sau ngàn trước lặng nghe tâm cười
Buông rời tìm phút thảnh thơi
Mặc đời gió lộng, mặc người trá gian.
TRẦM THĂNG
Trầm thăng những bước giữa đời
Tám ngọn gió thổi đứng ngồi đón đưa
Khóc cười sướng khổ bán mua
Một ngày mưa tạnh cũng vừa nắng lên!
GIÓ ĐÔNG
Một ngày chờ đợi gió đông
Mà trời đứng gió, gió lồng đâu đâu
Đang cơn ngáp gió ưu sầu
Chợt nghe tình đến chiếc cầu đòng đưa.
GIÓ TRẦN
Bôn ba cho lắm cũng về
Câu kinh gẫm sáng,Câu thề nhớ trưa
Bóng còn chạy trốn giông mưa
Gió trần tám ngọn vẫn chưa nghỉ ngừng.
GIÓ HIU HIU
Hiu hiu ngàn gió hương đưa
Sớm mai hốt nắng, ban trưa nhốt hòm
Chiều chơi với bóng lom khom
Đêm về bẻ khóa hương nồng nàn hương.
TÂM ĐĂNG
Vẫn ngọn đèn thắp khiêm cung
Nắng sương lay lắt bão bùng ngả nghiêng
Gió rung danh lợi, kim tiền
Bùng lên sám nguyện kinh thiền ngân nga...
ĐẾN RỒI ĐI
Không mời mà đến rồi đi
Như cơn gió thoảng, như mây giang hồ
Đũa đôi vồn vã, hững hờ
Rượu khan cơm sống đợi chờ chín duyên.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Truyện ngắn: Điều hạnh phúc nhất
Góc nhìn Phật tử 13:50 14/11/2024Bé Sony đã ngủ từ lâu. Nằm trên giường, môi con mím lại, chúm chím, trông đáng yêu vô cùng.
Mẹ là chính một kỳ quan
Góc nhìn Phật tử 16:30 13/11/2024Mẹ là vằng vặc trăng rằm/ Cho con ánh sáng soi thềm bóng đêm/ Mẹ là điểm tựa trước đèn/ Cho con tỉnh giấc ngủ quên giữa đường...
Tu tập đúng mang lại sự cân bằng và hài hòa cho gia đình
Góc nhìn Phật tử 11:20 13/11/2024Sự tu tập đòi hỏi một trái tim sâu sắc và ý thức nhạy bén để hiểu rõ về cân bằng giữa gia đình và phụng sự. Sự cân bằng này sẽ giúp người chồng và người vợ cảm nhận được sự liên kết mạnh mẽ giữa việc phục vụ xã hội và hạnh phúc gia đình.
Nhàn hạ đích thực
Góc nhìn Phật tử 20:08 12/11/2024Trong một buổi chiều mùa thu yên ả, khi ánh mặt trời dịu dàng rải xuống từng tia nắng ấm, tôi ngồi dưới bóng cây bồ đề trong sân chùa, lặng lẽ quan sát những chiếc lá rụng lác đác trên mặt đất.
Xem thêm