Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Vị hòa thượng và chiếc phong bì

Ngày nay, quý sư không đi khất thực nữa mà ở yên nơi chùa, tu viện của mình để tu hành. Rõ ràng nhà chùa cũng cần tiền để mua thức ăn, trả tiền điện, nước,... nhưng chuyện nhận tiền của các vị tu hành như vậy tôi cứ thấy hình như chưa ổn. Người tu tập luôn nhắc nhau sống thiểu dục tri túc với các nhu cầu tối thiểu. Chúng ta nhắc nhau thực hành bố thí, không mưu cầu, không dồn chứa, giảm tích lũy, như lời Phật dạy.

Chúng tôi tham dự 1 khóa thiền 10 ngày do Sư Nguyên Tuệ hướng dẫn. Kết thúc khóa tu, chúng tôi, những phật tử của khóa tu bảo nhau, người ít kẻ nhiều góp chút tiền mọn với lòng thành cúng dường sư.

Chúng tôi thành tâm, thành kính bạch với sư để sư nhận. Đầu tiên sư không nhận. Sau đó sư quyết định nhận phong bì tiền cúng dường này. Nhận xong sư trao lại cho chúng tôi và nói rằng sư tặng lại cho đạo tràng để sinh hoạt. Sư Nguyên Tuệ nói rằng sư xuất gia rồi, có cần tiền làm gì đâu. Tất cả chúng tôi đều bất ngờ.

Có một lần chúng tôi mời 1 nhà sư đến nhà sách Thái Hà nói chuyện về Phật pháp. Nói chuyện xong, chúng tôi cũng có 1 chút tiền đựng trong một phong bì cúng dường cho sư. Tuy nhiên nhà sư từ chối. Sư nhất định từ chối. Bạch thưa thế nào cũng không được. Sư không nhận tiền. 
 
Hôm kia, em Duy mời tôi đến nhà. Có một nhà sư từ trong miền Nam ra và sư có một khoảng thời gian để tôi và các phật tử tại gia đến trình pháp và tham vấn. Tôi ngừng mọi công việc và đến nơi. Chúng tôi ngồi từ đầu giờ chiều đến đêm. Hôm sau lại từ chiều đến tối. Tôi ngộ ra được rất nhiều. Trong thâm tâm tôi rất muốn cúng dường chút tiền. Tôi hỏi Duy. Duy bảo rằng không được đâu, các sư không nhận tiền. Thế là tôi tìm cách để cúng dường cho sư qua thị giả.

Tôi nhớ như in rằng sư Pháp Vũ ngủ trong phòng thờ Phật của nhà Duy trên một chiếc nệm mỏng như 1 tầm bìa các tông, rộng chừng 80cm, trải ngay dưới sàn nhà. Vô cùng giản dị và gần gũi. Vô cùng đơn giản đến mức tôi cũng cảm thấy ái ngại. Nhưng sư rất an lạc và thoải mái.

3 câu chuyện trong hàng chục câu chuyện có thật, đó là điều khiến chúng tôi trân trọng các nhà sư vô cùng. Quý sư sống rất thanh  đạm và thực sự là thiểu dục tri túc và nhất là không nhận phong bì. Các sư là tấm gương lớn cho tôi và các bạn đồng tu cùng học theo và thực hành. Nhiều khi nghĩ lại thấy xấu hổ về các hành động còn kém cỏi của mình. Và như vậy lại càng nỗ lực tu tiếp.

Tôi nhớ về 2 lần mình đã xuất gia gieo duyên. Khi xuất gia chúng tôi thay vì giữ 5 giới của cư sĩ, có giữ thêm 5 giới nữa là: Không sử dụng mỹ phẩm và đồ trang sức; Không ca hát, xem ca nhạc, không vướng mắc vào các lối tiêu khiển trần tục; Không ngồi nằm giường cao rộng lớn, không sống cuộc sống vật chất sang trọng xa hoa; Không ăn phi thời; Không nắm giữ và tích lũy tiền bạc và của cải. Đại khái là như vậy. Tôi không nhớ rõ câu chữ. Trong thời gian xuất gia gieo duyên chúng tôi thực hành khá miên mật và thấy rất tuyệt vời.

Tôi nhớ nằm lòng 3 từ: Giới, Định, Tuệ, trong đó giới là đầu tiên. Tôi luôn tự nhắc mình rằng cần lấy giới luật làm đầu, rằng đầu tiên phải lo giữ giới. Là cư sĩ thì nên giữ 5 giới. Ngoài ra tôi nhớ đến 10 giới mà mình đã từng thực tập trong 2 lần xuất gia gieo duyên để nhắc mình thực tập được phần nào hay phần đó, dù không trọn vẹn mười phần.

Tuy nhiên, mới năm ngoái tôi có may mắn tham dự một lễ lớn với sự có mặt của các vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, tăng ni và nhiều cư sĩ tu tập nghiêm túc. Buổi lễ long trọng và ý nghĩa. Tuy nhiên, cuối buổi tôi thấy một vị Đại đức mang phong bì đi cúng dường cho các Hòa thượng và các Hòa thượng nhận một cách ngon lành. Tôi phải dụi mắt nhiều lần xem mình có nhìn nhầm không. Khi tôi viết lên những dòng này, tôi cũng xin thành tâm sám hối trước Tam Bảo rằng có thể nhìn nhầm. Tuy nhiên hầu như chắc chắn rằng đó là những phong bì có tiền bên trong.
 
Chuyện nhìn thấy vị Hòa thượng nhận phong bì cứ ám ảnh tôi. Tại sao giới thứ 10 là không nắm giữ sanh tượng, không nhận tiền bạc mà Hòa thượng vẫn nhận phong bì. Tại gia còn lo cho gia đình, con cái, còn tham lam thì nhận tiền chứ xuất gia rồi vẫn cần tiền ư. Quý thầy trẻ thì còn có thể nhưng quý Hòa thượng sao lại nhận phong bì?

Hơn nữa, phong bì đó lại không do các phật tử đến cúng dường mà là do 1 vị Đại đức đến cúng. Hơn nữa vị Hòa thượng nhận một cách bình thản, giữa ban ngày, trong 1 hội trường lớn, rất đông người tham dự.

Một chi tiết nữa làm tôi bất ngờ rằng cách mà vị Đại đức kia cúng dường cho các Hòa thượng không cung kính, không lễ lạy thành tâm mà như một người thường đi phát phong bì trong các hội nghị ở ngoài xã hội. Nhưng đó là sự thật.

Nhận tiền, vàng, của cải là tăng trưởng tham tâm, trở ngại và thậm chí có thể phế bỏ đạo nghiệp. Bố thí là hạnh mà chúng ta đang thực tập mỗi ngày. Thời Phật tại thế, quý sư đều đi khất thực, không có nhà bếp. Quý sư chỉ đi xin ăn đủ sức qua ngày để tu tập. Ăn gì không quan trọng, miễn là nuôi được tấm thân ngũ uẩn này và dành thời gian hành thiền, tu tập để giác ngộ giải thoát.

Tôi nghĩ, giới thứ 10 ngăn chúng ta không nhận tiền, vàng bởi nắm giữ vật chất làm mất đi sự thanh bạch, làm khó khăn cho việc tu tập. Tại gia thì chúng ta hạn chế dùng tiền bạc và vật chất, chi tiêu hợp lý, tăng cường giúp đỡ người nghèo khó.

Ngày nay, quý sư ở Việt Nam không đi khất thực nữa mà ở yên nơi chùa, tu viện của mình để tu hành. Rõ ràng nhà chùa cũng cần tiền để mua thức ăn, trả tiền điện, nước,... nhưng chuyện nhận tiền như cách vị Hòa thượng nhận như thế, hình như chưa ổn. Người tu tập chúng ta luôn nhắc nhau sống thiểu dục tri túc với các nhu cầu tối thiểu. Chúng ta nhắc nhau thực hành bố thí, không mưu cầu, không dồn chứa, giảm tích lũy, như lời Phật dạy.

Tôi cứ ngẫm đến 10 giới của sa di và rồi không dám tìm hiểu hay đọc về 248 hay 350 giới của quý sư nữa. Mình 5 giới giữ chưa trọn thì làm sau nghĩ đến cái quá cao, đọc mà làm gì chỉ thêm vọng tưởng và kiến thức để ngăn cản việc tu tập của mình. Tôi thật sự trân trọng những quý phật tử giữ giới tốt. Tâm tôi bị tổn thương nhẹ khi trực tiếp nhìn thấy vị Hòa thượng nhận phong bì. Nhưng rồi tâm lại quay về về những vị sư còn rất trẻ mà tôi may mắn gặp trong đời sống rất giản dị, mà gần đây nhất là sư Pháp Vũ. Mới hôm kia. Ở nhà em Duy.

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đừng lo cái không đáng lo

Phật giáo thường thức 13:15 19/05/2024

Theo tuệ giác Thế Tôn, người lo lắng những việc không đáng lo lắng và không lo lắng những việc đáng lo lắng là nguyên nhân khiến cho các lậu hoặc tăng trưởng và ngược lại chỉ lo những điều đáng lo, còn lại phải xả buông thì thân tâm được an tịnh, thảnh thơi.

Điều kiện để được công nhận là tu sĩ Phật giáo

Phật giáo thường thức 13:02 19/05/2024

Mấy ngày gần đây, nhiều bạn đọc, Phật tử liên tục gửi câu hỏi về Cổng thông tin PGVN đề nghị giải đáp về những điều kiện để được công nhận là tu sĩ Phật giáo, hay 'tu sĩ Phật giáo' là gì. Đây cũng là câu hỏi có lượng tìm kiếm rất lớn trên Google.

Niềm vui của người tại gia và xuất gia

Phật giáo thường thức 11:40 19/05/2024

Đức Phật dạy người tại gia vì tự do mà được khoái lạc, an vui và người xuất gia vì không tự do mà được hoan hỷ, an lạc.

Ý nghĩa của tuyên ngôn “Duy ngã độc tôn”

Phật giáo thường thức 09:30 19/05/2024

Hỏi: Nhân mùa Phật đản, chúng tôi đến các chùa chiêm bái lễ đài đều gặp câu “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” nhưng khi hỏi về ý nghiã thì được các Thầy và Phật tử trả lời khác nhau. Vậy xin cho biết nguồn gốc và ý nghĩa của lời dạy trên?

Xem thêm